Hà Nội nói “không” với trường dân lập
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, chậm nhất trong quý I năm 2013 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi loại hình trường từ dân lập sang tư thục đối với một số trường.
Theo Luật Giáo dục sửa đổi, từ cuối năm 2009 không còn tồn tại loại hình trường phổ thông dân lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc chuyển đổi loại hình trường là thực hiện theo đúng Luật Giáo dục sửa đổi và nhằm ổn định tình hình hoạt động của các trường ngoài công lập trên địa bàn thành phố.
Theo Quy định của Bộ GD&ĐT, các trường dân lập, tư thục (đối với mầm non), các trường tư thục (đối với tiểu học, trung học cơ sở) được mở để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học và tranh thủ sự đầu tư của xã hội cho giáo dục.
Trên cơ sở qui hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông (số lượng người học, mạng lưới trường, lớp) của địa phương, đảm bảo đủ các trường THPT (công lập, tư thục) đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người học, yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội và nhân lực của địa phương.
Hiện nay, Hà Nội có 23 trường nằm trong diện phải chuyển đổi, gồm 16 trường THPT và 7 trường trung cấp chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Theo Lan Anh (Giáo dục & Thời đại)
Băn khoăn chuẩn trường chất lượng cao
Các trường phổ thông chất lượng cao dự kiến sẽ được thu học phí cao song thế nào là trường chất lượng cao chưa được làm rõ
Bộ GD-ĐT vừa lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 49 của Chính phủ quy định về học phí và những chính sách liên quan đến miễn, giảm học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến 2014-2015.
Những trường có chất lượng đào tạo cao, được xã hội công nhận như Trường Hà Nội - Amsterdam sẽ được thu học phí cao
Chất lượng cao, học phí cao
Theo đó, các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chất lượng giáo dục cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND cấp tỉnh, TP cho phép, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định. Quy định này khiến nhiều hiệu trưởng vui mừng, tuy nhiên, cũng không ít người băn khoăn bởi đến thời điểm này, thế nào là trường "chất lượng cao" vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn rõ ràng.
Bằng chứng là Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội hồi đầu năm học 2012 từng phải trả lại tiền cho phụ huynh vì đã xây dựng những "lớp VIP trong trường công" cho học sinh (HS) lớp 1. Tiền đầu tư cho những lớp học này với hệ thống bảng tương tác lên tới gần 170 triệu đồng, gần 130 triệu đồng khác dùng để lắp máy điều hòa, thay hết bàn ghế của cô giáo và HS, hệ thống chiếu sáng... Do chi phí quá cao nên đã bị phụ huynh phản ứng gay gắt.
Hiệu trưởng một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy - Hà Nội cho rằng Bộ GD-ĐT phải có chuẩn khác biệt giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chất lượng cao thì mới nói đến chuyện thu học phí cao.
Thực tế, có thể trường lớp được đầu tư tốt hơn nhưng vẫn giáo viên đó, giáo trình đó thì liệu có thể coi là chất lượng cao để được thu học phí cao hay không? "Nếu không xây dựng được một chương trình giáo dục chất lượng cao với những tiêu chí cụ thể, rõ ràng thì phụ huynh sẽ không gửi con theo học vì học phí quá đắt" - bà Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường Bán công Phan Huy Chú - Hà Nội, phân tích.
PGS Văn Như Cương cho rằng trong GD-ĐT, chất lượng cao phải dựa trên hiệu quả thực tế đào tạo của vài thế hệ HS chứ không hẳn chỉ là phòng học tốt, sĩ số ít, có người chăm sóc, đưa đón... Muốn được công nhận trường chất lượng cao cần phải chờ một thời gian nhất định để kiểm chứng, kiểm định, sau đó mới có quyền thu học phí cao.
Bù học phí cho cả trường ngoài công lập
Cũng theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, bộ đã bổ sung đối tượng được miễn học phí là sinh viên (SV) học chuyên ngành các môn học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; HS-SV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: HS-SV học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.
Ngoài ra, còn nhiều đối tượng khác được giảm 50% học phí. Điểm quan trọng nữa là Nhà nước sẽ thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí.
Nhà nước cũng sẽ cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH ngoài công lập (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng đối với giáo dục mầm non, phổ thông; theo mức học phí quy định tại Nghị định số 49 tương ứng với các nhóm ngành nghề đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH).
Việc mở rộng diện miễn, giảm học phí là một tín hiệu mừng cho SV. Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh, cho rằng quyết định này không chỉ giúp SV-HS mà giúp cả cho các trường trong việc tìm cách để tồn tại bởi chính mức học phí chênh lệch giữa trường công và trường tư là rào cản khiến nhiều HS-SV nghèo không dám đến với các trường ngoài công lập.
Theo người lao động
ĐH Công lập và Dân lập: Cạnh tranh không bình đẳng! Sinh viên trường ngoài công lập không được hưởng ưu đãi thiếu đất xây trường, bị đánh thuế, bị phân biệt đối xử, bị định kiến, khó tuyển sinh... Đó là thực trạng của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay. Tại buổi họp báo sáng nay 17/4 về phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II năm 2012 - 2017 của...