Hà Nội: PH ‘tố’ phải thanh toán học phí qua MB, Hiệu trưởng TH Lý Nam Đế nói gì?
Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Nam Đế (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thông tin trước phản ánh của phụ huynh về việc phải thanh toán học phí qua tài khoản MB.
Mới đây, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của phụ huynh có con theo học tại Trường tiểu học Lý Nam Đế (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Theo phản ánh của phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu phụ huynh đóng học phí bằng app Ngân hàng Quân đội (MB). Việc này khiến có những phụ huynh đã sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng khác, giờ làm thêm tài khoản sẽ bất tiện, mất thêm phí duy trì thẻ…
Cụ thể, theo thông tin phụ huynh cung cấp, giáo viên chủ nhiệm đã thông báo tới các phụ huynh nội dung truyền đạt của nhà trường như sau: “Cô giáo kính gửi các bậc phụ huynh công văn số 1965 của Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm về việc hướng dẫn thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Yêu cầu GVCN (giáo viên chủ nhiệm) triển khai tới PHHS (phụ huynh học sinh).
Nhà trường thống nhất thu tiền của học sinh qua App Ngân hàng Quân đội. (Cách thức: Đăng nhập vào app MB -> thanh toán -> học phí -> nhập mã học sinh (có chi tiết các khoản tiền phải đóng) -> tiếp tục và thanh toán”.
Ảnh: website trường
Để có thông tin khách quan hơn về phản ảnh của phụ hunh, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với cô Ngô Thị Thúy (Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Nam Đế).
Hiệu trưởng cho biết, nhà trường trước nay đã thực hiện chuyển tiền lương cho giáo viên qua ngân hàng quân đội MB, bên cạnh đó nhà trường cũng có số tài khoản của ngân hàng này để phụ huynh đóng học phí cho con.
Để triển khai thực hiện văn bản thông báo về việc việc khuyến khích thanh toán học phí không thu tiền mặt của Ủy ban Nhân dân quận, đơn vị đã tổ chức họp ban đại diện phụ huynh để thông báo về nội dung này.
Video đang HOT
“Tôi nói rằng, nếu phụ huynh chưa có app, có nhu cầu thì có thể cài để sử dụng cho tiện lợi, nếu không vẫn có thể chuyển qua số tài khoản ngân hàng cũ, hoặc chuyển qua Viettel Pay”, cô Thúy cho hay.
Lãnh đạo nhà trường cho hay, sau đó, đơn vị cũng nhận được sự tư vấn của nhân viên ngân hàng MB về sự tiện lợi của việc thanh toán học phí tại mục “Học phí” có ở trên app. Đồng thời tại đây cũng sẽ hiển thị tất cả các khoản thu của con, phụ huynh chỉ việc nhập mã học sinh là hệ thống tự động thanh toán.
Trên ứng dụng MB có tích hợp thanh toán học phí. Theo Hiệu trưởng Ngô Thị Thúy trong một tuần thông qua tuyên truyền đến phụ huynh về app, có khoảng hơn chục phụ huynh mở app (Ảnh: Cắt từ màn hình)
Để tuyên truyền cho phụ huynh về sự tiện lợi trên, từ đầu tuần này, nhân viên ngân hàng đã đến trường để tư vấn cho phụ huynh khi đến đón con, việc làm tài khoản ngân hàng MB là không bắt buộc.
“Với phụ huynh nói đã có nhiều app, không muốn làm thêm thẻ cũng không sao, họ cũng có thể gửi mã học sinh và chuyển tiền đến giáo viên chuyển để đóng hộ qua app”, cô Thúy nói.
Theo cô Thúy, thực tế có những trường hợp đóng tiền học phí từ ngân hàng khác tới ngân hàng MB, nếu đóng thiếu tiền thì giáo viên, bộ phận kế toán phải sao kê kiểm tra lại. Ngược lại, nếu phụ huynh sử dụng app MB để chuyển tiền, mặc định sẽ phải thanh toán đầy đủ khoản thu mới thực hiện được lệnh chuyển tiền, như vậy nhà trường sẽ bớt được công đoạn kiểm kê.
Về nội dung phản ánh giáo viên thông báo đến phụ huynh phải thanh toán học phí qua app MB, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Nam Đế cho hay sẽ làm rõ nội dung này.
Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm chỉ đạo ra sao về thanh toán học phí không dùng tiền mặt?
Ngày 26/7/2022, Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm ban hành văn bản hướng dẫn học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt gửi đến các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn quận.
Theo đó, Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm đề nghị các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện các nội dung:
Đối với các khoản thu học phí, lệ phí tuyển sinh và khoản thu khác, nhà trường cần khẩn trương phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan để triển khai việc thu học phí, lệ phí tuyển sinh và khoản thu khác bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Cụ thể: Trang bị sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tích hợp sẵn modul thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục;
Phối hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán thống nhất mẫu thông tin thanh toán không dùng tiền mặt đối với học phí và các khoản dịch vụ giáo dục có tối thiểu các trường thông tin sau để tạo thuận lợi đối với việc xử lý: Họ và tên người trả tiền; Họ và tên người thụ hưởng; Lý do thanh toán; Mã/số hóa đơn thanh toán;
Bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh, sinh viên và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và dịch vụ giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho người học và gia đình người học; tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của cơ sở giáo dục và đào tạo.
Triển khai ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin để kết nối, tích hợp dữ liệu với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán, cung cấp cho người học các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trên điện thoại di động. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, trong đó lưu ý đến việc làm chủ dữ liệu và bảo mật thông tin riêng tư.
Con học trường dân lập, phụ huynh ước tính đóng thêm 10 triệu đồng/năm
Ngoài học phí phải nộp 1,5 triệu đồng/tháng, phụ huynh có con học tại trường THPT dân lập Văn Lang (Hà Nội) phải đóng thêm 4,5 triệu đồng/học kỳ cho các khoản thu được thông báo.
Vừa họp phụ huynh cho con về, anh Huy (tên đã thay đổi) vẫn chưa hết "choáng váng" về các khoản thu đầu năm học 2022-2023.
Anh nhẩm tính cộng các khoản phải đóng đầu năm cho học kỳ 1 lên đến 4,5 triệu đồng (chưa tính bảo bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể toàn diện).
Theo thông tin từ phụ huynh này, các khoản thu đầu kỳ 1 năm nay được chia nhỏ ở các mục khác nhau như: Phí phát triển trường hàng kỳ (2,5 triệu đồng); quỹ phụ huynh trường (200.000 đồng); tiền điện, nước uống tinh khiết (300.000 đồng); quỹ phụ huynh lớp (một triệu đồng)...
Phí phát triển trường hàng kỳ được chia nhỏ nhiều mục khác nhau bao gồm: Tiền hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường, hỗ trợ vệ sinh, an ninh khuôn viên trường "xanh-sạch-đẹp" (1,5 triệu đồng/học sinh/học kỳ); hỗ trợ học phẩm, học liệu thí nghiệm, điều hòa, máy chiếu, photo in ấn các tài liệu và đề thi chung của trường (500.000 đồng/học sinh/học kỳ); hỗ trợ hoạt động đoàn - đội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động chung toàn trường (500.000 đồng/học sinh/học kỳ).
Các khoản thu đầu kỳ 1 năm học 2022-2023 tại trường THPT dân lập Văn Lang (Hà Nội).
Cùng với đó, phí trông giữ xe học sinh phải nộp nếu đi xe máy sẽ là 500.000 đồng/em/học kỳ và 350.000 đồng/học sinh/học kỳ với xe đạp. Với khoản này, các năm trước thu theo tháng. Năm nay, nhà trường thông báo thu gộp để thuê công ty trông xe đảm bảo tài sản cho học sinh.
Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể toàn diện nằm trong khoản nhà trường thu hộ cũng được liệt kê.
Anh Huy chia sẻ khi con học trường dân lập (vì cháu thi lớp 10 không đậu trường công), gia đình đã xác định phải đóng học phí nhiều hơn, nhưng không hình dung ra nhiều khoản như vậy.
Anh thắc mắc tại sao học phí đã phải đóng 1,5 triệu đồng/tháng mà còn phải đóng thêm 2,5 triệu đồng phí phát triển nhà trường?
"Tính trung bình một năm học (10 tháng), ngoài tiền học phí cố định hàng tháng, mỗi học sinh sẽ phải đóng thêm khoảng 10 triệu đồng cho các khoản như thông báo. Với chi phí này khiến không ít gia đình 'méo mặt'...", anh Huy nói.
Ngoài ra, một số phụ huynh khác ở trường còn thắc mắc về khoản tiền quỹ phụ huynh.
"Quỹ phụ huynh trường thu 200.000 đồng/học sinh/học kỳ là được rồi mà ban phụ huynh lớp thu tới một triệu đồng là cao. Tuy nhiên, khi chúng tôi thắc mắc thì chỉ được 'ghi nhận có ý kiến', còn tiền vẫn phải đóng đủ, không thiếu khoản nào", anh Huy cho biết.
Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ: Học phí chiếm 80% nguồn thu của trường 'Việc tăng học phí luôn phải gắn với nâng chất lượng đào tạo và trách nhiệm giải trình xã hội', Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên nhận định. Thực hiện cơ chế tự chủ đại học, việc tăng học phí sẽ là một gánh nặng lớn với sinh viên, nhưng không tăng học phí thì không thể có chất lượng đào...