Hà Nội kiến nghị dừng hoạt động hai đại học
Đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội vừa kiến nghị lên Bộ GD-ĐT dừng hoạt động của ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị và ĐH Quốc tế Bắc Hà.
Ngày 26/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND thành phố Hà Nội có văn bản báo cáo hàng loạt sai phạm của 20 cơ sở đào tạo; liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn thành phố năm 2013.
Hà Nội kiến nghị dừng hoạt động ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị và ĐH quốc tế Bắc Hà.
20 trường trong diện kiểm tra gồm: 7 trường ĐH có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 4 trường công lập và 3 trường ngoài công lập; trường ĐH không có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội: 5 trường; 4 trường CĐ, 2 TC nghề.
Kết luận của đoàn kiểm tra nêu rõ:
ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị thành lập từ 2007 đến nay chưa có cơ sở vật chất ổn định, di chuyển nhiều địa điểm trong 6 năm qua, bộ máy quản lý chỉ có duy nhất một Phó hiệu trưởng, đội ngũ GV; NV rất ít không tương xứng với yêu cầu của một trường đại học. Công tác tuyển sinh còn hạn chế, tổng số sinh viên đào tạo trong 6 năm chỉ có gần 700 SV (trong đó hơn 100 SV không đủ điều kiện nhập học)
Video đang HOT
Việc kiểm tra trụ sở đào tạo: ĐH Quốc tế Bắc Hà được thành lập và đăng ký trụ sở chính tại tỉnh Bắc Ninh, hiện đang tuyển sinh và đào tạo tại địa chỉ số 54 Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) nhưng chưa được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội và Bộ GD-ĐT trong nhiều năm.
Việc kiểm tra văn phòng đại diện: ĐH Trưng Vương (cơ sở chính tại tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại VPĐD ở Hà Nội khi chưa được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội và Bộ GD-ĐT. Có VPĐD đã dừng hoạt động nhưng không thông báo với các cơ quan có liên quan (VPĐD ĐH Nguyễn Tất Thành, cơ sở chính tại TP HCM).
Các đơn vị này đã vi phạm về việc mở phân hiệu và VPĐD của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.
Qua kiểm tra cũng phát hiện các trường chưa thực hiện nghiêm túc các văn bản về đào tạo và liên kết đào tạo. Nguyên nhân do đến nay Thành phố chưa có quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với các trường ĐH, CĐ nên sở, ngành có liên quan còn lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đối với hoạt động của các trường ĐH, CĐ hoặc nếu vận dụng theo Nghị định số 115 về quyền hạn thì dẫn đến sự thiếu thống nhất và chồng chéo trong quản lý;
Các trường ĐH, CĐ cũng chưa rõ cần phải liên hệ với các cơ quan quản lý của địa phương như thế nào.
Qua tìm hiểu thêm, nhận định có hiện tượng các đơn vị kết hợp với cá nhân thực hiện việc tuyển sinh; chiêu sinh trái quy định nhằm tránh sự kiểm soát của các cơ quan và khi bị phát hiện sẽ phủ nhận sự liên quan về sai phạm.
Đoàn kiểm tra kiến nghị với Bộ GD-ĐT siết chặt hoạt động đào tạo, tuyển sinh, liên kết của các trường trên địa bàn Hà Nội…
Đồng thời kiến nghị Bộ GD-ĐT cho dừng hoạt động đối với ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị và ĐH Quốc tế Bắc Hà.
Theo VNE
Phải học thêm vì trên lớp... không hiểu
"Vấn nạn" học thêm, dạy thêm cũng được các bạn học sinh TPHCM "mổ xẻ" ở nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong chương trình đối thoại giữa học sinh THPT với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM diễn ra hôm 22/3.
Buổi đối thoại có 150 học sinh đại diện cho học sinh THPT trên địa bàn TPHCM tham dự. Các học sinh này đã cùng nói lên những chính kiến về việc học, chương trình học nặng lý thuyết ít thực hành, định hướng nghề nghiệp, vấn đề học thêm và cả những vấn đề thời sự về biển đảo.
Đa phần các bạn học sinh đều tự nhận học thêm vài môn là chuyện thường trong học sinh. Em Nguyễn Lê Tố Uyên, học sinh trường Bùi Thị Xuân lý giải rằng "không phải học sinh nào cũng muốn đi học thêm và có điều kiện đi học thêm nhưng thực sự trong lớp giáo viên giảng chúng em không hiểu. Các em đã cố gắng chú tâm học nhưng vẫn không hiểu nên buộc lòng phải đi học thêm"
Học sinh TPHCM bày tỏ ý kiến của mình về chương trình học.
Học sinh Võ Thanh Ngọc - Trường THPT Thủ Đức cũng cho rằng vấn đề học thêm là vì các em học không đúng khối mình muốn thi ĐH. Việc học sai khối so với khối thi ĐH nên phải đi học thêm, thời gian học chia ra không đều nên ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh. Em Nguyễn Thái Mạnh Tường, học trường THPT Nguyễn An Ninh cũng cho biết hiện tại phải đi học thêm môn toán, lý, hoá vì sắp tới phải thi khối A. Học sinh thi khối nào thì sẽ đi học thêm chủ yếu môn đó.
Sau khi đặt ra nguyên nhân chuyện học thêm tràn lan, em Võ Ngọc Thanh kiến nghị rằng học sinh lớp 9 phải được định hướng ngành nghề. Từ đó, tránh việc chọn sai khối và dễ dàng chọn khối học phù hợp cho việc thi đại học sau này.
Trong khi đó, em Đỗ Chí Dũng - học sinh Trường Mari Curie thì đặt vấn đề tình trạng giáo viên dạy thêm cũng nên nhìn lại ở chỗ thu nhập của giáo viên còn hơi thấp. "Một người thầy của em dạy chỉ được trả 40.000đ/tiết trong khi một giáo viên nước ngoài thì được trả cao hơn tới 160.000đ. Em đóng học phí 600.000đ/tháng và thêm 200.000đ do học với giáo viên nước ngoài lớp tăng cường tiếng anh. Bất hợp lý là 600.000đ kia chia cho giáo viên của 13 môn, còn 200.000đ chỉ cho môt thầy dạy tiếng anh.
Trước ý kiến của học sinh vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Chương - phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng hiện nay các em học thêm hết sức mù quáng, học như uống thuốc an thần. Ông Chương đặt câu hỏi học thêm giải quyết được điều gì? Có thể thi ĐH sẽ dễ đậu hơn, thuận lợi hơn vì khi học thêm toàn các em tiếp cận được những bài tập kiểu đó.
"Đó không phải là con đường duy nhất, bằng chứng là có những học sinh ở các tỉnh xa, vì không có điều kiện học thêm, các em ấy tự học nhưng vẫn đậu thủ khoa các trường ĐH. Rõ ràng là tự học quyết định thành bại chứ không phải học thêm. Trong vấn đề này, rất cần vai trò của các thủ lĩnh đoàn viên định hướng giúp các bạn", phó giám đốc Sở G-DT chia sẻ.
Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM thẳng thắn trao đổi lại ý kiến với học sinh.
Bên cạnh những ý kiến về học thêm, các học sinh còn kiến nghị thêm nhiều vấn đề về chương trình học. Học sinh Nguyễn Thái Mạnh Tường, trường Nguyễn An Ninh thì bức xúc rằng học sinh chúng em sợ kiến thức. "Kiến thức học hiện nay có là nền hay chỉ thoáng qua, học cho qua những kỳ thi. Tường đặt câu hỏi rằng liệu có ngưng được tình trạng này không. Việc học đã bịt kín giờ giấc rồi thì thời gian đâu để suy nghĩ". Tương tự em Lê Bội Sang, học sinh trường Nguyễn Hiền cũng cho rằng có quá nhiều môn học. Phải học trung bình 12-13 môn nhưng nhiều môn học không biết ứng dụng để làm gì. Chẳng hạn như môn lắp ráp xe máy thì con gái học để làm gì. Em nghĩ rằng thay vào đó thêm những môn về kỹ năng sống.
Ngoài những vấn đề trên, nhiều kiến nghị của học sinh TPHCM về tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh, cần hướng nghiệp sớm và chi tiết từng ngành nghề cho học sinh.
Kết thúc buổi đối thoại, ông Nguyễn Hoài Chương phấn khởi cho biết được tiếp xúc và nghe các em trao đổi nguyện vọng , tâm tư là điều cần thiết. Nhìn chung các ý kiến của các em rất hay, không chỉ liên quan đến việc học hành, điểm số mà các em quan tâm đến cộng đồng, xã hội. Nhiều em có ý kiến về ước mơ, điều đó rất hay vì thệ hệ trẻ hiện nay các em có nhiều điều kiện hơn. Đáng mừng là nhờ có nhiều ý kiến trao mà đổi một số vấn đề được giải quyết.
Lê Phương
Theo dân trí
Thủ tướng đáp "lời cầu cứu" của trường tư Trước kiến nghị của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT làm việc với Hiệp hội và thống nhất đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết. Công văn do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định ký truyền đạt lại chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn...