Hà Nội khuyến khích khai giảng không xả rác
Đó là một trong những nội dung được Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trường trên địa bàn triển khai hoạt động đầu năm học 2019-2020.
Trong văn bản chỉ đạo, Sở GD-ĐT Hà Nội nhấn mạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cùng hành động bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, không sử dụng, xả thải những vật dụng làm bằng nilông ra môi trường, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện đổ rác đúng nơi quy định, duy trì việc vệ sinh phòng học và tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần.
Hà Nội khuyến khích khai giảng không xả rác nilông và nhựa. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn cần tổ chức tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải; đảm bảo các điều kiện nhà vệ sinh trường học,…để đảm bảo khung cảnh nhà trường xanh – sạch – đẹp trước ngày khai giảng năm học mới; đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Trước ngày khai giảng, các trường cần đảm bảo khu vực trước cổng phải an toàn, sạch sẽ, thông thoáng; phối hợp với chính quyền địa phương giải tỏa hàng quán, đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh cổng trường. Kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn cho giáo viên, học sinh và có biện pháp khắc phục để không xảy ra sự việc đáng tiếc.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Trường tư không được tùy tiện tăng học khí khi phụ huynh chưa đồng ý
Sở GD- ĐT Hà Nội yêu cầu cả trường công lập và ngoài công lập công khai minh bạch các khoản thu chi để phụ huynh giám sát.
Từ nhiều năm qua, dù các cơ quan chức năng đã có nhiều văn bản quy định, hướng dẫn những khoản nào nhà trường được phép thu, khoản nào không được phép, song tình trạng lạm thu vẫn "đến hẹn lại lên", núp bóng dưới nhiều cách "đánh võng" tên gọi khác như "tự nguyện", "tiền xã hội hóa", nhân danh Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Trước thềm năm học mới, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã có trao đổi về công tác quản lý, kiểm tra thu chi đầu năm tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
PV: Một trong những vấn đề nhức nhối đầu năm học mới là lạm thu, để kiểm soát vấn đề này, năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có những hành động cụ thể thế nào, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Nhân dịp đầu năm học mới, Sở cũng đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT tại các quận huyện cần tập trung vào vấn đề quản lý tốt thu chi đầu năm học mới. Trong thu chi cần thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn mà Sở GD-ĐT đã ban hành. Năm nay Sở sẽ không đi kiểm tra theo các đoàn như mọi năm, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý thật nghiêm. Đây không chỉ là chỉ đạo của riêng ngành giáo dục mà của cả UBND Thành phố.
Tất cả các vấn đề thu chi cần thực hiện đúng theo văn bản chỉ đạo, công khai minh bạch để toàn bộ học sinh, phụ huynh, giáo viên đều biết. Việc này không chỉ tập trung ở những trường công, mà cả những trường ngoài công lập cũng cần công khai theo đúng quy định. Ngay khi học sinh trúng tuyển, nhà trường phải thông báo trước dự kiến thu chi của cả khóa học. Trường hợp cần tăng học phí, thì cần có sự đồng thuận của tất cả phụ huynh, trường không được tùy tiện tăng học phí khi học sinh đã vào trường.
PV: Dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo, song trong những năm học trước, trên địa bàn TP Hà Nội vẫn có tình trạng trường thu chi sai gây bức xúc trong phụ huynh, như vậy trách nhiệm của hiệu trưởng ra sao khi để xảy ra những sự việc này, Sở GD-ĐT có chỉ đạo như thế nào, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Những trường sai phạm, Sở GD-ĐT cũng đã yêu cầu các trường phải trả cho phụ huynh, học sinh những khoản tiền thu sai. Trong năm học tới, nếu phát hiện sai phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, không bỏ quan bất kỳ trường hợp nào.
PV: Bên cạnh vấn đề thu chi sai quy định, trường lớp quá tải cũng là một trong những điều cần quan tâm dịp đầu năm học. Trong năm học mới 2019-2020, liệu Hà Nội có tái diễn tình trạng quá tải trường lớp không, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Năm nay, chúng tôi đang cố gắng giảm tối đa hiện tượng học sinh học trái tuyến và thực hiện phân tuyến để đảm bảo sĩ số học sinh các quận huyện ở mức tối thiểu cho phép. Đầu năm học này đang có những dấu hiệu khá tích cực, khi số học sinh học trái tuyến đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên cũng phải thông cảm với Hà Nội khi tốc độ tăng dân số học sinh rất nhanh, mỗi năm tăng từ 50.000-70.000 học sinh, không thể đáp ứng kịp nhu cầu trường lớp của toàn thành phố. Số lượng các trường cần đầu tư cở sở vật chất là rất lớn. Điều này dẫn đến vẫn có những khu vực sĩ số học sinh/lớp học cao. Bên cạnh các biện pháp giảm số, sẽ có những giải pháp ổn định, nâng cao chất lượng dạy và học ở những khu vực đó.
PV: Khu vực quận Hoàng Mai năm nay cũng chưa có thêm trường học mới, liệu có xảy ra tình trạng học luân phiên như năm học trước không, thưa ông?
Ông Lê Ngọc Quang: Những bức xúc, quá tải trường học ở khu vực quận Hoàng Mai là do xây dựng đô thị. Mặc dù TP và các cấp chính quyền ở quận Hoàng Mai đã rất cố gắng nhưng chưa thể giảm sĩ số học sinh được ngay. Tuy nhiên, UBND quận Hoàng Mai cùng với Phòng GD-ĐT của quận cũng đã có những giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương để đáp ứng yêu cầu, giữ vững được chất lượng dạy và học ở khu vực này.
Xin cảm ơn ông./.
Theo VOV
Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội phải có trường đạt chuẩn quốc tế Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho rằng "không có lý do gì mà những trường như Trường THPT Chu Văn An, đã đào tạo ra những nguyên thủ quốc gia, mà không đạt chuẩn quốc tế". Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nhấn mạnh yêu cầu giáo dục Thủ đô phải hội nhập quốc tế -...