Hà Nội là địa phương duy nhất thi vào lớp 10 THPT bằng 4 môn?
Hầu hết các địa phương quyết định thi vào lớp 10 năm học 2021-2022 bằng ba môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Ngày 12/3, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2021-2022 bằng 4 môn: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian 60 phút.
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022 được tổ chức vào các ngày 29 và 30/5.
Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tổ chức thi vào lớp 10, năm học 2021-2022 bằng 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ. Trong đó, môn Toán, Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm 120 phút, riêng mô n tiếng Anh thi trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút.
Thí sinh thi THPT (Ảnh minh hoạ)
Từ năm học 2021-2022, Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất với UBND TP.HCM cho thay đổi 3 môn thi Toán, Văn, tiếng Anh cùng hệ số 1 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Theo đó, cả 3 môn thi Toán, Văn và Ngoại ngữ đều là hệ số 1 thay vì 2 môn Toán, Văn có hệ số 2, còn môn Ngoại ngữ có hệ số 1 như những năm trước. Cấu trúc đề thi môn Ngoại ngữ dự kiến tăng số câu hỏi từ 36 lên 40 câu và thời gian làm bài tăng từ 60 phút lên 90 phút.
Để xét tuyển vào lớp 10 công lập, thí sinh lớp 9 phải tham dự 3 môn bắt buộc gồm Văn, Toán và Ngoại ngữ nếu đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 thường và dự thi thêm môn chuyên nếu đăng ký vào nguyện vọng trường, lớp chuyên.
Đà Nẵng quyết định tuyển sinh lớp 10 THPT theo 2 hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Thí sinh thực hiện 3 bài thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, trong đó môn Toán và Ngữ văn làm bài tự luận, môn Ngoại ngữ thi theo hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm.
Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn, Toán là 120 phút/môn; môn Ngoại ngữ là 90 phút. Hệ số điểm bài thi môn Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2, bài thi môn Ngoại ngữ hệ số 1.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hải Phòng diễn ra với 3 môn thi Ngữ Văn (tự luận, 120 phút); Toán (tự luận, 120 phút) và Ngoại ngữ (trắc nghiệm, 45 phút).
Năm nay, đề thi Ngữ văn và Toán có nhiều ngữ liệu thực tế. Cụ thể, môn Ngữ văn, phần đọc hiểu lấy một đoạn trích, đoạn thơ ngoài sách giáo khoa. Bài thi môn Toán có cơ số điểm là 10, trong đó có 3 điểm liên hệ tới kiến thức thực tế.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Đồng Nai diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6. Các thí sinh dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Cụ thể, môn Toán và Ngữ văn cùng có thời gian làm bài 120 phút, môn tiếng Anh thời gian làm bài 60 phút.
Video đang HOT
Các thí sinh đăng ký thi vào lớp chuyên trường THPT chuyên Lương Thế Vinh thi thêm các môn chuyên tương ứng với thời gian làm bài 150 phút.
Thí sinh thi THPT. (Ảnh minh hoạ)
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Nghệ An tiếp tục thi 3 môn thay vì 4 môn thi như một vài năm trước. Kỳ thi dự kiến được tổ chức vào ngày 3 – 4/6 với 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
Đây là năm thứ hai Nghệ An thi 3 môn là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Trong đó môn Ngoại ngữ thay cho bài thi tổ hợp (gồm 2 hoặc 3 môn thành phần). Trong đó, thi viết đối với môn Toán và Ngữ văn (hệ số 2) trong thời gian 120 phút và môn Ngoại ngữ (hệ số 1) thi theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 60 phút.
Theo kế hoạch, tuyển sinh lớp 10 THPT năm học tới, thí sinh Hải Dương theo hình thức thi tuyển, thí sinh phải làm các bài thi Toán, Ngữ văn (đều hệ số 2) và bài thi tiếng Anh (hệ số 1). Đối với các trường THPT tư thục tuyển sinh theo hình thức xét tuyển.
Mỗi thí sinh đăng ký tối đa hai nguyện vọng vào hai trường THPT công lập xếp theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Việc xác định trúng tuyển theo nguyên tắc, chỉ xét tuyển những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không vi phạm quy chế thi và dự thi đủ các bài thi theo quy định; không có bài thi nào từ 1,0 điểm trở xuống.
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 của Sở GD&ĐT Hưng Yên, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 – 2022 trên địa bàn tỉnh diễn ra ngày 4 và 5/6.
Thí sinh dự thi vào các trường THPT công lập không chuyên làm ba bài thi Ngữ văn, Toán, Bài thi tổng hợp. Thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Hưng Yên làm 4 bài thi gồm Toán, Ngữ văn, Bài thi tổng hợp (cùng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên) và 1 bài thi chuyên.
Năm học 2021-2022, tỉnh Khánh Hòa áp dụng phương án tuyển sinh vào lớp 10 bằng xét tuyển (đối với trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Khánh Hòa, trường THPT Lạc Long Quân, trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Khánh Vĩnh) và trường THPT Khánh Sơn) và thi tuyển (đối với trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; các trường THPT công lập).
Thí sinh sinh thi tuyển 3 môn Ngữ văn, Toán và tiếng Anh. Riêng thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thi 4 môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh và môn chuyên. Dự kiến lịch thi vào lớp 10 từ ngày 3 – 4/6/2021.
Theo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 tỉnh Vĩnh Long, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 5 nguyện vọng vào các trường THPT khác nhau. Khi đã trúng tuyển ở 1 nguyện vọng bất kỳ thì không được tham gia xét tuyển ở các nguyện vọng tiếp theo. Dự kiến kỳ thi thi diễn ra trong 2 ngày 29 – 30/5.
Tuyên Quang công bố phương thức thi tuyển vào lớp 10 năm bằng 3 môn Ngữ văn và Toán hệ số 2, Ngoại ngữ hệ số 1và điểm ưu tiên (nếu có). Thời gian tuyển sinh hoàn thành trước ngày 31/7.
Với thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên thêm môn thứ 4 (môn chuyên) tương ứng với lớp chuyên đăng ký dự thi, riêng thí sinh dự thi lớp chuyên Toán- Tin thi môn Toán chuyên.
Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử
Ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội sẽ phải thi thêm môn thứ tư là Lịch sử.
Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chia sẻ một số bí quyết giúp học sinh ôn tập tốt môn học này.
Chọn Lịch sử là môn thi thứ tư
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2021 - 2022. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 29 - 30/5 với 4 môn thi bắt buộc, độc lập bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường Trung học cơ sở).
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội.
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút/bài thi, có nhiều mã đề trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi, thi sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình Trung học cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại Công văn số 2786/SGDĐT-GDPT ngày 3/9/2020. Nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 Trung học cơ sở.
Để thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong thi trắc nghiệm
Lịch sử vốn là môn học không chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết mà còn đòi hỏi năng lực tư duy của học sinh. Do đó, khi biết Lịch sử là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 - 2022, không ít phụ huynh, học sinh đã bày tỏ sự lo lắng với môn thi này.
Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chỉ ra 5 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Gồm 4 đáp án, trong đó có 3 đáp án đúng hoặc gần đúng và chỉ có 1 đáp án đúng nhất, quyết định nhất, quan trọng nhất. Thực tiễn ôn tập cho thấy học sinh thường hay bị nhầm lẫn, mất điểm ở dạng câu hỏi này.
Học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện trong thời gian còn lại một cách hợp lý.
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng: Thông thường sẽ là mức độ nhận biết, học sinh chỉ cần khoanh đáp án đúng, 3 đáp án còn lại là gây nhiễu
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án đã cho: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau với mục đích học sinh sẽ không hiểu sai về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Các cụm từ thường được sử dụng trong dạng câu hỏi này là ngoại trừ, không đúng, không phải, không chính xác...
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh đọc hiểu tư liệu và tìm phương án đúng: Đoạn tư liệu là căn cứ để học sinh tư duy, suy luận đưa ra lựa chọn đúng. Câu hỏi sẽ đưa ra một đoạn tư liệu hoặc một đoạn trích, câu thơ, câu nói... liên quan trực tiếp đến một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử quan trọng (trích dẫn trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Do đó, học sinh cần lưu ý cần chú ý ghi chép lại, đọc thêm những đoạn tư liệu quan trọng được giáo viên nhấn mạnh để có thể trả lời được câu hỏi.
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn nhận định đúng về một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử: Đây là dạng câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, yêu cầu học sinh cần nắm chắc kiến thức.
Cách thức ôn tập hiệu quả
Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, cô giáo Hà Thị Minh Trang cũng đưa ra một số lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt trong thời gian còn lại.
Thứ nhất, ôn tập bằng sơ đồ tư duy: Điều này để đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết vấn đề quá tải về kiến thức. Đây là cách học hiệu quả để hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh ghi nhớ, hiểu các dữ kiện và liên hệ được các sự kiện lịch sử; đồng thời cách học này còn tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não thông qua hình ảnh minh họa, màu sắc, đường nét.
Thứ hai, ôn tập bằng cách luyện các dạng đề: Ngân hàng câu hỏi đề thi Lịch sử rất phong phú thông qua sách tham khảo, phần mềm HanoiStudy, đề thi qua các năm, đề thi từ các trường, đề thi do giáo viên soạn thảo. Học sinh vừa học bài vừa giải đề sẽ rèn kỹ năng làm bài thi, xác định được chính xác dạng câu hỏi để khi vào phòng thi sẽ không bỡ ngỡ mà chủ động được quá trình làm bài.
Thứ ba, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa: Hiện nay, chủ yếu đề thi được ra dựa trên nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là tài liệu học tập học sinh cần tận dụng triệt để.
Lưu ý khi làm bài thi:
- Tâm thế vững vàng, tự tin khi vào thi.
- Đọc một lượt đề thi để khoanh vùng, phân tích và xử lí đề. Câu hỏi dễ làm trước, khó làm sau.
- Phân bổ thời gian hợp lí.
- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để tìm từ khóa, qua đó tìm đáp án đúng.
- Dùng phương pháp loại trừ để tìm đáp án đúng, có thể tìm đáp án sai để loại trừ và ra quyết định.
- Dành thời gian cuối giờ rà soát phiếu tô đáp án, tránh bỏ sót câu hỏi.
Sau công bố môn thi thứ tư vào lớp 10, Hà Nội nở rộ lớp học Lịch sử cấp tốc Ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo môn thi thứ tư kỳ thi vào lớp 10 công lập năm 2021, các lớp luyện thi cấp tốc môn Lịch sử lập tức được tung ra để đón sẵn nhu cầu của các thí sinh dự thi năm nay. Nhiều phụ huynh, học sinh tìm kiếm lớp luyện thi cấp tốc môn Lịch...