Hà Nội: Phụ huynh vẫn lúng túng với nghỉ rét của con
Sáng nay 5.1, nhiệt độ được VTV thông báo lúc 6h15 sáng là 8oC, tuy nhiên rất đông phụ huynh vẫn đưa con đến trường vì nhiều trường đang trong đợt thi học kỳ I.
Trước cổng trường Tiểu học Quang Trung, Cát Linh, Thịnh Hào… có rất đông phụ huynh đèo con đến trường. Tuy nhiên, trước các cổng trường đều có bảng thông báo: Hôm nay học sinh nghỉ học vì trời rét.
Thông báo trước cổng trường Tiểu học Quang Trung (Đống Đa). Ảnh: Đ.H
Chị Bích Hằng, một phụ huynh lúng túng: “Tôi có xem dự báo thời tiết, biết là hôm nay trời rét nhưng vì hôm nay là lịch thi học kỳ I của con nên không biết con có được nghỉ không, không thấy nhà trường nhắn tin hay thông báo gì nên vẫn phải đưa con đi học. Giờ được nghỉ đành phải mang con đến cơ quan không thig đi làm bị muộn mất”.
Tuy nhiên vẫn có rất đông phụ huynh đưa con đến trường vì đang trong đợt thi học kỳ I. Ảnh: Đ.H
Nhiều phụ huynh trao đổi với nhau, băn khoăn không biết liệu ngày mai các con có được nghỉ học nữa không, liệu nhà trường có thông báo cho học sinh nghỉ luôn mấy ngày rét đậm hay không. Chị Thúy Hà băn khoăn: “Giá nhà trường có thông báo luôn các con được nghỉ mấy ngày thì tiện quá, chẳng nhẽ sáng nào cũng đưa con đến rồi lại đưa con về?”. Một số phụ huynh khác cũng thắc mắc: Sao nhà trường không thông báo sớm hoặc nhắn tin buổi sáng cho các phụ huynh để họ đỡ mất công đưa con đến trường.
Nhiều phụ huynh đứng hỏi thêm thông tin và đưa con về. Ảnh: Đ.H
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường tiểu học cho biết: Trường không thể ra thông báo cho học sinh nghỉ bao nhiêu ngày, vì còn phụ thuộc vào nhiệt độ của từng ngày cụ thể. Chỉ có duy nhất một cách là phụ huynh học sinh phải theo dõi thông tin dự báo thời tiết đầu giờ sáng trên VTV1 (khoảng 6h-6h15), nếu nhiệt độ hôm đó dưới 10oC thì tự động cho con nghỉ học. Hoặc phụ huynh có thể gọi điện thoại đến trường để hỏi thông tin. Lịch thi học kỳ sẽ được nhà trường điều chỉnh cho phù hợp.
Tại khối mầm non, nhiều trường cho biết hôm nay vẫn nhận học sinh, dù trời rét dưới 10oC. Cô Phương Anh, giáo viên một trường mầm non công lập của quận Đống Đa cho biết, trường vẫn chưa có thông báo cho học sinh nghỉ học nên các giáo viên vẫn đến lớp như bình thường, tuy nhiên, do trời lạnh nên các phụ huynh đều đã tự động cho con nghỉ. Nếu có phụ huynh nào đưa con đến lớp, các cô vẫn nhận trông trẻ như bình thường.
Sở GDĐT Hà Nội đã có công văn khẩn gửi các Phòng GDĐT quận huyện về quy định nghỉ học, đảm bảo sức khỏe và phòng chống rét cho học sinh.
Theo đó, khi nhiệt độ dưới 10oC thì các trường Mầm non và Tiểu học cho học sinh nghỉ học. Đối với học sinh THCS chỉ nghỉ học khi nhiệt độ từ 7oC trở xuống.
Lãnh đạo Sở GDĐT cho biết, Sở đã thống nhất với Đài Truyền hình Viêt Nam về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày rét đậm, rét hại; phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại Bản tin dự báo thời tiết VTV1 vao khoang 6 giờ hàng ngày.
Căn cứ vào thông tin này, Phòng GDĐT quận, huyện, thị xã và các trường được phép chu đông quyết định có cho học sinh nghỉ học hay không.
Sở GDĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị trường học trong những ngày nghỉ do trời rét đậm, rét hại, cần bố trí lực lượng trực để quản lý những học sinh vẫn đến trường; phải đảm bảo moi hoạt động hành chính của nhà trường diễn ra bình thường. Nhà trường thông báo tới cha mẹ học sinh (co thê thông qua Ban đai diên Cha mẹ học sinh) để quản lý và đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong thời gian nghỉ; tổ chức, hướng dẫn cho các em tự học tai nhà.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ đến trường trong những ngày giá rét, Sở GDĐT êu cầu Phòng GDĐT quận, huyện chỉ đạo các nhà trường đảm bảo các điều kiện, cơ sở vật chất phòng chống rét cho học sinh, rà soát, kiểm tra tu sửa cơ sở vật chất trường học, đảm bảo lớp học đủ hệ thống cửa, đèn chiếu sáng… để tránh gió lùa và đủ ánh sáng trong lớp. Nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm, không đươc bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục nếu trời quá lạnh. Khi co rét đâm, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời, cần đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tổ chức các giờ học thể dục ngoài trời.
Đối với những trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho học sinh: Đảm bảo đủ suất ăn, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị các loại thuốc men phục vụ công tác y tế học đường. Đặc biệt với các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu.
Theo LĐO
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012: Lúng túng xác định chỉ tiêu, khối thi
Mặc dù hạn chót đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đã được Bộ GDĐT lùi lại đến 31.1, nhưng hiện tại nhiều trường vẫn lúng túng trong việc xác định chỉ tiêu, khối thi mới.
Tự chủ và thận trọng
Nếu như những mùa tuyển sinh trước, hầu hết chỉ tiêu năm sau của các trường đều tăng từ 5- 10% thì năm nay, mặc dù được giao tự chủ xác định chỉ tiêu nhưng nhiều trường lại e ngại, dự kiến giảm chỉ tiêu. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nghịch lý này có thể coi là một dấu hiệu tốt khi các trường bắt đầu biết "lượng sức mình"...
Nhiều thay đổi trong mùa tuyển sinh tới sẽ có lợi cho các trường và thí sinh.
Một số trường buộc phải tự cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh do không đáp ứng được yêu cầu về số lượng giảng viên/sinh viên và diện tích sàn, hầu hết rơi vào các trường dân lập. Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Chu Văn An - ông Ngô Viết Hải cho biết: "Trường sẽ xin Bộ giảm 400 chỉ tiêu xuống con 1.000". Trường ĐH Thành Tây cũng dự kiến giảm 200 chỉ tiêu. Tương tự, đại diện Trường ĐH Hùng Vương (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho biết, chỉ tiêu của trường năm 2012 chắc chắn giảm do trường không đáp ứng được diện tích sàn theo quy định của Bộ.
Ngược lại, một số trường ĐH công lập mặc dù không vướng vào quy định nào của Bộ vẫn "tự nguyện" giảm chỉ tiêu nhằm nâng cao chất lượng ĐH. Đại diện Trường ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh cho biết, dự kiến năm nay trường sẽ cắt giảm chỉ tiêu hệ đào tạo chính quy từ 5 - 10% để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo.
Tương tự, ông Lê Văn Thành - Hiệu trưởng ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: "Năm 2012, trường sẽ mạnh dạn giảm chỉ tiêu từ 3.500 xuống 2.800 sinh viên để có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo".
"Trường ĐH Đà Nẵng tuy vẫn dự kiến giữ nguyên chỉ tiêu đào tạo chính quy để đảm bảo thu nhập cho giảng viên nhưng cũng sẽ xin Bộ giảm chỉ tiêu hệ vừa học vừa làm" - ông Trần Văn Nam - Giám đốc nhà trường cho biết.
Còn ông Lê Trọng Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất thì cho rằng: "Mặc dù năm vừa rồi số giảng viên tuyển mới của trường đã lên đến 70 người nhưng trường vẫn dự định giảm quy mô tuyển sinh tại chức từ 90% xuống còn 60% so với chỉ tiêu chính quy để tập trung đào tạo hệ chính quy".
Thêm khối... thêm lo
Việc đưa thêm khối A1 vào mùa tuyển sinh năm tới của Bộ GDĐT cũng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các trường.
Theo đó, khối A1 sẽ gồm các môn Toán, Lý và Ngoại ngữ, khối này vẫn sẽ thi cùng đợt 1 với khối A, thí sinh thi khối này sẽ làm bài thi Tiếng Anh cùng thời gian với môn Hóa của khối A. Một số trường có tính chất đặc thù cần sinh viên học tốt ngoại ngữ tỏ ra rất hào hứng với khối thi mới. Học viện Ngân hàng, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh doanh và Công nghệ... đều dự kiến sẽ đưa thêm khối thi này vào ngay mùa tuyển sinh tới.
Ngày 24.12 Bộ GDĐT cho biết, dự kiến chỉ tiêu tuyển mới đào tạo hệ chính quy ĐH - CĐ năm 2012 là 576.000. Trong đó, ngành kỹ thuật công nghệ 172.800 chỉ tiêu; ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng 184.300; ngành sư phạm 54.600; ngành khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn 51.800; ngành nông lâm ngư 43.200; ngành y dược 40.300 và ngành nghệ thuật - thể dục thể thao 29.000.
Ông Vũ Văn Hóa - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ cho biết: "Trường sẽ thi thêm khối A1 cho ngành công nghệ thông tin. Mặc dù khối A1 không khác khối A là mấy nhưng đây sẽ thêm một cơ hội nữa cho những thí sinh học tốt ngoại ngữ".
Ngược lại, một số trường tỏ ra e dè với khối thi mới bởi ngại những rắc rối ở khâu xử lý các dữ liệu tuyển sinh trong khi số lượng thí sinh thi khối này chắc chắn không nhiều. Trong khi đó, nhiều thí sinh lại e ngại do sợ mất cơ hội xét nguyện vọng nếu không đỗ NV1.
Em Nguyễn Thanh Hà (THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng) băn khoăn: "Nếu thi khối A1 mà trượt NV1 thì sẽ có rất ít cơ hội NV vào các trường khác nên em vẫn sẽ thi khối A cho chắc".
Còn cô Lê Hải Ninh - giáo viên một trường THPT ở Lương Tài, Bắc Ninh phân tích: "Nếu khối A1 thi cùng đợt với khối A thì các em chắc chắn sẽ không chọn nhiều, còn ngược lại nếu thi khác đợt thì đa số các em thi khối A sẽ thử sức ở khối mới, như vậy thí sinh ảo khối A và A1 sẽ tăng".
Theo DV
4 chiêu giúp bạn khi đi gặp "hoàng tử" Gặp gỡ với người thân yêu của mình thường khiến bạn rơi vào cảm giác lúng túng và lo lắng. Bạn nên thoát khỏi các cảm giác như vậy bằng các bước sau đây... Bạn cảm thấy hồi hộp và lo lắng đan xen khi đang có dự định gặp mặt với người bạn để ý? Điều đó hoàn toàn hợp lý. Giữa...