Hà Nội: Những trường hợp không được dạy thêm
UBND Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND quy định về quản lí dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, dạy thêm học thêm là hoạt động dạy học ngoài giờ học thuộc Kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phỏ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, với nội dung dạy học trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông; quy định về việc dạy học thêm trong và ngoài nhà trường, trách nhiệm quản lý thực hiện.
ảnh minh họa (Internet)
Dạy thêm học thêm phải dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người học và nêu cao trách nhiệm của người dạy thêm. Hoạt động dạy thêm học thêm dựa trên nhu cầu và là quyền của người học, nghiêm cấm mọi tổ chức cá nhân ép buộc học sinh học thêm để thu thêm tiền.
Video đang HOT
Quy định cũng nêu cụ thể những trường hợp không được dạy thêm bao gồm: Các nhà trường học 2 buổi/ ngày; học sinh tiểu học; các trường ĐH, CĐ không dạy thêm cho người học ngoài danh sách nhà trường.
Cơ sở tổ chức dạy thêm phải đảm điều kiện về trang thiết bị, môi trường sư phạm cho hoạt động dạy học. Người quản lý và giáo viên trực tiếp tham gia dạy thêm phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, đạo đức, nghiệp vụ, chuyên ngành phù hợp, trình độ đạt chuẩn hoặc trên chuẩn tương ứng theo quy định của ngành giáo dục đối với giáo viên thuộc cấp học, bậc học mà mình phụ trách.
UBND thành phố Hà Nội giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo phân cấp quản lý hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn với quyền cấp phép, gia hạn hay đình chỉ hoạt động các cơ sở dạy thêm khi phát hiện sai phạm.
Theo Giáo Dục Thời Đại
Nghe học sinh nói, các nhà giáo dục giật mình
Đối thoại với học sinh, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM thừa nhận những bất cập của chương trình giáo dục được học sinh phản ánh là đúng và đang được điều chỉnh kịp thời.
Rất nhiều bức xúc đã được học sinh thẳng thắn trình bày tại buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM vào ngày 23/3 với sự tham gia của khoảng 130 học sinh đại diện cho các trường THPT trên địa bàn. Trải qua những phút rất thật lòng của học sinh, các nhà làm giáo dục không khỏi giật mình.
Học sinh thẳng thắn nêu những bất cập trong chương trình giáo dục hiện nay tại buổi đối thoại.
Mở đầu cho buổi đối thoại, em Phan Văn Bu Bi, học sinh Trường THPT Hiệp Bình (quận Thủ Đức), cho biết công tác Đoàn đang chiếm rất nhiều thời gian học tập của học sinh. Nhất là trong tháng 3, hàng loạt các hoạt động về Đoàn đã làm ảnh hưởng lớn đến quỹ thời gian học tập, trong khi chương trình học rất nặng khiến học sinh quá tải.
Em Nguyễn Kiều Mai, học sinh Trường THPT Phú Nhuận, cho rằng chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy nặng nề khiến giáo viên không có thời gian mở rộng kiến thức. Muốn hiểu bài học sâu hơn, học sinh buộc phải đi học thêm. Tại buổi đối thoại, học sinh đã có nhiều ý kiến về các môn học khô khan, khó tiếp thu.
Em Trần Trung Kiệt, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, cho rằng môn giáo dục công dân cần phải thay đổi bởi quá nặng về triết lý, không phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Còn Tố Như, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, bức xúc: Ở trường, các em được tạo điều kiện tìm hiểu tác phẩm văn học nhưng khi làm bài thi lại yêu cầu chép nguyên văn bài giảng của giáo viên mới có điểm cao. Cách làm này là áp đặt, làm mất sự sáng tạo của học sinh.
Một vấn đề khá nhạy cảm đã được Thảo Ly, học sinh Trường THPT Tam Phú (Thủ Đức), nói ra: Giữa học sinh với giáo viên đang có tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng. Điều này sẽ không tạo ra kết quả tốt trong học tập.
Đây là lần thứ ba, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức chương trình đối thoại với học sinh. Theo ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thông qua đối thoại, lãnh đạo Sở GD-ĐT trực tiếp được lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Ông Huỳnh Công Minh cho rằng những vấn đề học sinh phản ánh đều đúng. Ví dụ: Về chương trình học hiện nay khá nặng, gây quá tải cho học sinh nên Bộ GD-ĐT đang sắp xếp, đổi mới nội dung chương trình. Phía sở cũng nhận thức được rằng việc quá tải không chỉ do nội dung mà một phần nguyên nhân còn do phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Huỳnh Công Minh cho rằng hiện nay, đã có trường tổ chức đối thoại với học sinh và làm rất tốt nhưng cũng có trường chưa thực hiện. Thời gian tới, Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo cụ thể, quyết liệt hơn với những trường chưa thực hiện.
Theo Người Lao Động
Mỗi lớp tiểu học không quá 35 học sinh Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư Điều lệ trường tiểu học. Theo thông tư, học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp có không quá 35 học sinh. Theo nội dung Thông tư, diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh (HS) và đặc điểm vùng miền với bình...