Hà Nội pha thêm những chất gì vào sữa học đường mà sữa ngoài không có?
Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo, tiếp thị sữa dựa vào những cái chưa có, vượt quá chức trách, nhiệm vụ của một Phó giám đốc Sở Giáo dục?
Ngày 25/9 Báo Kinh tế và Đô thị đưa tin, cùng ngày, báo cáo tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định:
Sữa trong chương trình Sữa học đường khác so với những sữa tươi đang bán trên thị trường, được dán tem riêng, không bán ngoài thị trường.
Sữa này được bổ sung thêm một số vi chất theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để tăng chiều cao và phát triển thể lực cho trẻ, lượng bổ sung phù hợp với từng lứa tuổi trong học đường. [1]
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiêm quảng cáo, tiếp thị sữa?
Theo tường thuật của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tại cuộc giao ban báo chí này, thầy Phạm Xuân Tiến tuyên bố rằng:
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Xuân Tiến phát biểu về đề án thực hiện chương trình sữa học đường trên địa bàn Thủ đô tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 25/9. Ảnh chụp màn hình.
“Cũng có nhiều phụ huynh gia đình có điều kiện cho con họ uống sữa ngoại.
Con các vị có thể uống sữa Mỹ, sữa Úc nhưng chưa chắc đã có thành phần dinh dưỡng mà người Việt Nam cần.
Đừng nghĩ nhà tôi giàu có, uống gì loại sữa đấy, nhầm hết… Vì sữa này có bổ sung thêm các chất cần thiết cho trẻ Việt Nam như canxi, sắt, vitamin D…”. [2]
Trước đó ngày 14/9 thầy Phạm Xuân Tiến cũng có cuộc trao đổi với báo chí về đề án sữa học đường tại Hà Nội. Vị Phó giám đốc Sở này khẳng định:
Video đang HOT
Sữa học đường là loại sữa chuyên biệt, không bán trên thị trường và được bổ sung một số vi lượng và khoáng chất cần thiết như: Sắt, can xi, Vitamin A, Vitamin D… bảo đảm việc phát triển chiều cao và trí tuệ của các em học sinh ở lứa tuổi mầm non và tiểu học. [3]
Chúng tôi thấy có điều gì đó kỳ lạ khi một vị Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lại có thể quảng cáo, tiếp thị cho một sản phẩm chưa biết nhà cung cấp, chưa biết mặt ngang mũi dọc ra sao.
Cái gọi là “chuyên biệt”, “không bán trên thị trường” phải chăng chỉ đơn giản là lô-gô sữa học đường?
Còn nếu đặc điểm “được bổ sung một số vi lượng và khoáng chất cần thiết như sắt, can xi, vitamin A, vitamin D” là tiêu chuẩn để xác định sản phẩm sữa học đường Hà Nội là chuyên biệt mà bên ngoài không bán, thì có lẽ thầy Phạm Xuân Tiến đã quên không tìm hiểu các mặt hàng sữa trên thị trường hiện nay.
Hay phải chăng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang sở hữu một công thức riêng, một bí quyết riêng mà không đâu có, cũng là các khoáng chất, vi lượng ấy nhưng có tỉ lệ gia giảm, pha chế đặc biệt?
Vậy thì trước mắt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần công bố cái gọi là “chuyên biệt” của sản phẩm sữa học đường còn đang mời thầu nhà cung cấp của mình, xem nó “chuyên biệt” ở chỗ nào, cơ quan nào kiểm định?
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nên công bố rõ từ đầu, ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu học sinh uống “sữa chuyên biệt” của Thủ đô mà có vấn đề gì về sức khỏe?
Tuyên bố như trên, phải chăng là Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến đang làm thay vai trò của cơ quan y tế có trách nhiệm kiểm định chất lượng sản phẩm sữa?
Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo không đúng sự thật?
Đề án thực hiện chương trình sữa học đường trên địa bàn Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 4091/QĐ-UBND ngày 6/8/2018 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, trong đó quy định:
Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng trong Đề án Chương trình Sữa học đường phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế;
(Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
Và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT). [4]
Ảnh minh họa, nguồn: Chuyển động 24h / VTV.vn
Tuy nhiên, ngay cả Quyết định số 5450/QĐ-BYT cũng chưa ban hành được tiêu chuẩn của sữa học đường.
Thứ nhất, quyết định này mới chỉ quy định sữa học đường phải đáp ứng tiêu chuẩn như sữa tươi tiệt trùng bán ngoài thị trường theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT.
Thứ hai, Quyết định số 5450/QĐ-BYT giao cho Viện Dinh dưỡng chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ em Việt Nam và quy định của quốc tế;
Đề xuất bổ sung vào sữa dùng cho chương trình sữa học đường phù hợp với các nhóm đối tượng trẻ em mẫu giáo, tiểu học để đáp ứng mục tiêu và chỉ tiêu của chương trình sữa học đường đến năm 2020. Báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 năm 2017.
Theo chúng tôi được biết, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa ban hành tiêu chuẩn chính thức nào, hay quy chuẩn quốc gia nào cho sản phẩm sữa học đường.
Và quan trọng hơn, Viện Dinh dưỡng chỉ được giao nghiên cứu, tổng hợp nhu cầu vitamin, khoáng chất ở trẻ em Việt Nam và quy định của quốc tế để báo cáo Bộ Y tế, chứ không có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn cho sữa học đường.
Vậy Hà Nội lấy đâu ra tiêu chuẩn “chuyên biệt”? Nếu hợp tác với Viện Dinh dưỡng, thì kết quả nghiên cứu ấy đã được Bộ Y tế phê duyệt hay chưa?
Tại sao đề án thực hiện chương trình sữa học đường tại Hà Nội không công bố các tiêu chuẩn “chuyên biệt” này?
Cho đến nay, chưa có bất kỳ văn bản nào được công bố xác định “sữa học đường” tại Hà Nội sẽ là “sữa chuyên biệt”, không bán ra ngoài, bổ sung “thành phần dinh dưỡng mà người Việt Nam cần, sữa Mỹ sữa Úc chưa chắc đã có” như lời thầy Phạm Xuân Tiến tuyên bố trước báo giới.
Phải chăng thầy Phạm Xuân Tiến đang quảng cáo, tiếp thị mặt hàng sữa dựa trên những thứ chưa có, vượt quá chức trách, nhiệm vụ của một Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội?
Sữa học đường là một chương trình nhân văn, trong đó Nhà nước, Doanh nghiệp và Nhân dân cùng chung tay, chung sức cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ em, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
Vì vậy, trong cách làm, Hà Nội cần công khai, minh bạch thông tin để tránh một đề án nhân văn có thể biến tướng thành thương vụ làm ăn của ai đó, đánh mất ý nghĩa và giá trị thiết thực vốn có của sữa học đường.
Theo searchtotal
40 trường Đại học Pháp tham gia Ngày hội "Bienvenue en France!" 2018 tại Việt Nam
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp sẽ tổ chức ngày hội lớn "Bienvenue en France!" 2018 tại TP. Hồ Chí Minh vào thứ Bảy, ngày 06/10 và tại Hà Nội vào Chủ nhật, ngày 07/10.
Đây là lần thứ 5 Ngày hội "Bienvenue en France!" được tổ chức tại Việt Nam, là một trong những hoạt động khẳng định giáo dục luôn là sợi dây liên hệ và mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Sự kiện nhằm quảng bá hệ thống giáo dục đại học Pháp, giúp cho các bạn sinh viên Việt Nam định hướng rõ ràng hơn kế hoạch du học Pháp và hiểu rõ hơn về nước Pháp.
Tham gia Ngày hội "Bienvenue en France!" 2018 sẽ có 40 trường Đại học của Pháp, trong đó có 8 trường Đại học Tổng hợp, 13 trường Thương mại, 11 trường Kỹ sư và nhiều trường chuyên ngành, cung cấp thông tin đa dạng các chương trình đào tạo từ bậc Cử nhân đến Tiến sĩ trong các lĩnh vực: Quản lý, Khoa học ứng dụng, Thiết kế, Nhà hàng- Khách sạn...
Ngày hội "Bienvenue en France!" thu hút ngày càng đông sinh viên Việt Nam tham dự
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ có các Hội thảo về hệ thống giáo dục Đại học Pháp, các lĩnh vực đào tạo do các trường giới thiệu, học bổng, visa... để giúp khách tham dự có một cái nhìn tổng quan về du học Pháp.
Đến với "Bienvenue en France!" 2018, các học sinh, sinh viên và người quant âm cũng sẽ có cơ hội trao đổi trực tiếp với nhóm thực hiện Campus France và các cựu du học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Pháp. Đặc biệt, quý khách quan tâm có thể đặt hẹn để có một cuộc nói chuyện cá nhân 15 phút với đại diện của các trường mà họ lựa chọn thông qua trang web của Ngày hội.
Ngày hội "Bienvenue en France!" 2018 cũng là dịp để khách tham dự khám phá tất cả những khía cạnh hấp dẫn và lôi cuốn của nước Pháp như: du lịch, ẩm thực, nghệ thuật sống và các thành tựu sáng tạo thông qua các gian thông tin chuyên đề và nhiều hoạt động thú vị. Các bạn sẽ được hiểu thêm về một nước Pháp với nhiều công trình nghiên cứu, sự đổi mới, công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp.
Sau 4 lần tổ chức, Ngày hội "Bienvenue en France!" đã trở thành một địa chỉ tin cậy dành cho sinh viên Việt Nam, những người có ý định muốn tìm hiểu các thông tin du học tại Pháp. Ngày hội "Bienvenue en France!" được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với sự tham gia của 18 trường Đại học Pháp và tăng dần qua các năm, và tới năm 2018 đã có 40 trường Đại học Pháp tham gia sự kiện này.
Theo toquoc.vn
Công Vinh muốn phát triển bóng đá học đường Bước đi tiếp theo của cựu đội trưởng ĐTQG Việt Nam Lê Công Vinh là tạo ra liên kết với 40.000 học sinh, sinh viên để đưa bóng đá trở thành môn học chính khóa trong trường học. Sau thời gian xây dựng học viện bóng đá tại TP.HCM, Công Vinh đã bắt tay hợp tác cùng tập đoàn giáo dục lớn nhất...