Hà Nội quy định 7 khoản ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu
GDVN- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi năm học 2022-2023.
Theo đó, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo Quyết định 51/2013/QĐ- UBND ngày 22/11/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND.
Các cơ sở giáo dục phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn. Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành.
Các cơ sở giáo dục lưu ý, ngoài nội dung các khoản thu tại Điều 3 đến Điều 12 của quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND, các cơ sở giáo dục công lập không được thu bất kỳ các khoản thu nào khác. Đối với khoản thu từ sử dụng tài sản công vào việc cho thuê, liên doanh liên kết khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án theo quy định, các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc nộp toàn bộ số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước.
Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thực hiện công khai các khoản thu khác theo quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT, gồm: Công khai các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo (đối với cơ sở giáo dục mầm non); công khai các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho cả cấp học (đối với cơ sở giáo dục phổ thông).
Ảnh minh họa: Diệu Anh.
Video đang HOT
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đối với kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Các nhà trường tuyệt đối không được lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định tại thông tư này.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, không được thu 7 khoản gồm: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Văn bản cũng nêu rõ, việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ. Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thống nhất bằng văn bản về mức thu các khoản thu khác của các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc năm học 2022-2023; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện việc giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu trong cùng thời điểm. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục, kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu các khoản trái quy định.
Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi đầu năm học đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; thống nhất bằng văn bản về mức thu các khoản thu khác của các cơ sở giáo dục công lập. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc giãn thời gian thu, không thu gộp nhiều khoản thu trong cùng thời điểm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học; kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu hoặc thu các khoản trái quy định; xử lý nghiêm, kịp thời đối với hiệu trưởng những cơ sở giáo dục thực hiện thu chi không đúng quy định.
Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã công bố số điện thoại đường dây nóng để người học, cha mẹ người học và nhân dân kịp thời phản ánh các vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo năm học 2022-2023.
Nâng cao chất lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và lớp mầm non độc lập
Ngày 21.9 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức Hội thảo 'Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập'.
Báo cáo của Vụ Giáo dục mầm non cho biết, những năm qua, quy mô, mạng lưới trường lớp cấp học mầm non đã không ngừng phát triển, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Trong đó, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mầm non độc lập đóng vai trò không nhỏ trong việc huy động trẻ ra lớp. Đặc biệt, nhóm trẻ với quy mô tối đa 7 trẻ hoạt động theo nhu cầu đặc biệt của cha mẹ trẻ đã tháo gỡ khó khăn cho mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non không đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ đến trường, hỗ trợ rất lớn cho lực lượng lao động cống hiến cho xã hội, gánh vác trách nhiệm cùng xã hội trong việc bảo đảm quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
Tuy nhiên, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc. Đa số nhóm trẻ có quy mô nhỏ dưới 7 trẻ vẫn tổ chức và hoạt động tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, rất khó quản lý và chưa được quan tâm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Ở một số địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi về địa điểm, cơ sở vật chất và đội ngũ nên ảnh hưởng đến công tác quản lý và chất lượng hoạt động.
Cùng với đó, nhân lực quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục chưa bảo đảm, dẫn đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chưa hiệu quả. Các Phòng GD-ĐT chưa cụ thể việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập cũng như việc chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn. Đặc biệt, do dịch bệnh Covid-19 thời gian qua, gây thiệt hại, khó khăn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, hoạt động không ổn định.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh chia sẻ tại hội thảo
Hội thảo đã tập trung vào năm nhóm nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, gồm: Việc thực hiện và ban hành văn bản, chính sách liên quan đến quản lý, tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập; Công tác phối hợp giữa ban ngành, UBND cấp xã và phòng GD-ĐT trong việc thực hiện các thủ tục, quy trình thành lập, cấp phép hoạt động; Các chính sách địa phương nhằm đảm bảo các điều kiện tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập; Công tác hướng dẫn chuyên môn, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non bảo đảm chất lượng; Quản lý, tổ chức hoạt động đối với các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tại các địa bàn có khu công nghiệp.
Theo đại diện Hiệp hội Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam, các địa phương cần tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhất là những cơ sở có quy mô nhỏ hoạt động tốt nhất. Trong đó, phải có các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đề nghị các ban, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập. Ủy ban Nhân dân phường, xã nơi có cơ sở giáo dục mầm non độc lập cần nêu cao vai trò trách nhiệm, quan tâm bồi dưỡng năng lực cho cán bộ được phân công theo dõi, quản lý cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.
Các trường mầm non công lập cũng cần phát huy vai trò đỡ đầu, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở mầm non độc lập. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục bám sát các chính sách hiện hành của Chính phủ, tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành các chính sách địa phương để hỗ trợ các điều kiện bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của hệ thống cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Cùng với đó, các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non cần kịp thời triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngay khi có văn bản hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đặc biệt lưu ý các cơ sở giáo dục mầm non, an toàn và sự phát triển toàn diện cho trẻ phải đặt lên hàng đầu. Muốn như vậy, phải nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của cha mẹ trẻ khi gửi trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập để trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình Giáo dục mầm non, bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hà Nội tạm thời chưa thu học phí năm học mới Trong khi chờ thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí công lập năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các quận huyện tạm thời chưa thu học phí đầu năm học. Các trường công lập tạm thời chưa thực hiện thu học phí cho đến khi có hướng dẫn mới Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản...