Hà Nội nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở cấp trung học cơ sở
Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
Ảnh minh họa
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục trung học cơ sở gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhằm nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở.
Các trường ở khu vực nội thành quan tâm khắc phục tình trạng sĩ số học sinh/lớp quá đông; các trường khu vực ngoại thành tập trung xây dựng mới, cải tạo phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh, nước sạch…, ưu tiên đối với các vùng còn khó khăn của 5 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Quốc Oai và Chương Mỹ.
Để chuẩn bị triển khai tốt chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý các phòng giáo dục và đào tạo tăng cường đầu tư, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở cấp trung học cơ sở.
Video đang HOT
Quy mô giáo dục trung học cơ sở của thành phố Hà Nội hiện có 647 trường, gần 474.000 học sinh và tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày chiếm 26%. Các đơn vị có tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày cao là huyện Sóc Sơn; các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm…
Thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông mới
Tất cả trường tiểu học thuộc huyện Phong Điền đều tổ chức lớp học 2 buổi/ngày đối với lớp 1, giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học... là điều kiện thuận lợi để ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phong Điền thực hiện hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Giờ học thể dục của học sinh Trường Tiểu học Mỹ Khánh 1.
Cô Phạm Ngọc Trai, Tổ trưởng Tổ 1, Trường Tiểu học Mỹ Khánh 1, cho biết: "Sau 3 tuần, học sinh lớp 1 tiếp thu tốt Chương trình GDPT mới. Sách giáo khoa mới có từ ngữ và hình ảnh gần gũi với địa phương, tranh ảnh sắc nét giúp giáo viên dễ khai thác bài học, học sinh học tập hứng thú hơn. Phụ huynh học sinh cũng có thể đồng hành cùng việc học với các bé tại nhà".
Theo cô Ngọc Trai, cán bộ, giáo viên được nhà trường tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn; nghiên cứu thường xuyên tài liệu qua nhiều kênh khác nhau, nên việc triển khai chương trình thuận lợi. Em Nguyễn Lê Uyên Lam, học sinh lớp 1A1, cho biết: "Con thích đi học vì cô giáo dạy dễ hiểu, vui và có nhiều bạn".
Trường Tiểu học Mỹ Khánh 1 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, có quy mô 971 học sinh (198 em ở lớp 1); với 52 cán bộ, giáo viên. Cô Nguyễn Thị Quý Ngỗi, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Giáo viên, học sinh đã tiếp cận hiệu quả Chương trình GDPT 2018. Các tiết học luôn sôi nổi, hào hứng".
Để có được kết quả này, nhiều năm qua, nhà trường đã chuẩn bị chu đáo, từ công tác tuyên truyền Chương trình GDPT mới đến tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên. Bên cạnh đó, Huyện ủy, UBND huyện Phong Điền, ngành GD&ĐT quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phòng lớp học, đảm bảo phục vụ 100% học sinh học 2 buổi/ngày, là điều kiện giúp trường thực hiện hiệu quả công tác này.
Cô Ngỗi nói: "UBND huyện đã có kế hoạch bổ sung thiết bị giảng dạy cho trường. Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ năm học này, nhất là thực hiện tốt Chương trình GDPT mới đối với lớp 1".
Năm học 2020-2021, huyện Phong Điền có 14/15 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2); với khoảng 7.500 học sinh. Chuẩn bị phục vụ Chương trình GDPT mới, Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện ban hành và trực tiếp ban hành nhiều chủ trương, văn bản, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn tạo hành lang pháp lý cơ bản để các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai hiệu quả công tác này.
Bên cạnh đó, ngành đã tổ chức, hướng dẫn các cơ sở giáo dục rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nhà giáo hiện có, cũng như căn cứ lộ trình triển khai áp dụng Chương trình GDPT mới; qua đó xác định đối tượng, số lượng giáo viên cần đào tạo, bồi dưỡng từng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Đối với cấp tiểu học, cấp học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, ngành bố trí 130 giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn sẵn sàng dạy học lớp 1, đều được tập huấn, bồi dưỡng chương trình mới. Hiện nay, 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học này đạt chuẩn theo yêu cầu. Tất cả trường tiểu học ở huyện đã nghiêm túc lựa chọn, công bố danh mục sách giáo khoa lớp 1 đúng quy định, đảm bảo phục vụ học sinh năm học mới.
Ngành GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện xây dựng kế hoạch đảm bảo thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với địa giới hành chính, địa bàn dân cư, tổ chức sắp xếp lại các điểm lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Tăng cường đầu tư xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đáp ứng việc thu hút, huy động 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp tiểu học, góp phần củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, nâng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày.
Thầy Nguyễn Văn Sang, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, cho biết: "Ngành đã chỉ đạo các trường tiểu học tiến hành đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo với mục tiêu ưu tiên từng hạng mục công trình. Điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, ưu tiên phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Rà soát, sắp xếp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để mua sắm thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 phục vụ việc triển khai chương trình mới". Năm học này, tổng kinh phí xây dựng mới phòng học chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới của huyện khoảng 30,7 tỉ đồng; trong đó, hơn 22,8 tỉ đồng từ ngân sách thành phố.
Dù chuẩn bị chu đáo nhưng ngành vẫn còn gặp khó khăn. So với quy mô lớp còn thiếu 9 phòng học và 40 phòng chức năng. Một số trường thiếu diện tích đất, thiếu phòng chức năng, phòng phục vụ cho dạy học; tình trạng thiếu, thừa cục bộ giáo viên vẫn còn, gây khó khăn trong công tác phân công giảng dạy, nhất là trong thời điểm đầu mỗi năm học.
Hiện tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,46; nếu để đạt 1,5 giáo viên/lớp theo quy định, huyện còn thiếu hơn 8 giáo viên. Theo lãnh đạo ngành GD&ĐT huyện Phong Điền, để triển khai hiệu quả Chương trình GDPT mới, sắp tới, ngành rất cần sự hỗ trợ từ cơ quan chủ quản về công tác chuyên môn; UBND huyện mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, máy tính... cho các trường.
Lại gian nan chuyện trường lớp Trước thềm năm học mới, câu chuyện bảo đảm chỗ học cho học sinh đầu cấp, nhất là lớp 1 ở các thành phố lớn luôn nóng. Dạy 2 buổi/ngày là áp lực không nhỏ với các trường tại đô thị có nhiều khu công nghiệp. Năm nay, toàn ngành thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới từ lớp 1, đẩy mạnh...