Hà Nội: Quy định 7 khoản cấm thu trong năm học mới
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi tới các Sở, ngành liên quan về thực hiện việc thu chi đầu năm học 2019- 2020. Theo đó, nghiêm cấm Hội Cha mẹ học sinh thu 7 khoản dưới đây.
Nội dung trên trong văn bản số 1772/UBND-KGVX về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực GD-ĐT do ông Ngô Văn Quý, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa kí.
Cụ thể, lãnh đạo TP Hà Nội nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài qui định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban.
Phụ huynh tố các khoản thu sai ở Trường tiểu học Sơn Đồng, Hà Nội. (Ảnh: Mỹ Hà).
7 khoản tiền các nhà trường không được phép thu của phụ huynh gồm:
- Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường;
- Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
Video đang HOT
- Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
- Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
- Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;
- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Vấn đề lạm thu là câu chuyện gây bức xúc lớn cho phụ huynh học sinh.
Chẳng hạn năm 2018, một trường làng ở ngoại thành Hà Nội có khoản thu “khủng” đến 8 triệu đồng. Sự việc khiến Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu làm rõ và nghiêm cấm thu ngoài quy định.
Nhiều trường khác cũng gây bức xúc cho phụ huynh vì một số khoản thu không đúng.
Do đó, trong văn bản trên đây, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở GD trên địa bàn, xủ lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở GD và cơ quan quản lý GD trên địa bàn nếu xảy ra tình trạng lạm thu.
M. Hà
Theo Dân trí
Vụ giáo viên, học sinh bị đâm: Trách nhiệm nhà trường phải đảm bảo an toàn
Ngày 6/5, đại diện Bộ GD&ĐT đã đến thăm hỏi, động viên giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đồng Chương (huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) - nơi vừa xảy ra sự việc một đối tượng đột nhập vào trường học tấn công giáo viên và học sinh khiến một học sinh thiệt mạng.
Báo cáo về sự việc, ông Lê Thiên Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Lương cho biết, vào ngày 3/5, đối tượng Đỗ Mãnh Chiểu Minh đã đột nhập vào trường, dùng dao tấn công 5 học sinh, cô giáo Trần Thị Thanh lao vào ngăn cản đã bị đâm vào tay.
Do vết thương quá nặng, em Lê Hữu Phước, học sinh lớp 5A đã mất trên đường đi cấp cứu. 4 học sinh là Phạm Đức Huynh (lớp 4A), Lê Văn Đông (lớp 5B), Lê Minh Triệu (lớp 4A), Lê Thị Diệp (lớp 3B) và cô Trần Thị Thanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A bị thương đã được các bác sĩ cứu chữa kịp thời.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã phối hợp với chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh thông tin về sự việc để ổn định tâm lý học sinh, giáo viên.
Tới ngày 6/5, mọi hoạt động của trường đã trở lại bình thường. Đã có 392/398 học sinh đến lớp. Chỉ còn 6 học sinh vắng mặt gồm 4 học sinh đang điều trị tại bệnh viện và 2 học sinh bị ốm. Cô giáo Trần Thị Thanh đã xuất viện và trở lại dạy học.
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) thăm học sinh bị đâm
Gửi lời thăm hỏi, động viên của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tới giáo viên và học sinh nhà trường, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) chia sẻ, đây là sự việc nghiêm trọng, đau lòng và gây ra mất mát lớn.
Ông Linh mong rằng, thầy và trò Trường Tiểu học Đồng Chương sẽ sớm ổn định tâm lý để tổ chức dạy và học tốt, đặc biệt trong thời điểm năm học sắp kết thúc. Qua sự việc lần này cần nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc, đưa ra các giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong các trường học.
"Mấu chốt là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh. Trong đó, trách nhiệm của nhà trường là phải rà soát các điều kiện an toàn và có biện pháp khắc phục trong điều kiện có thể thực hiện" - ông Linh nói.
Đối với chính quyền địa phương, ông Linh đề nghị cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho trường học, nhất là những hạng mục như cổng trường, tường rào bảo vệ.
Ông Bùi Văn Linh cho biết, Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập đã quy định rõ vị trí nhân viên hành chính trường học, trong đó có cả bảo vệ và nhân viên y tế học đường.
Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn bất cập, bảo vệ nhà trường hầu hết là hợp đồng, chưa được tập huấn nghiệp vụ, do đó khó có thể ứng phó với những tình huống bất ngờ như sự việc vừa qua. "Đây là vấn đề cần được quan tâm khắc phục trong thời gian tới, đảm bảo chuyên nghiệp hóa đội ngũ bảo vệ trong trường học, có chế độ tốt hơn cho đội ngũ này để họ yên tâm công tác" - Ông Linh nói.
Qua đây, ông Linh cũng đề nghị nhà trường tăng cường quán triệt các giải pháp bảo đảm an toàn trường học, xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường theo tinh thần Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Thông tư 06 của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong trưởng học.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình em Lê Hữu Phước - học sinh thiệt mạng; thăm hỏi cô giáo Trần Thị Thanh và tới thăm 4 em học sinh bị thương đang điều trị tại bệnh viện.
Minh Thu
Theo Dân trí
Tuần lễ chống bắt nạt Hàng năm, tại vùng Flanders (nói tiếng Hà Lan, thuộc Bỉ) đều tổ chức Tuần lễ chống bắt nạt từ 22-2 đến 1-3. Không chỉ trường học mà các hội cha mẹ học sinh, tổ chức thanh thiếu niên, câu lạc bộ thể thao, cơ quan truyền thông... cũng vào cuộc. Ảnh minh họa Trong Tuần lễ chống bắt nạt 2019, các con...