Hà Nội: Quận nội đô tăng tốc xây dựng trường chuẩn quốc gia
Quỹ đất chật hẹp khiến nhiều năm Đống Đa là một trong những quận “lõi” nội đô của Hà Nội rơi vào tình trạng đứng ở cuối bảng xếp hạng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia (CQG).
Khu vui chơi khang trang, phong phú thiết bị đồ dùng, đồ chơi của Trường MN Trung Tự.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn quận có gần 70% trường chuẩn do huy động được tối đa các nguồn lực, có kế hoạch, lộ trình… rõ ràng.
Đống Đa có 90 trường và 110 điểm lớp tư thục, trong đó có 62 trường công lập. Trưởng phòng GD&ĐT quận Tạ Ngọc Thắng cho biết: Tính đến hết năm 2020, toàn quận có 44 trường học đạt CQG, trong đó có 43 trường công lập đạt 69,35%. Công tác xây dựng trường CQG cơ bản hoàn thành chỉ tiêu thành phố giao năm 2020: Công nhận lại 9 trường, công nhận mới 5 trường.
Cô Nguyễn Thị Huế – Hiệu trưởng Trường MN Vĩnh Hồ nhìn nhận: Việc xây dựng trường mầm non đạt CQG là mục tiêu đặc biệt quan trọng, nằm trong quy hoạch mạng lưới trường, lớp của quận Đống Đa.
Thực hiện kế hoạch năm 2020 có thêm 2 trường MN công nhận mới, 3 trường công nhận lại, đạt tỷ lệ 55% trường MN đạt CQG, ngành GD-ĐT quận đã tham mưu UBND đẩy nhanh tiến độ với nhiều giải pháp, đưa ra lộ trình cụ thể, có định hướng rõ ràng với từng đơn vị trường học.
Theo cô Huế, trong học kì I vừa qua, bậc học MN đưa ra kế hoạch có 5 trường được công nhận mới, công nhận lại. Theo đó, quận đã đầu tư lớn cho 3 trường công nhận lại: MN Trung Tự, MN Ngã Tư Sở, MN Tuổi Hoa. Hai trường công nhận mới: MN Vĩnh Hồ, MN Sơn Ca.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo ngành Giáo dục quận, để được công nhận đạt CQG với trường MN có nhiều khó khăn như MN Vĩnh Hồ, MN Sơn Ca khi quỹ đất còn hạn chế là sự nỗ lực lớn. Trong đó, khó khăn nhất là Trường MN Vĩnh Hồ có cơ sở vật chất nằm ở tầng 1 của khu tập thể Vĩnh Hồ đã trên 40 năm.
Thấy được những bất cập của 2 trường, cuối năm 2019, quận Đống Đa quyết định đầu tư xây mới 2 trường này tại hai khu đất thuộc phường Thịnh Quang và Hàng Bột.
Tuy nhiên, năm học 2019 – 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hai trường bị chậm tiến độ xây dựng so với dự kiến ban đầu. Song, với những nỗ lực hoàn thành 5 tiêu chí xây dựng trường chuẩn, đến tháng 1/2021, năm trường MN đã nhận Quyết định cấp chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và đạt CQG của Sở GD&ĐT Hà Nội.
“Với 2 trường xây mới là cả một sự bứt phá. Còn với 3 trường công nhận lại là “cuộc cách mạng” từ quá trình xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ sở vật chất đến nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên; đẩy mạnh công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ… Nhờ vậy, cho đến thời điểm này, các nhà trường đều khang trang, sạch đẹp, có nhiều phòng học ứng dụng các phương pháp đổi mới Montessori, STEAM và xây dựng trường học hạnh phúc” – cô Nguyễn Thị Huế cho hay.
Trường mầm non Đại Lâm: Nơi gửi trọn niềm tin của phụ huynh xã Đại Lâm
Nằm trên địa bàn xã Đại Lâm huyện Lạng Giang, Bắc Giang, Trường mầm non Đại Lâm - tiền thân là trường mầm non bán công xã Đại Lâm được thành lập năm 1997.
Bằng sự đoàn kết, nỗ lực vượt khó, nhà trường luôn xác định vị trí, uy tín của mình là chất lượng dạy và học. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, trường đã đạt nhiều thành tích cao trong công tác nuôi dạy và giáo dục trẻ.
Vượt khó vươn lên
Khi mới thành lập, trường chỉ có 7 lớp mẫu giáo được học nhờ các nhà kho và nhà văn hóa của các thôn với 237 cháu trong độ tuổi từ 3-5 tuổi. Trải qua 23 năm,được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ nhiệt tình của quý phụ huynh học sinh, nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc trẻ cũng như điều kiện cơ sở vật chất. Đến nay nhà trường đã có 02 điểm trườngvới các công trình quy mô hiện đại, khang trang sạch đẹp với tổng diện tích 7935m 2 .
Với những sự cố gắng, phấn đấu của đội ngũ nhà trường, nhiều năm liền trường MN Đaị Lâm đạt danh hiệu " Tập thể Lao động tiên tiến ", "Tập thể Lao xuất sắc" , được công nhận Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2015 - 2020; đến tháng 7 năm 2010 trường MN Đại Lâm được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I , và được công nhận chuẩn lại vào năm 2015. Năm 2020, trường được công nhận kiểm định mức độ 3 và Trường đạt chuẩn mức độ 2 . Bên cạnh đó, Trường MN Đại Lâm còn nhận được nhiều bằng khen của UBND, LĐLĐ Tỉnh Bắc Giang, giấy khen của UBND, LĐLĐ huyện và nhiều năm liên tục là Trường học đạt chuẩn văn hoá.
Trường có tổ chức chi bộ Đảng riêng gồm 18 đ/c đảng viên. Trong 5 năm qua chi bộ liên tục đạt "Chi bộ trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ" , Đảng viên trong chi bộ luôn gương mẫu tích cực, là đội quân tiên phong trong các phong trào nhà trường.
Chi bộ giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo, định hướng toàn bộ chiến lược hoạt động của nhà trường. Các tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từng năm học. Công đoàn liên tục đạt vững mạnh, Chi đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc.
Xây dựng môi trường Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thế mạnh của nhà trường đó là đội ngũ CBGV-NV 100% đạt chuẩn, luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị; lấy chất lượng và hiệu quả công tác làm mục tiêu phấn đầu hàng đầu; nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức trách nhiệm trước mọi nhiệm vụ được giao, có đầy đủ kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường luôn đề cao việc xây dựng một môi trường "Sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện " đáp ứng hiệu quả việc tổ chức thực hiện chuyên đề "Xây dựng môi trường g iáo dục Lấy trẻ làm trung tâm" .
Quy mô trường lớp được duy trì và ngày càng phát triển. Tỷ lệ huy động trẻ trong các năm học đều hoàn thành kế hoạch, đảm bảo số trẻ ra lớp. Tỷ lệ chuyên cần của các lớp 5-6 tuổi và các độ tuổi khác luôn duy trì trên 98-99%. Hàng năm tỷ lệ bé ngoan đạt 95% trở lên. Kết quả đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, TCKNXH, thẩm mỹ đều đạt 97% trở lên ở các năm. Từ năm 2012 đến nay, xã Đại Lâm được công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Nhà trường luôn chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới hình thức tổ chức nội dung, phương pháp CSGD trẻ ở các độ tuổi theo hướng tích hợp phù hợp với từng chủ để và nội dung của bài dạy; khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo các bài dạy và trong các hoạt động.
Thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham gia dự giờ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy ở các đơn vi khác trong huyện; tổ chức hội giảng, đặc biệt quan tâm đến chuyên đề phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ; tổ chức thi GVDG cấp trường để nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Hàng năm tỷ lệ GVDG, CSTĐ các cấp đạt trên 50%; nhiều đồng chí liên tục đạt GVDG cấp huyện, cấp tỉnh hay danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Lao động tiên tiến .
Bên cạnh hoàn thành tốt công tác thi đua dạy và học, nhà trường đặc biệt chú trọng triển khai chỉ đạo và thực hiện tốt các phong trào thi đua như: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh " , cuộc vận động " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo " gắn với phong trào thi đua "Mỗi giáo viên giúp đỡ một đồng nghiệp tiến bộ" . P hong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực " gắn với phong trào " Chăm sóc vườn rau sạch cho bé" được thực hiện hiệu quả góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho các bé ở trường và tăng thu nhập cho các tổ chức đoàn thể hoạt động; tổng số kinh phí thu được từ vườn rau hàng năm bình quân là 5 - 9 triệu đồng/năm.
Cô và trò nhà trường tham gia ủng hộ các loại quỹ nhân đạo do cấp trên phát động như: Quỹ đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, bao trơ tre em, mai âm công đoan, phong trào vì người nghèo, tết vi ngươi ngheo...Trong đợt dịch covid 19, nhà trường cũng hỗ trợ 150 bánh xà phòng, 600c khẩu trang, 2 bồn rửa tay, 80 chai nước rửa tay khô...trị giá 27 triệu đồng.
Công tác chăm sóc, giáo dục trẻ luôn được quan tâm hàng đầu. Trẻ đến trường đều được đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần, được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe và giáo dục theo khoa học. Trường phối hợp với ngành y tế trong việc kiểm tra và cấp giấy phép bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sức khoẻ của trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng đạt 100 %.
Xác định giáo dục luôn giữ vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức và giáo dục mầm non chính là nền tảng đầu tiên, tập thể sư phạm trường MN Đại Lâm sẽ quyết tâm phấn đấu hơn nữa trong công tác nuôi dạy và giáo dục trẻ, phát huy những thành tích đã đạt được để ngày một khẳng định chất lượng giáo dục, xứng đáng là nơi các bậc phụ huynh gửi trọn niềm tin.
Cô Ninh Thị Thúy Tưởng - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Những thành tích mà nhà trường đạt được là nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, cùng với đó là tinh thần đoàn kết, phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường. Đặc biệt nhà trường rất trân trọng sự quan tâm, hỗ trợ, đóng góp của các bậc phụ huynh, các cơ quan đoàn thể, các nhà hảo tâm để xây dựng một ngôi trường khang trang, sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng học tập để phục vụ cho con em học sinh.
Thái Nguyên: Không để tiêu cực tồn tại trong môi trường giáo dục Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp phát triển GD-ĐT. Ông Trịnh Việt Hùng thăm các gian trưng bày sản phẩm tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Xung quanh công tác chăm lo, phát triển GD-ĐT, ông...