Hà Nội: Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Sáng 17/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Báo cáo tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau 5 năm triển khai Hà Nội đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và đã đạt được những kết quả toàn diện.
Thành ủy, HĐND, UBND thành phố luôn xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: KTĐT
Trong 5 năm qua, Hà Nội luôn bám sát tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, phát huy được thế mạnh của Thủ đô. Các đề án, chương trình công tác đã được triển khai kịp thời. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã tập trung lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể, quyết tâm tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập như quy hoạch mạng lưới trường học còn bất cập do tình trạng dân số cơ học tăng nhanh, trường lớp phân bố không đồng đều, còn tình trạng thiếu trường, lớp học; cơ sở vật chất của các trường ngoài công lập còn thiếu thốn; chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên còn có sự chênh lệch giữa các vùng; một số cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm quy định về chuyên môn, đạo đức nhà giáo;…
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, Hà Nội luôn quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Video đang HOT
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: KTĐT
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo và mọi tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Thủ đô thời gian qua; nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích mà ngành Giáo dục đã đạt được.
Mặc dù đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhưng trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ, TP Hà Nội cũng nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận rằng, còn tồn tại một số hạn chế, một số vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của người dân và xã hội, cần có biện pháp hiệu quả để chuyển tải tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ vào cuộc sống.
Thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết 29-NQ/TƯ. Đặc biệt, phương pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết cần bảo đảm sáng tạo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Thủ đô và phù hợp với xu thế để tạo sự đồng thuận cao, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục đào tạo.
Đồng thời quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo gắn với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bố trí đủ nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đào tạo; tăng cường đầu tư cho các dự án cải tạo, nâng cấp các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập hiện có.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác này ở trong và ngoài nhà trường; tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp tham gia vào công tác định hướng, phân luồng; chú trọng đào tạo gắn với thực hành và nhu cầu xã hội
Theo congluan
Mô hình về trao quyền tự chủ cho một số cơ sở đào tạo giáo viên
Một số nước trên thế giới đã thực hiện giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc đào tạo giáo viên như: Mỹ, Đức, Úc, Phần Lan,...
Ảnh minh họa/internet
Những thông tin này được đưa ra trong đề tài KHCN cấp quốc gia: "Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030" của Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, do GS.TS Phạm Hồng Quang (Giám đốc ĐH Thái Nguyên) chủ trì.
Cụ thể, theo nghiên cứu nói trên, các nước Mỹ, Đức và Úc có nền kinh tế - xã hội vận hành dựa trên các nguyên lý: kinh tế thị trường; luật pháp; dân chủ và đa văn hoá. Vì vậy, đào tạo giáo viên được coi là một hoạt động tạo ra và cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục.
Quan hệ giữa đào tạo giáo viên với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực giáo viên là quan hệ cung - cầu, được điều tiết bởi thị trường. Vì thế, vai trò của chính phủ liên bang trong đào tạo giáo viên không lớn, mà là do các bang quản lý và chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, chính quyền bang cũng không trực tiếp can thiệp vào hoạt động đào tạo giáo viên của các trường đại học mà chỉ quản lý với tư cách là một đối tác cung cấp dịch vụ và sử dụng sản phẩm đào tạo của các trường đại học.
Ví dụ như: cấp giấy phép hành nghề cho các vị trí công việc của giáo viên; xây dựng và phê duyệt các chuẩn nghề nghiệp; lựa chọn chương trình đào tạo; kiểm định, kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường sư phạm thông qua các hoạt động giám sát. Các trường sư phạm được tự chủ trong tuyển sinh đầu vào, thiết kế chương trình và tổ chức đào tạo.
Do tính tự chủ ở mức độ cao nên việc đào tạo giáo viên được triển khai theo nhiều mô hình, ở nhiều mức độ khác nhau và thời gian đào tạo cũng khác nhau tuỳ thuộc vào các đạo luật chung của liên bang hoặc các quy định của từng bang.
Điều bất cập hiện nay của cơ chế giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường đại học trong đào tạo giáo viên ở một số nước là nguy cơ mất cân đối trong cung - cầu đội ngũ giáo viên và sự bất bình đẳng trong cung ứng các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng khó khăn.
Chẳng hạn, hiện tại ở Úc dư thừa sinh viên tốt nghiệp sư phạm tiểu học, nên giáo viên rất khó xin việc làm toàn thời gian, nhưng lại thiếu các giáo viên dạy những môn đặc thù và giáo viên ở những vùng khó khăn. Thực trạng này cũng diễn ra phổ biến các nước Đức và Mỹ.
Do đó, công tác dự báo nhu cầu đào tạo và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên là vấn đề cấp thiết của nhiều nước trên thế giới nhằm phục vụ trực tiếp cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên của chính quốc gia đó.
Tại Mỹ, trung tâm quốc gia về thống kê giáo dục được giao nhiệm vụ thực hiện dự báo nhu cầu giáo viên. Một số bang cũng tự nghiên cứu và vận dụng mô hình dự báo riêng.
Mô hình dự báo tổng số giáo viên cần tuyển mới được tính dựa theo chuỗi thời gian bởi vì giáo viên về hưu dần dần theo từng năm và các lý do khác, cũng như vì sự tăng lên của học sinh nhập học.
Mô hình sử dụng dữ liệu thống kê giáo dục của trung tâm quốc gia từ các cuộc khảo sát trường học, khảo sát nguồn nhân lực xã hội và các nguồn khác.
Tại New Zealand, dự báo nhu cầu thay thế giáo viên tập trung vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo số lượng giáo viên cho năm học mới đáp ứng nhu cầu của các trường.
Các nhân tố này bao gồm: tỷ lệ chuyển tiếp học sinh lên các bậc học tiếp theo, tỷ lệ này tăng lên thì nhu cầu về giáo viên cũng tăng; thay đổi chính sách cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ giáo viên/học sinh, sĩ số học sinh trong một lớp, và thời lượng dạy học trên lớp của giáo viên; độ tuổi của các giáo viên hiện tại.
Đặc điểm nhân khẩu học được xem là quan trọng nhất để dự báo nhu cầu số lượng đội ngũ giáo viên là cấu trúc độ tuổi, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hao hụt (vì nghỉ hưu) hay các lý do khác. Do đó, cần phải dự báo được điều này trong tương lai và cần phải chuẩn bị đủ lực lượng để thay thế.
Hải Bình (ghi)
Theo giaoducthoidai
Rừng phòng hộ ở Sóc Sơn bị 'xẻ thịt', Bí thư Thành uỷ Hà Nội truy trách nhiệm cán bộ liên quan Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng thanh tra sẽ xác định quá trình sử dụng đất rừng Sóc Sơn để làm rõ những sai phạm và sẽ xử lý nghiêm các cán bộ liên quan. Chiều 23/10, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV về việc "xẻ thịt" rừng...