Hà Nội lưu ý quan tâm đến học sinh 4 xã khó khăn nhất thành phố
Trẻ em tại 4 xã khó khăn nhất của Hà Nội gồm: Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức) sẽ được thành phố đặc biệt quan tâm.
Học sinh trường tiểu học Yên Bài (huyện Ba Vì) trong lễ khai giảng năm học mới
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND chỉ đạo triển khai Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mục tiêu của đề án nhằm vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, để các em được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và có cơ hội phát triển tốt nhất. Giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống và phát triển giữa trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi với trẻ em nói chung của thành phố Hà Nội.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu: hỗ trợ cho 100% trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học được cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng thông qua tư vấn, khám chữa bệnh và hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ đồ ấm khi có nhu cầu.
Video đang HOT
Đảm bảo 100% trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; được truyền thông, tập huấn các nội dung về kỹ năng sống; phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua gia đình, nhà trường và cộng đồng; được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
UBND TP giao Sở GD&ĐT chủ trì hướng dẫn các trường thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho HS. Tăng cường công tác vận động xã hội hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, cấp học bổng, áo ấm cho học sinh.
Phối hợp triển khai bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em tại các lớp học. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập huấn kĩ năng sống, phòng chống xâm hại, chống tai nạn thương tích cho học sinh tại các trường.
Đối tượng hưởng lợi của Đề án là trẻ em sống tại 14 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội gồm: Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì), Trần Phú (huyện Chương Mỹ), An Phú (huyện Mỹ Đức), Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai), Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (huyện Thạch Thất). Trong đó, TP đặc biệt lưu ý quan tâm đến 4 xã khó khăn nhất thuộc khu vực II gồm: Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài (huyện Ba Vì), An Phú (huyện Mỹ Đức)
Vân Anh
Theo GDTĐ
Phú Yên: 90 tiết tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Sở GD&ĐT Phú Yên hướng dẫn dạy học lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số từ năm học 2019 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Theo hướng dẫn này, phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường lập kế hoạch dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số kết hợp trong chương trình tiếng Việt lớp 1 hiện hành.
Nội dung 6 chủ điểm với 45 bài và được thiết kế 90 tiết để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Sở GD&ĐT yêu cầu các trường lập kế hoạch cụ thể để thực hiện dạy lồng ghép vào môn tiếng Việt lớp 1 hiện hành theo hướng như sau:
Dạng bài nói từ và mẫu câu lồng ghép vào tiết học vần. Dạng bài đọc thơ và kể chuyện lồng ghép vào tiết tập đọc.
Đối với một số chủ điểm và nội dung bài học, có thể dạy lồng ghép vào các môn Tự nhiên xã hội, Đạo đức hoặc An toàn giao thông,...để rèn kỹ năng nghe, nói; nhìn tranh, xem tranh để học sinh dễ dàng lĩnh hội được các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và kiến thức văn hóa,...
Trong quá trình dạy học lồng ghép, các đơn vị chú ý phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và đạt được yêu cầu tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Về nội dung chương trình và phương pháp tổ chức thực hiện tiết dạy học tiếng Việt lồng ghép với tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị chủ động, giáo viên lập kế hoạch bài học linh hoạt, sáng tạo và căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, điều kiện của nhà trường và theo vùng miền, địa phương để vận dụng linh hoạt sao cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Tài liệu thực hiện dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 1 cho học sinh vùng dân tộc thiểu số theo bộ sách "Em nói tiếng Việt" lớp 1 và hướng dẫn dạy học "Em nói tiếng Việt" cho học sinh lớp 1 vùng dân tộc thiểu số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Hải Bình
Theo GDTĐ
'Ai chịu trách nhiệm khi loại sách giáo khoa của GS Hồ Ngọc Đại?' "Ai sẽ chịu trách nhiệm khi sang năm trẻ tái mù chữ ở các vùng sâu, xa hay học sinh dân tộc thiểu số?", PGS Nguyễn Lân Hiếu đặt câu hỏi liên quan sách của GS Hồ Ngọc Đại. Bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bao gồm các môn Tiếng Việt, Toán bị...