Hà Nội: Kiểm tra các trường học bỏ hoang
Hà Nội khẳng định, để xảy ra các tồn tại như trường học bỏ hoang… trước hết trách nhiệm thuộc về cấp huyện.
Ngày 2/10, UBND TP Hà Nội có Công văn số 7358 chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết vấn đề báo chí phản ánh các ngôi trường “bỏ hoang”.
Cụ thể, vừa qua báo chí nêu tại một số huyện như Quốc Oai, Thạch Thất… được đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng trường học, tuy nhiên, sau đó trở thành nơi… nuôi, nhốt bò, gà, vịt.
Trường THCS Tân Hòa (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội), sau 2 năm hoàn thiện, các phòng học mới xây của Trường chưa được đưa vào sử dụng mà để cho… mối xông.
Cũng tại huyện Quốc Oai, khu đất xây Trường Mầm non xã Đồng Quang, nhà 2 tầng xây dang dở đã bắt đầu mọc rêu xanh, dưới mái công trình là vài chú bò, bê đang được nuôi, nhốt …
Tại huyện Thạch thất, Trường tiểu học tại thôn Hoàng Xá, Lại Thượng được khánh thành từ năm 2010. Đến nay, trường vẫn chưa được đưa vào sử dụng, người dân đã tận dụng làm chỗ chăn nuôi gia cầm và nhốt trâu, bò…
Video đang HOT
Trường học tiên tỷ thành nơi nhôt bò
Trước sự việc trên, Công văn ngày 2/10 của Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nêu rõ, theo phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp nhiệm vụ chi, UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý toàn diện đối với các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở. Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ.
Việc đầu tư xây dựng đưa và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất các trường học UBND cấp huyện phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước và thành phố. Việc để xảy ra các tồn tại như phản ánh của báo chí trước hết trách nhiệm thuộc về cấp huyện.
Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra các trường học xuống cấp, thiếu phòng học, các công trình đang xây dựng dở dang để chỉ đạo, bổ sung nguồn lực thực hiện theo tiến độ dự án được duyệt, đưa vào khai thác sử dụng kịp thời đạt mục tiêu của dự án.
Xác định thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư trường học xuống cấp để bố trí kế hoạch vốn năm 2014 và các năm tiếp theo, có kế hoạch và chủ động nguồn vốn để thực hiện dự án. Tránh tình trạng thiếu vốn dự án kéo dài không hoàn thành đúng tiến độ đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường.
Sớm phát hiện các vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai các dự án đầu tư để kịp thời tháo gỡ, giải quyết, trường hợp vượt thẩm quyền chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền.
Có trách nhiệm thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định, công bố công khai các thông tin của dự án để nhân dân vùng dự án biết và tham gia giám sát…
Theo TNO
Khu nội trú tiền tỷ bỏ hoang
Trong khi học sinh ở huyện Tây Trà kế bên phải góp tiền làm chòi ở quanh trường để học chữ, thì tại xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, khu nhà nội trú được xây dựng khá khang trang, trị giá tiền tỷ lại gần như bị bỏ hoang vì không có học sinh.
Không có học sinh ở vẫn xây
Vào năm 2001, từ nguồn ngân sách nhà nước, Ba Tơ đã tiến hành xây dựng khu nhà nội trú gồm 5 phòng cho học sinh Trường THCS Bán trú Ba Vinh (xã Ba Vinh). Theo thầy Phạm Văn Bừng - Hiệu phó nhà trường, vào thời điểm trên, xã lân cận là Ba Điền nằm cách Ba Vinh khoảng 5km vẫn chưa có trường THCS, học sinh xã này phải đến học tại đây.
Khu nhà nội trú của trường THCS Bán trú Ba Vinh không có học sinh ở đã nhiều năm nay.
Vì vậy việc xây khu nhà nội trú Ba Vinh là nhằm tạo điều kiện cho số học sinh Ba Điền ở để đi học. Thế nhưng do đường đi khá thuận lợi, lại không phải qua sông suối, đèo dốc cao nên các em vẫn đi về hàng ngày. Dù các thầy cô của trường ra sức vận động, nhưng chỉ có một vài em chịu ở lại khu nội trú ít ngày rồi cũng về, vì vậy hầu hết các phòng của khu nội trú đều bỏ trống.
Khu nhà nội trú của trường THCS Bán trú Ba Vinh không có học sinh ở đã nhiều năm nay.
Tuy không có người ở, thế nhưng không hiểu vì sao đến khoảng đầu năm 2011, huyện Ba Tơ lại tiếp tục đầu tư trên 1,1 tỷ đồng để xây và đưa vào sử dụng thêm 6 phòng ở mới, cùng khu nhà ăn... tại khu nội trú này. Và cũng như số phận của 5 phòng trước đó, số phòng mới này đến nay vẫn đóng cửa.
Tốn thêm tiền tu bổ
Dù không có học sinh ở, thế nhưng cũng không thể bỏ mặc công trình này nên hàng năm, ngân sách của huyện lại phải chi ra một khoản để tu sửa.
Riêng đợt mưa bão vào khoảng cuối năm 2011, gió lốc đã "lột" gần hết mái tôn của 3/6 phòng mới xây; đồng thời làm hư hỏng một số cửa khác của khu nội trú. Huyện Ba Tơ tốn trên 60 triệu đồng để sửa chữa lại.
Cách đây mấy hôm, thấy phòng bỏ không nên UBND xã Ba Vinh đã đề nghị lãnh đạo trường cho số cán bộ dưới xuôi lên công tác tại địa phương thuê ở lại làm việc.
Thầy Bừng cho biết: Để tránh lãng phí, trong thời gian tới, trường sẽ vận động số em có nhà ở bên kia suối (thuộc thôn 1, 2, 10 của xã) vào ở. Thế nhưng cũng chưa biết các em có đồng ý không.
Theo TNO
Trường bỏ hoang, thầy trò đi học nhờ Hàng trăm học sinh ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) phải học tập trong các nhà văn hóa xóm, do công trình xây dựng trường Tiểu học ở đây bị đình chỉ vô thời hạn. Điều khó tin này xảy ra suốt 3 năm qua và chưa biết khi nào mới được giải quyết. Phá trường cũ, bỏ dở trường mới...