Hà Nội: Phụ huynh hoang mang vì thông báo ‘chưa đóng học phí vui lòng cho con nghỉ học’
Phụ huynh có con đang theo học trường mầm non Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) đang xôn xao trước quy định mới đây của nhà trường: Sau ngày 12/10, cha mẹ chưa đóng tiền học, vui lòng cho con nghỉ học.
Bố mẹ nộp học phí muộn, con bị nghỉ học
Mới đây, đường dây nóng của Gia Đình Mới đã tiếp nhận được nhiều cuộc gọi của phụ huynh học sinh trường mầm non Dịch Vọng Hậu phản ánh về một thông báo của trường này liên quan đến lịch thu tiền học tháng 10/2018 trong đó có những chi tiết khiến họ vô cùng bức xúc.
Cụ thể, theo phản ánh của phụ huynh học sinh, trong thông báo số 35/TB – MNDVH (ngày 4/10) do bà Nguyễn Minh Diện – Hiệu trưởng nhà trường ký đóng dấu có ghi rõ: quy định lịch thu tiền học tháng 10 là từ 8/10 và ngày thu vét là 11-12/10.
Thông báo này cũng ghi rõ: “trường hợp cha mẹ học sinh chưa đóng tiền học cho học sinh theo lịch quy định vui lòng cho con nghỉ học”; “Giáo viên các lớp có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở cha mẹ học sinh đóng tiền đúng quy định, không tiếp nhận học sinh chưa đóng tiền sau ngày thu vét 12/10″.
Thông báo của trường mầm non Dịch Vọng Hậu khiến phụ huynh xôn xao.
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc nhà trường cho học sinh nghỉ học nếu phụ huynh không đóng học phí như quy định của nhà trường là thiếu nhân văn, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non.
Chị Đặng Thị T., một phụ huynh có con đang học trong trường cho rằng: “Chúng tôi đồng ý với quy định về thời hạn đóng học phí mà nhà trường đưa ra. Nhưng sử dụng biện pháp mạnh “nhắc nhở” phụ huynh trễ đóng học phí bằng cách bắt học sinh nghỉ học luôn là cứng nhắc, thiếu nhân văn. Bởi trong số đó, có thể có trường hợp gia đình có việc bận đột xuất hoặc phát sinh những việc phải chi tiêu ngoài dự định nên có thể sẽ chậm tiền đóng học cho con 1 vài ngày. Nếu vì vậy mà các con phải nghỉ học ngay”.
“Việc con trẻ được đến trường và đến trường đầy đủ thuộc về quyền của trẻ em. Nếu chỉ vì bố mẹ nộp tiền muộn và nhà trường không tiếp nhận tới lớp là vô hình chung đã vi phạm quyền lợi của trẻ” – một phụ huynh khác có con đang học tại trường cho biết.
Chưa có học sinh nào phải nghỉ học
Video đang HOT
Trao đổi với Gia Đình Mới, cô giáo Đặng Minh Diện – Hiệu trưởng nhà trường xác nhận trường có ra văn bản thông báo như trên.
“Những lưu ý trong thông báo xuất phát từ thực tế nhiều phụ huynh luôn đóng các khoản tiền hàng tháng quá chậm so với thời gian quy định. Trong khi, thông thường cứ 20 hàng tháng, nhà trường phải nộp tiền tại Kho Bạc Nhà nước”.
Giáo viên chủ nhiệm và phòng tài vụ đã nhiều lần nhắc nhở các phụ huynh đóng chậm nhưng việc nộp tiền của phụ huynh vẫn diễn ra muộn khiến phòng tài vụ làm việc rất vất vả”.
Hiệu trưởng nhà trường cũng khẳng định: “Thông báo này chỉ nhằm mục đích nhắc nhở các phụ huynh quan tâm, có trách nhiệm trong việc đóng tiền đúng thời hạn quy định”.
Trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường đã thông báo tới tất cả phụ huynh về lịch đóng tiền hàng tháng nhưng rất nhiều phụ huynh không tuân thủ quy định này của nhà trường.
“Còn trên thực tế, trường chưa hề cho học sinh nào nghỉ học vì lý do này. Các trường hợp đóng tiền muộn, giáo viên chủ nhiệm lớp đều nhắc nhở trực tiếp hoặc gọi điện trao đổi với phụ huynh”- hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm.
Theo giadinhmoi
ĐH Sư phạm Kỹ thuật có sai khi đuổi 400 sinh viên không nộp bằng THPT?
Đại diện nhiều trường cho rằng cách làm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tương đối nghiêm khắc nhưng không sai so với quy định của Bộ GD&ĐT.
ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa buộc thôi học 438 sinh viên, trong đó số thuộc hệ đào tạo chất lượng cao chiếm nhiều nhất với 228 người. Lý do trường đưa ra là những sinh viên này không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp THPT để kiểm tra và đối chiếu hồ sơ.
Thực tế, hàng năm, các trường đại học vẫn tiến hành việc đối chiếu, kiểm tra thông tin sinh viên nhập học để đảm bảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
10% sinh viên bỏ học mỗi năm
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ Thuật TP.HCM, cho biết danh sách bị đuổi học vì không nộp bằng THPT có hơn 400 sinh viên. Tuy nhiên, chỉ 10 sinh viên không nộp bằng, số còn lại đã nghỉ học, du học hoặc đã học ở trường khác.
Do đó, việc kỷ luật đuổi học vì không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp THPT chỉ là hình thức để trường xóa tên các em này trong danh sách sinh viên.
"Phần lớn sinh viên trong danh sách bị đuổi học lần này đã nghỉ từ lâu nên nhà trường đưa vào hình thức kỷ luật vì không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp cấp ba. Thực tế, không trường nào muốn đuổi hàng trăm sinh viên, nhất là đối với các trường tự chủ, nguồn thu phụ thuộc nhiều vào học phí. Trung bình mỗi năm có khoảng 10% chỉ tiêu tuyển sinh nghỉ học, bỏ học", ông Dũng cho biết.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: M.N.
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, sinh viên nhập học phải trình giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời. Sau một năm, các em phải nộp bản gốc bằng tốt nghiệp để đối chiếu, kiểm tra.
Ông Dũng cũng cho biết thêm 10 sinh viên không nộp bằng có thể vì chưa tốt nghiệp hoặc có lý do khác. Trường đã thông báo nhiều lần nhưng sinh viên không chấp hành, nên buộc phải kỷ luật.
Chưa tốt nghiệp THPT vẫn học đại học
Không chỉ ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhiều trường đại học tại TP.HCM cũng có những biện pháp kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Ông Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho rằng việc làm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là hoàn toàn hợp lý. Theo ông Hướng, thay vì để đến khi xét tốt nghiệp mới "ngã ngửa" vì sinh viên chưa tốt nghiệp cấp ba, việc kiểm tra ngay từ đầu sẽ rà soát và lọc sinh viên dần, tránh lãng phí thời gian, công sức của cả nhà trường và chính sinh viên.
Tân sinh viên ĐH Kinh tế - Luật làm thủ tục nhập học. Ảnh: Phương Linh.
Ông Hướng cho hay ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM thường yêu cầu sinh viên nộp bản photo có công chứng bằng tốt nghiệp THPT bản chính cho nhà trường ngay trong năm nhất để đảm bảo điều kiện học tập cho các năm sau.
"Những năm gần đây, các trường bắt đầu xét tuyển đại học bằng điểm học bạ THPT, nhiều sinh viên trúng tuyển khi còn chưa dự thi THPT quốc gia. Do đó, việc kiểm tra, đối chiếu lại thông tin khi sinh viên vào học là cần thiết", ông Hương nói.
Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng thông tin rằng tại trường này có trường hợp sinh viên vào học vài năm nhưng khi yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp THPT mới biết em này chưa tốt nghiệp cấp ba.
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đuổi học sinh viên khi không nộp bằng THPT là cách làm riêng của trường.
Tại ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn, sinh viên chỉ nộp bằng tốt nghiệp THPT lúc làm hồ sơ xét tốt nghiệp đại học. Người nào không nộp sẽ không được xét tốt nghiệp.
"Tinh thần chung của Bộ GD&ĐT quy định sinh viên phải nộp bằng tốt nghiệp THPT để kiểm tra theo quy chế tuyển sinh. Các trường tùy theo cách quản lý của mình có thể thu lúc này lúc khác và có những hình thức kỷ luật khác nhau", ông Hạ cho hay.
Ông Trần Vũ, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng cách làm của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tương đối nghiêm khắc và không sai.
"Về mặt quy định của Bộ GD&ĐT, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM làm không sai, tuy nhiên mỗi trường có cách quản lý sinh viên khác nhau. Đối với ĐH Khoa học Tự nhiên, khi xác nhận nhập học, thí sinh đều phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Với giấy chứng nhận này, nhà trường tạm tin tưởng các bạn đã tốt nghiệp THPT. Nhà trường cũng tạo điều kiện cho các bạn đến khi xét tốt nghiệp mới yêu cầu nộp bằng chính thức", ông Vũ cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, vấn đề đối chiếu bằng là bắt buộc nhưng trên thực tế chỉ mang tính chất kiểm tra để đảm bảo thông tin chứ không cần thiết lắm.
"Các em nhập học đã kiểm tra giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời rồi và đồng thời trong dữ liệu xét tuyển sinh các em bị rớt tốt nghiệp đã không nằm trong dữ liệu nên việc kiểm tra lại chỉ là hình thức. Nếu đến khi xét tốt nghiệp đại học, sinh viên vẫn không xác minh được mình đã tốt nghiệp THPT thì không được tốt nghiệp đại học. Quá thời gian tốt nghiệp mới bị đuổi học", ông Sơn nêu quan điểm.
Theo Zing
Quảng Bình: Hàng trăm HS trở lại trường sau đợt nghỉ để phản đối sách Công nghệ Giáo dục Sau nhiều ngày bị phụ huynh cho nghỉ học để phản đối sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục, đến nay, 100% học sinh tại một số trường học ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đã quay lại lớp. Thông tin trên vừa được ông Phan Thanh Xuân, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) xác nhận với Dân trí...