Hà Nội lấy ý kiến ‘mặc đồng phục’ cho taxi
Trước khi trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, triển khai, Sở GTVT Hà Nội lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân về quy chế quản lý taxi theo vùng và màu sơn. Tuy nhiên, Bộ GTVT và đại diện Hiệp hội vận tải Hà Nội lại có ý kiến khác về việc này.
Bộ GTVT và Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, có nhiều cách quản lý không nhất thiết phải “mặc đồng phục” cho taxi Ảnh: A.Trọng
Các nội dung được Sở GTVT lấy ý kiến bao gồm: Quản lý taxi theo vùng hoạt động và nhận biết bằng màu sơn. Đối với vùng hoạt động, toàn bộ taxi tại Hà Nội sẽ được chia làm 2 vùng, trong đó, vùng 1 bao gồm địa giới hành chính tại các quận; vùng 2 bao gồm địa giới hành chính tại các huyện, thị xã.
Để thực hiện việc này, chủ doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành, như: đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn thời hạn; đáp ứng tiêu chuẩn khí thải; bảo đảm các quy định về niêm yết trên phương tiện, phòng chống cháy nổ, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, phù hiệu, hộp đèn, đồng hồ tính cước, thiết bị in hóa đơn; niêm yết các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hướng dẫn thông tin hành khách; xe có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình GPS. Đặc biệt điểm mới của dự thảo quy chế lần này vừa được bổ sung, là để chuẩn bị cho việc thành phố triển khai thu phí vào nội đô sắp tới, toàn bộ xe taxi trên địa bàn thành phố phải lắp đặt thiết bị thu phí tự động…
Video đang HOT
Với màu sơn, quy chế thống nhất thiết kế 5 màu cơ bản (vàng, đỏ, trắng, xanh, ghi). Từ năm 2019 đến năm 2025, xe taxi thay mới, tăng thêm sẽ áp dụng màu sơn chung. Từ năm 2026, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp taxi được lựa chọn một trong các màu trên và đăng ký thương hiệu riêng của mình. Thời gian để Sở GTVT thực hiện lấy ý kiến này sẽ xong trước ngày 22/9.
Bộ GTVT không đồng ý
Sau khi hoàn thành lấy ý kiến các sở, ngành và tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp (bước 1), UBND thành phố Hà Nội cũng vừa xin ý kiến Bộ GTVT về dự thảo quy chế quản lý taxi để chuẩn bị triển khai thực hiện vào năm 2019. Tuy nhiên, trong văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội về nội dung trên, Bộ GTVT đã không đồng tình với việc Hà Nội yêu cầu các xe taxi phải sơn đồng màu.
Bộ GTVT cho rằng, taxi không giống xe buýt hay vận tải hành khách công cộng để “đồng phục” về màu. Vì bản chất của taxi là hoạt động theo thị trường và để tồn tại được phải xây dựng thương hiệu, bản sắc thậm chí màu sơn riêng để khẳng định tên tuổi. Từ thực tế này, cơ quan quản lý cần áp dụng các quy định của nhà nước để quản taxi có hiệu quả, không nên phát sinh thêm những thủ tục, điều lệ riêng.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, ông nhất trí việc Hà Nội cần phải có quy chế quản lý taxi. Tuy nhiên, theo ông Liên, chưa nói đến việc sơn tốn kém, ở thời buổi công nghệ phát triển, người ta quản lý taxi nói riêng, vận tải nói chung bằng công nghệ, không ai đi ra đường để giám sát từng xe theo màu sơn, biển số hoặc tem nhãn dán trên xe như thế nào.
“Ngoài tuân thủ Luật Giao thông, hiện nay taxi đang phải chịu tới 17 thủ tục (giấy phép con) ràng buộc. Nay nếu thêm màu sơn, phân vùng nữa là tăng thêm 2 loại thủ tục. Đây là việc không cần thiết”, ông Liên nêu ý kiến.
NHÓM PV THỜI SỰ
Thwo TPO
43 tuyến xe buýt sẽ bị nắn lộ trình theo trục metro Cát Linh - Hà Đông
Để phù hợp với tình hình giao thông mới và phục vụ tuyến đường sắt đô thị (metro) Cát Linh - Hà Đông vận hành, UBND thành phố Hà Nội vừa đồng ý phương án "nắn" lộ trình 43 tuyến buýt trên trục có đường sắt đô thị hoạt động.
Sở GTVT Hà Nội cho biết, trên dọc trục đường Cát Linh - Hà Đông, đặc biệt là trên đường Nguyễn Trãi đoạn Ngã Tư Sở - Quang Trung (Hà Đông) tuyến metro hoạt động đang có lượng tuyến xe buýt rất lớn, với 43 tuyến, chiếm khoảng 40% số lượng tuyến của toàn mạng lưới buýt thành phố. Riêng đoạn tuyến từ bến xe Yên Nghĩa đến Ngã Tư Sở có 4 tuyến buýt chạy trùng với metro, gồm tuyến 01, 02, 21A, 27.
Do vậy, để các tuyến buýt không chạy trùng với đường sắt đô thị nhưng vẫn phát huy được vai trò trung chuyển, gom khách, Sở GTVT đã xây dựng các kịch bản "nắn" tuyến theo hướng kết nối, trung chuyển giữa buýt với metro khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động.
ANH TRỌNG
Theo TPO
Kỳ lạ xe khách Hoàng Hà được "ưu ái" chạy vượt tuyến, lập bến cóc Thời gian gần đây, nhà xe Hoàng Hà (Thái Bình) liên tiếp hoạt động vi phạm về ATGT như chạy tốc độ "rùa bò", dừng đỗ, đón trả khách tuỳ tiện, phá lộ trình... dù đã bị xử phạt nhiều lần. Xe khách Hoàng Hà (Thái Bình - Hà Nội) vô tư chạy sai hành trình, lập bến cóc trên đường Nguyễn Trãi...