Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là ‘ẩn số’

Theo dõi VGT trên

Hàng quán được mở sau 21h, phố đi bộ mở lại với hàng nghìn người chen chân, lễ hội khinh khí cầu cũng đông nghẹt người, song Hà Nội chưa đưa ra mốc thời gian cho trẻ đến trường.

Hơn 11h, chị Nguyễn Thu Trang vội gấp máy tính, di chuyển từ phố Bà Triệu về nhà tại phường Mai Động (quận Hoàng Mai) để lo bữa trưa cho cậu con trai lớp 4 học online ở nhà.

“Quãng đường từ cơ quan về nhà chỉ gần 4 km, nhưng tình trạng này kéo dài quá lâu khiến tôi vô cùng mệt mỏi và áp lực. Chồng thường xuyên đi công tác xa, nhà lại không có ông, bà giúp đỡ nên tôi một mình xoay xở”, chị Trang nói.

Tình cảnh của nữ nhân viên ngân hàng này giống với hàng triệu phụ huynh thủ đô. Họ sốt ruột vì mọi thứ gần như đã trở lại bình thường từ lâu nhưng con vẫn chưa được đi học.

Hổng kiến thức, lo con tự kỷ

Hơn một năm nay, chị Trang tự nhận mình “như con thoi” khi liên tục “chạy đi, chạy về” để vừa lo việc cơ quan, vừa lo cho con. Không chỉ chịu áp lực từ công việc, chuyện học trực tuyến của con trai 10 t.uổi khiến chị đau đầu. Cậu bé thiếu người giám sát, thường xuyên tiếp xúc với máy tính nên chểnh mảng học hành, hay xem phim, chơi game online. Dù buổi tối có kèm thêm cho con, chị Trang dễ dàng nhận thấy lượng kiến thức thiếu hụt rất khó bù đắp.

Phụ huynh Ngô Minh Nguyệt (36 t.uổi, ở Mỹ Đình) trong khi đó đang phải tìm đủ mọi cách để “kéo” cô con gái đang học lớp 5 ra khỏi nhà. “Thời gian học trực tuyến quá lâu, cháu không được gặp gỡ, vui chơi với bạn bè mà hầu hết dành thời gian xem tivi, điện thoại, máy tính.

“Bây giờ, mỗi lần bố mẹ rủ ra ngoài con đều không muốn đi”, chị Nguyệt chia sẻ nỗi lo con bị tự kỷ.

“Gù lưng, mắt cận, thiếu kỹ năng giao tiếp, cơ thể yếu ớt vì thiếu vận động” là hệ quả sau 2 năm học online của con gái chị Nguyệt. Đó cũng là lý do chị tha thiết mong con sớm được trở lại trường để học tập và vui chơi cùng bạn bè.

Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là ẩn số - Hình 1

Học sinh tiểu học ở Hà Nội học trực tuyến trong một thời gian quá dài đã gây nhiều hệ lụy tiêu cực về tâm lý và việc phát triển các kỹ năng mềm của trẻ. Ảnh: P.N.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội), mở cửa lại trường học và đưa học sinh các cấp đến trường là cần thiết. Việc học trực tuyến đã kéo dài quá lâu và gây nhiều hệ lụy như chất lượng dạy và học hạn chế, học sinh thiếu cơ hội giao tiếp và phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng ngôn ngữ. Thậm chí, trẻ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý.

Khác với giai đoạn ngay sau Tết Nguyên đán (số ca mắc Covid-19 tăng cao mỗi ngày khiến nhiều phụ huynh e ngại việc đưa trẻ đến trường), đến cuối tháng 3, tình hình dịch đã dần ổn định. Việc mở cửa trường học thực sự trở thành yêu cầu cấp thiết.

Video đang HOT

Tại phiên giải trình của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19 hồi cuối tháng 2, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhiều lần khẳng định việc đưa học sinh quay lại trường là xu hướng tất yếu, không thể khác.

Theo ông, dù có ảnh hưởng nhất định, việc quay trở lại trường là tình thế buộc phải thích ứng. Vì khó có phương án toàn diện, nên cần chọn phương án khả thi hơn.

sao trẻ chưa được đến trường?

Khác với nhiều địa phương, thời gian đến trường của học sinh mầm non, tiểu học của Hà Nội đến nay vẫn là “ẩn số”.

Khi số ca F0 giảm mạnh, chỉ đạo của Hà Nội trong việc đưa trẻ đến trường vẫn chung chung theo hướng “UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở GD&ĐT thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT để có hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động hơn nữa trong công tác bảo đảm phòng, chống dịch cho học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp tại trường”.

Về việc tổ chức bán trú, thành phố cũng “giao Sở GD&ĐT xem xét bảo đảm phù hợp tình hình thực tế trong công tác phòng, chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương”.

Lộ trình mở cửa trường học với học sinh mầm non, tiểu học – nhóm trẻ nhẽ ra cần tới trường nhất – thì lại không được nhắc tới.

So sánh với một số tỉnh, thành phố, chị Nguyễn Thu Trang sốt ruột khi những nơi có tỷ lệ mắc Covid-19 tương đương, thậm chí cao hơn đã mạnh dạn mở cửa trường học, còn Hà Nội vẫn “chưa chốt”.

“Ví dụ Quảng Ninh có tỷ lệ số ca mắc/dân số là hơn 20,7% nhưng đã cho học sinh các cấp đến trường từ 14/3″, phụ huynh này dẫn chứng. Chị tính toán, với dân số hơn 8 triệu người và tổng số người mắc Covid-19 ở Hà Nội hơn 1,4 triệu người, tỷ lệ số ca mắc/số dân của thành phố là 17,5%.

Với số ca nhiễm dao động khoảng hơn 3.000 ca trong những ngày gần đây, Nghệ An cũng đã quyết định cho học sinh bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS cho đến THPT trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/4.

Cùng mốc này, Ninh Bình cho học sinh tiểu học trở lại trường để học trực tuyến, có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và cho học sinh ăn bán trú.

Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là ẩn số - Hình 2

Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là ẩn số - Hình 3

Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là ẩn số - Hình 4

Hà Nội qua đỉnh dịch nhưng ngày đến trường của học sinh vẫn là ẩn số - Hình 5

Các hoạt động như phố đi bộ, phố ăn đêm Tạ Hiện, lễ hội khinh khí cầu… ở Hà Nội mở cửa thu hút rất đông người đến tham dự, gồm cả người lớn và t.rẻ e.m. Ảnh: Việt Linh – Tuấn Anh – Nhật Sinh.

Với Hà Nội, sau khi “đạt đỉnh” với 32.650 ca mắc Covid-19 vào ngày 8/3, tình hình dịch đã dần hạ nhiệt. Vài ngày gần đây, số F0 của thành phố dao động khoảng 10.000 ca mỗi ngày, nhiều hoạt động được mở lại bình thường. Sở Y tế Hà Nội đ.ánh giá thành phố “đã bước qua đỉnh dịch”.

Nhờ dịch hạ nhiệt, Hà Nội cho phép cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động bình thường (không quy định đóng cửa trước 21h hàng ngày), kể từ 15/3.

Từ 18/3, không gian phố đi bộ trên địa bàn quận trung tâm Hoàn Kiếm được mở lại với rất nhiều hoạt động náo nhiệt. Ngày hội khinh khí cầu tại Hà Nội mở cửa từ 25/3 thu hút hàng nghìn người đến mỗi ngày…

Với tỷ lệ bao phủ vaccine và độ mở của các hoạt động như hiện nay, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, nhấn mạnh nên sớm đưa học sinh quay trở lại trường học. Theo ông, dù chưa tiêm vaccine nhưng với việc phòng chống dịch như hiện nay, việc đi học của trẻ không còn quá nhiều nguy cơ.

Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Phó chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM) đưa ra nhiều lý do thuyết phục cho việc này.

Theo đó, thời gian qua, số lượng trẻ mắc Covid-19 rất lớn nhưng hầu hết có triệu chứng nhẹ và nhanh phục hồi, hơn nữa, trẻ ở nhà vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 bình thường do bố mẹ ra ngoài đi làm hàng ngày. Với tỷ lệ tiêm vaccine của người lớn rất cao, ông Khanh cho rằng đủ cơ sở an toàn cho trẻ đến trường, không nhất thiết phải chờ tiêm cho trẻ 5-11 t.uổi rồi mới cho đi học trở lại.

“Con đặt câu hỏi cho tôi là Bao giờ con mới được đến trường?, tôi chẳng biết phải trả lời thế nào. Vì chính tôi cũng không hiểu lý do vì sao thành phố chưa cho trẻ đi học trực tiếp trở lại”, chị Nguyễn Thu Trang thở dài.

Tất tả trở lại văn phòng sau giờ nghỉ trưa ít ỏi, chị bày tỏ: “Hà Nội đã cho tất cả hoạt động trở lại bình thường, thì cần bình thường hóa việc đi học của học sinh các cấp”.

Gặp mặt và tặng quà học sinh, sinh viên tiêu biểu

Ngày 29-3, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gặp mặt và tặng quà động viên các học sinh, sinh viên tiêu biểu của chương trình Nâng bước em đến trường - Con nuôi đồn biên phòng.

Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Phạm Duy trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó chính ủy Bộ đội Biên phòng; Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng.

Gặp mặt và tặng quà học sinh, sinh viên tiêu biểu - Hình 1

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang trò chuyện với các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.

Chương trình "Nâng bước em đến trường" được Đảng ủy, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai từ năm 2016 nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng. Hằng năm, chương trình nhận đỡ đầu gần 3.000 lượt học sinh với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng cho đến khi học hết lớp 12, bằng nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ tự nguyện đóng góp.

Đến năm 2018, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tiếp tục mở rộng chương trình, phát động trong toàn lực lượng đưa các cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn về nuôi dưỡng tại đồn biên phòng, gọi là "Con nuôi đồn biên phòng".

Gặp mặt và tặng quà học sinh, sinh viên tiêu biểu - Hình 2

Đại diện học sinh, sinh viên phát biểu tại chương trình.

Từ kết quả chương trình, tỷ lệ các em bỏ học giữa chừng hằng năm giảm đáng kể; kết quả học tập, rèn luyện của từng em tiến bộ rõ rệt, nhiều em trở thành học sinh khá, giỏi và thi đỗ vào các trường đại học lớn.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang đ.ánh giá cao hiệu quả của chương trình "Nâng bước em đến trường - Con nuôi đồn biên phòng". Trong suốt thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị giữ gìn và bảo vệ biên cương Tổ quốc, mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân vùng biên trong việc ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế..., tiêu biểu như chương trình "Nâng bước em đến trường - Con nuôi đồn biên phòng" mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Theo đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, 20 em học sinh, sinh viên tiêu biểu với những chia sẻ rất ý nghĩa hôm nay đã thể hiện sức sống, giá trị, ý nghĩa của chương trình.

Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang biểu dương các em học sinh, sinh viên trong chương trình đã vượt khó vươn lên học tốt và tham gia hoạt động Đoàn, Đội tại địa phương.

"Mong các em từ nền tảng có được hôm nay cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong học tập, rèn luyện và đạt được những ước mơ của mình" - đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang nhắn nhủ.

Gặp mặt và tặng quà học sinh, sinh viên tiêu biểu - Hình 3

Trao quà của Ban Bí thư Trung ương Đoàn tặng các học sinh, sinh viên tiêu biểu của chương trình "Nâng bước em đến trường - Con nuôi đồn biên phòng".

Dịp này, Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao tặng các em những phần quà là nhiều cuốn sách hay và học bổng (1 triệu đồng/1 suất) cho 20 học sinh, sinh viên tiêu biểu của chương trình "Nâng bước em đến trường - Con nuôi đồn biên phòng".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Chú rể Minh Đạt khóc nức nở nói lời thề, cô dâu phủ phê kim cương
07:36:35 30/06/2024
Tuấn Hưng bật khóc, diễn ca khúc "thảm họa" trên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, danh thủ Hồng Sơn hát hit Mỹ Tâm gây bất ngờ!
06:22:49 30/06/2024
Phanh Nè được tìm thấy, Hùng Didu đưa vào bệnh viện, nổi đóa mắng CĐM
10:47:44 30/06/2024
Jisoo xuất hiện trên hồ sơ tội phạm, thất vọng vì fan tấn công, ném phở vào mặt?
08:46:13 30/06/2024
Ảnh cưới "full HD" trong hôn lễ của Midu - Minh Đạt: Ánh mắt chú rể hướng về cô dâu quá đỗi ngọt ngào
08:38:11 30/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: "Ăn đứt" Anh Trai Say Hi!
06:29:27 30/06/2024
Sao nhí đắt giá nhất showbiz "dậy thì thất bại" đầy đáng tiếc, 6 t.uổi phải gánh nợ cho bố còn bị b.ạo h.ành suýt c.hết
08:25:02 30/06/2024
Nửa đêm mò sang phòng vợ, tôi đứng hình với cảnh vợ và bạn thân không mặc đồ đang ôm nhau ngủ, tôi xông vào thì bị trách vô duyên
09:42:03 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ăn gì để cải thiện trí nhớ?

Sức khỏe

11:44:05 30/06/2024
Phong cách ăn uống này nhấn mạnh vào trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch và hạt, dầu ô liu và bao gồm một lượng vừa phải cá, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa, đồng thời hạn chế thịt đỏ.

Cách làm cơm gà xối mỡ mềm trong, giòn ngoài, vàng ươm thơm phức của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

11:37:03 30/06/2024
Cơm gà khi ăn sẽ cảm nhận được ngay vị béo thơm, dẻo dẻo, thêm vào đó là đùi gà với lớp da vàng giòn, phần thịt bên trong thì săn chắc không hề bị khô, đảm bảo từ người già lẫn trẻ nhỏ đều thích mê.

Trò cưng bước ra từ "The Voice" của Thanh Hà giờ ra sao?

Nhạc việt

11:35:39 30/06/2024
Tối 28/06, ca sĩ Diêu Ngọc Bích Trâm ra mắt MV Chẳng cô đơn nhưng vẫn một mình sau thời gian dài ấp ủ, chuẩn bị với tất cả tâm huyết.

Tử vi ngày mới 12 con giáp ngày 30/6/2024: Dần vạ miệng, Thìn giậm chân tại chỗ

Trắc nghiệm

11:29:46 30/06/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 30/6/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Cottagecore - Tiếng gọi mùa hè của những nàng thơ

Thời trang

11:22:16 30/06/2024
Phong cách Cottagecore nhẹ nhàng, lãng mạn là một lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng yêu thích sự thanh tao, nữ tính nhiều năm gần đây.

Nghệ sĩ ballet của nhà hát lừng danh Bolshoi biểu diễn tại Việt Nam

Nhạc quốc tế

11:22:08 30/06/2024
Cùng với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Nga và nghệ sĩ dương cầm Eva Gevorgyan, các nghệ sĩ ballet xuất sắc nhất của Nhà hát Bolshoi lâu đời tại Nga sẽ biểu diễn tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tháng 10 tới.

Chỉ còn 170.000 đồng thì cả gia đình sẽ chi tiêu như thế nào vào cuối tuần? Cùng xem cách bà mẹ này xoay sở!

Sáng tạo

11:11:38 30/06/2024
Cuối tuần là khoảng thời gian Coco thường dùng để xem xét lại ngân sách, đặc biệt thống kê chi tiết các khoản cô đã chi và nắm rõ số t.iền còn lại có thể tiêu trong tháng đó.

Mô hình Lego có thể trở thành vũ khí mới của Ukraine trước Nga?

Thế giới

11:05:53 30/06/2024
Tất cả các công trình đều được làm thành mô hình Lego. Mỗi công trình sẽ có 3 bộ Lego, chính vì vậy những nhà tài trợ có thể trúng thưởng 1 trong 15 bộ Lego. Các nhà tài trợ có thể chọn bộ Lego họ muốn được nhận.

Chiêm ngưỡng view check in Mũi Nghê ở Đà Nẵng

Du lịch

10:58:37 30/06/2024
Mũi Nghê là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách lựa chọn làm điểm đến trong những dịp lễ Tết hằng năm.

Hai cha con người Hàn chạy bộ xuyên Việt chúc người bạn Việt Nam nhanh khỏe

Netizen

10:49:50 30/06/2024
Nghe tin người bạn Việt Nam bất ngờ phải phẫu thuật tại TP.HCM, hai cha con người Hàn Quốc đến Việt Nam bắt đầu hành trình chạy bộ với mong muốn bạn sớm hồi phục hoàn toàn.

Đám cưới Midu: Anh Đức bị chất vấn, Nhã Phương hồi tưởng đòi Trường Giang 1 điều

Sao việt

10:36:00 30/06/2024
Lễ cưới của Midu và thiếu gia Minh Đạt đang là tâm điểm chú ý của toàn thể cư dân mạng. Dàn sao Vbiz đều tập trung hội tụ, để chúc mừng cho ngày vui của cô dâu chú rể. Loạt khoảnh khắc hài hước cũng được netizen chia sẻ.