Hà Nội: Phát triển chuỗi chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
Để bù đắp lương thực phẩm thiếu hụt do dịch tả lợn châu Phi, thời gian gần đây ngành nông nghiệp Hà Nội đang quan tâm tới việc việc phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.
Đây được xem là hướng đi “hợp thời, hợp thế”, do Hà Nội là thị trường có tiềm năng tiêu thụ thịt bò lớn, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 100.000 tấn thịt bò.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Kim Vũ, trong vài năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng do giá bán ổn định, nhu cầu thị trường lớn, hiệu quả kinh tế cao. Ước tính đàn bò của thành phố khoảng 134.400 con, sản lượng ước đạt 5.350 tấn thịt…
Việc đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt là xu thế tất yếu để đáp ứng yêu cầu của thị trường được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn.
Nông dân xã Tòng Bạt (huyện Ba Vì) chăn nuôi đàn bò thịt chất lượng cao. Ảnh: Thái Hiền
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, hiện trên địa bàn thành phố đã hình thành 39 xã, vùng chăn nuôi trọng điểm. Để nâng cao chất lượng đàn bò, thành phố đã đưa các giống bò mới vào triển khai nhân rộng như bò BBB, Wagyu, Angus, Droughmaster… cho hiệu quả kinh tế cao và chất lượng thịt ngon hơn.
Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò thịt đạt 80%, tổng số bê thịt sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo hàng năm khoảng 55.000 con.
Về cơ cấu giống có 65% bò lai Zebu, 30% bò lai hướng thịt (Angus, Droughmaster, Wagyu. BBB…), bò vàng địa phương 5%. Công tác phát triển giống theo 3 nhóm chiến lược chuyên thịt, chuyên thịt chất lượng cao, kiêm dụng.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng, để phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao cần phát triển theo chuỗi khép kín, trong đó lấy doanh nghiệp làm đầu tàu. Cùng với đó phải xây dựng vùng an toàn, xã an toàn dịch bệnh, xây dựng chỉ dẫn địa lý và thương hiệu sản phẩm.
Theo Danviet
Quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi có diễn biến phức tạp, TP Hà Nội đã và đang tiến hành các biện pháp chủ động ngăn chặn kịp thời, triển khai đồng bộ các giải pháp để ứng phó với dịch bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại và nguy cơ lây lan.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã lan rộng ra 6 quận, huyện của TP Hà Nội gồm: Đông Anh, Sóc Sơn, Hoàng Mai, Long Biên, Quốc Oai và Gia Lâm.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, một trong những bất cập, khó khăn trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Hà Nội hiện nay là tỷ lệ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Ngoài ra, tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến bệnh lây lan nhanh.
Hà Nội tổ chức diễn tập ứng phó với dịch tả lợi châu Phi tại huyện Thanh Oai. (Ảnh M.Q)
Hiện nay, các sở, các ngành của thành phố đang nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh, Sở NN&PTNT cũng tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế dịch; phát động đợt tổng tẩy uế môi trường toàn thành phố (từ ngày 15/3 đến 15/4/2019); tổ chức ký cam kết với các hộ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng chống dịch; đề nghị UBND các địa phương đã xuất hiện dịch đẩy nhanh việc hỗ trợ thiệt hại cho người dân để nhanh chóng khôi phục sản xuất.
Sở NN&PTNT cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch tả lợn châu Phi để nhân dân biết, cam kết thực hiện "5 không" trong công tác phòng chống dịch bệnh: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt". Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng, tránh hoang mang trong xã hội và đặc biệt để người dân hiểu đúng về dịch bệnh.
Bên cạnh sự vào cuộc của các sở, ngành, các quận, huyện cũng tập trung tối đa các nguồn lực để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời, thành lập các đoàn công tác và phân công rõ trách nhiệm cụ thể từng thành viên, tổ chức chống dịch khẩn cấp theo đúng các quy định của Luật Thú y.
Tại quận Long Biên, UBND quận đã tích cực chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Quận cũng chỉ đạo cán bộ thú y phường giám sát chăn nuôi lợn trên địa bàn, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng. Nghiêm cấm mua bán vận chuyển các loại lợn, sản phẩm thịt lợn từ vùng có dịch về địa bàn phường.
Tại huyện Ba Vì, một trong những địa phương có tổng đàn chăn nuôi lớn của thành phố nhưng tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (khoảng 65%) nên việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Chính vì thế, để chủ động phòng bệnh dịch, UBND huyện đã ban hành kế hoạch hành động ngăn chặn, ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch. Đồng thời, chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng chống dịch, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi trên hệ thống truyền thanh của huyện và xã với tần suất 2 lần/ngày để nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. Ngoài ra, huyện cũng tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng để diệt mầm bệnh từ môi trường.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, qua kiểm tra tại một số địa phương, chính quyền từ cấp xã đến cấp huyện đều quyết liệt phòng chống dịch. Các hộ chăn nuôi quy mô trang trại lớn có ý thức tự giác cao trong việc rắc vôi tiêu độc hằng ngày, hạn chế người ra - vào.
Theo LĐTĐ
Xử lí ao nuôi thủy sản: Giải bài toán khó nhờ chế phẩm sinh học Chế phẩm sinh học được sử dụng như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ao nuôi thủy sản. Đó là những nhận định được đưa ra tại Hội thảo "Sử dụng chế phẩm vi sinh học và thảo dược trong chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn thành...