Hà Nội nhân rộng HTX ứng dụng công nghệ cao
HTX rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là một trong những đơn vị tiên phong của Hà Nội trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Trên diện tích 10ha, HTX áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, tưới tiết kiệm nước.
HTX rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) là một trong những đơn vị tiên phong của Hà Nội trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên diện tích 10ha, HTX áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, tưới tiết kiệm nước. Tem nhãn sản phẩm rau an toàn của HTX cũng được in tự động. Toàn bộ quy trình sản xuất đều được minh bạch hóa.
“Kỹ thuật chăm sóc rau ăn lá tiêu chuẩn VietGAP được áp dụng theo quy trình chuyển giao kỹ thuật của Nhật Bản. HTX cũng ứng dụng màng phủ không dệt để phòng trừ sâu bệnh và nâng cao chất lượng cho rau quả…” – ông Hoàng Văn Khám – Giám đốc HTX nói.
Mỗi năm HTX Đan Hoài (huyện Đan Phượng, Hà Nội) sản xuất trung bình khoảng 500.000 cây hoa hồ điệp các loại. Ảnh: Khắc Nam
Tại huyện Đan Phượng, mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của HTX Đan Hoài (xã Đan Phượng) là “điểm sáng” về ứng dụng công nghệ cao. Trên diện tích 661m2, HTX đang áp dụng một loạt quy trình sản xuất tiên tiến như sử dụng hệ thống nhà màng, nhà kính; công nghệ đo nhiệt được lắp đặt nhằm điều chỉnh liên tục môi trường phát triển bảo đảm phù hợp cho hoa…
Đó là 2 trong số những HTX đi đầu trong việc ứng dụng tiến độ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất tại Hà Nội. Thực tế việc áp dụng công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, đặc biệt là từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân nông thôn.
Dù mang lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên, để nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao lại là bài toán không dễ. Nguyên nhân khiến việc phát triển các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao còn khiêm tốn là nhận thức của một bộ phận cán bộ và người nông dân về kinh tế tập thể, HTX còn chưa đầy đủ. Trình độ lao động ở các HTX chưa cao. Nguồn lực đầu tư cho kỹ nghệ sản xuất của các HTX nhìn chung còn rất hạn chế…
Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của Hà Nội trong giai đoạn 2021 – 2025 xác định sẽ ưu tiên xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng, an toàn thực phẩm và đặc biệt là tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu trên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất là đòi hỏi cấp thiết đặt ra đối với các HTX.
Quảng Ninh: Đây là cách nông dân nơi này tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản ngon ơ qua mùa dịch
Thị xã Đông Triều là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, với sản lượng nông sản các loại cung cấp ra thị trường đạt hàng nghìn tấn/năm.
Video đang HOT
Thời điểm dịch bệnh, bà con nông dân có lúc điêu đứng vì nông sản ùn ứ.
Bài học từ na dai Đông Triều
Năm 2021, thị xã Đông Triều có 1.550 hộ trồng na với trên 800ha (chủ yếu là na dai), tập trung tại các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, Bình Khê..., sản lượng dự kiến 6.500 tấn quả.
Thời điểm thu hoạch na chính vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, còn na gối vụ sẽ cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến hết tháng 11.
Thời điểm na dai thu hoạch bị ứ đọng, nhiều người dân vùng trồng na dai Đông Triều điêu đứng. Ảnh: Nguyễn Quý.
Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số địa bàn tiêu thụ chính như Hà Nội, Hải Dương phải giãn cách, phong tỏa khiến việc tiêu thụ na gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, loại quả này chín theo thời điểm, lại khó bảo quản, nên thời gian từ lúc cắt na đưa đến tay người sử dụng chỉ được 1 - 2 ngày. Nếu không kịp vận chuyển, tiêu thụ, na sẽ hư hỏng, nhất là trong những ngày nắng nóng.
Ông Nguyễn Văn Được (thôn Tân Thành, xã Việt Dân, TX Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) cho hay, gia đình ông đang trồng hơn 1ha na dai, đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản địa phương OCOP và đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Những năm gần đây, sau mỗi vụ na, trừ các chi phí, ông Được thu về hơn 200 triệu đồng. Nhưng kể từ khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại một số tỉnh, thành, gia đình ông cũng như nhiều hộ trồng na ở Đông Triều đứng ngồi không yên, lo na không xuất bán được.
Thụ phấn cho na dai Đông Triều. Ảnh: Nguyễn Quý.
Bà Nguyễn Thị Liên (48 tuổi, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều) cũng cho biết, việc đi lại qua các tỉnh, thành khó khăn, khiến các lái xe mất thời gian hơn để về Quảng Ninh cất hàng hoặc tăng thêm chi phí vận tải. Chưa kể, một số bạn hàng đang vùng có dịch, giãn cách, không thể về Đông Triều mua hàng như trước.
"Năm nay na dai Đông Triều được mùa, từng quả na được rửa sạch, dán tem QR, mã vạch truy xuất nguồn gốc. Na dai Đông Triều dịp này không lo về chất lượng mà chỉ ngại đầu ra do dịch bệnh đang phức tạp", bà Liên nói.
Nắm bắt được thực trạng này, TX Đông Triều đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, trong đó ưu tiên áp dụng thương mại điện tử và tạo "luồng xanh" để lưu thông hàng hóa.
Sản phẩm na dai Đông Triều được đăng tải, bày bán trên website dongtrieumart.vn
Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, vụ na năm nay, TX Đông Triều đã xây dựng các kênh thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, na dai Đông Triều được đưa lên các trang bán hàng online được các cơ quan chức năng bảo hộ hợp pháp như Lazada, Sendo, Cuccu, DongTrieu Mart...
Thống kê của Phòng Kinh tế TX Đông Triều cho thấy, từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, sản lượng na đầu mùa của thị xã đã tiêu thụ lên tới gần 4.000 tấn (hơn 50% tổng sản lượng).
Trong đó, đã có hơn 400 tấn na được bán qua kênh thương mại điện tử đến tay người tiêu dùng. Các kênh thương mại điện tử đang bán 2 sản phẩm na dai Đông Triều với giá 20.000 đồng/kg và 40.000 đồng/kg tùy loại.
Ông Nguyễn Xuân Long, Giám đốc HTX Na dai Đông Triều cho biết, lâu nay người nông dân vẫn khoán trắng việc tiêu thụ cho các thương lái, bạn hàng truyền thống. Dịch Covid-19 đã làm mọi người thay đổi nhận thức kinh doanh và tư duy phân phối.
Tiếp tục mở rộng thị trường
Bên cạnh những giải pháp tức thời hiệu quả, việc tiêu thụ nông sản cho người dân cũng được TX Đông Triều tập trung thực hiện với những giải pháp căn cơ, bền vững. Trong đó, chú trọng việc thu hút, liên kết với các doanh nghiệp, HTX tiêu thụ nông sản cho người dân.
Đại diện các sàn thương mại điện tử tìm hiểu các sản phẩm của Quảng Ninh tại lễ tôn vinh 27 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh năm 2021. Ảnh: Nguyễn Quý.
Thực tế cho thấy, trên địa bàn TX Đông Triều đang có rất nhiều chuỗi liên kết sản xuất hoạt động rất ổn định. Đó là các sản phẩm sữa tươi An Sinh, khoai tây Atlantic, nếp cái hoa vàng, nấm ăn cao cấp, rươi...
Với việc triển khai sàn thương mại điện tử riêng của địa phương là Đông Triều Mart (tại địa chỉ http://dongtrieumart.vn), thị xã đang tiếp tục đưa thêm các sản phẩm nông sản của địa phương lên kênh bán hàng hiện đại này.
Trọng tâm là các sản phẩm: Gạo nếp cái hoa vàng, sữa tươi và sản phẩm từ sữa, nấm, sản phẩm từ rươi và cáy, na, vải, bưởi, thanh long, mít...
Đây đang là một bước đi hiệu quả để nông sản Đông Triều vươn ra thị trường với giá trị cao, góp phần duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo thu nhập, đời sống của người nông dân.
Ông Đặng Đình Thắng, Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Triều cho biết, 9 tháng năm 2021, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của TX Đông Triều đạt hơn 1.110 tỷ đồng, tăng 6,4% so với kịch bản.
Điều này đã khẳng định hiệu quả của các giải pháp phát triển ngành nông nghiệp thời gian qua của địa phương.
Hiện nay, thị xã cũng đang tích cực xây dựng, triển khai các giải pháp mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Thống nhất chủ trương xây dựng 3 phương án tăng trưởng ngành nông nghiệp Hà Nội Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 172/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, tại cuộc họp về tình hình và giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp Hà Nội năm 2021. Sau khi nghe ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ...