Hà Nội: Khuyến cáo phụ huynh chủ động giữ con ở nhà nếu thời tiết quá lạnh
Rét đậm kéo dài ở nhiều tỉnh phía Bắc khiến học sinh nhiều trường chưa thể đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2019. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều khuyến cáo phụ huynh chủ động theo dõi thời tiết và giữ ấm cho con ở nhà nếu nhiệt độ quá thấp.
Theo thông báo từ Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh mầm non, tiểu học ở Hà Nội sẽ được nghỉ nếu dưới 10 độ C. Đối với cấp học sinh trung học cơ sở, nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Để có căn cứ thực hiện nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá lạnh, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thông báo nhiệt độ ngoài trời vào những ngày rét đậm, rét hại trong các bản tin Dự báo thời tiết trong chương trình Chào buổi sáng của VTV1, chương trình Hà Nội buổi sáng của đài Hà Nội.
Theo Sở GDĐT Hà Nội, các trường, phòng giáo dục trực thuộc theo dõi thường xuyên thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực được phát tại Bản tin dự báo thời tiết nói trên để căn cứ vào thời tiết thực tế mỗi địa phương, các trường được phép chủ động cho học sinh nghỉ học.
Phụ huynh cần chủ động theo dõi bản tin thời tiết để cho con nghỉ học theo quy định
Thông báo quy định nghỉ rét với tất cả các học sinh và phụ huynh qua các phương tiện liên lạc (qua tin nhắn, sổ liên lạc điện tử hoặc loa truyền thanh của nhà trường, địa phương, dán thông báo trước cổng trường…) để quản lí và đảm bảo sức khoẻ của học sinh trong thời gian nghỉ.
Video đang HOT
Trong thời gian nghỉ học do trời rét đậm, rét hại nhà trường cần bố trí cán bộ, giáo viên trực để quản lí những học sinh vẫn đến trường, không để học sinh đứng ngoài cổng trường vì nghỉ rét. Không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm. Không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày giá rét.
Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường có thể điều chỉnh thời gian học, để học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần thu xếp để học sinh vẫn vào được lớp học.
Trong những ngày học sinh nghỉ do rét đậm, rét hại, các nhà trường vẫn phải bố trí lực lượng trực để đảm bảo mọi hoạt động hành chính của trường diễn ra bình thường.
Ngoài Hà Nội, thời tiết nhiều tỉnh phía bắc vào ngày 2/1 vẫn rét đậm với nền nhiệt độ dưới 10 độ C như tại Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai đều từ 5 đến 5,4 độ C. Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu đều trên dưới 9 độ C.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày giá rét, sở GDĐT Hà Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai… đều có công văn yêu cầu Trưởng phòng GDĐT tiếp tục chủ động theo dõi diễn biến thời tiết để tham mưu cho Thường trực UBND huyện/thành phố quyết định cho học sinh nghỉ học theo quy định tại những khu vực có thời tiết rét đậm, rét hại.
Hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường có học sinh bán trú tiếp tục tổ chức phòng chống rét, đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh như: Rà soát cơ sở vật chất, kiểm tra, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm, không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục (nếu đồng phục không đủ ấm).
Các nhà trường xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên trực trong kỳ nghỉ lễ Tết và tiếp tục quản lý học sinh không nắm được thông tin nghỉ học do thời tiết giá lạnh mà vẫn đến trường; phải đảm bảo mọi hoạt động hành chính của nhà trường diễn ra bình thường trong những ngày rét đậm, rét hại.
Các trường cũng cần tiếp tục khuyến cáo tới các bậc phụ huynh học sinh cần theo dõi bản tin dự báo thời tiết, chủ động giữ học sinh ở nhà khi trời quá lạnh (nghỉ học đối với mầm non, tiểu học nếu nhiệt độ dưới 10C).
Đối với những nơi cho học sinh nghỉ học do rét đậm, nhà trường cũng phải có phương án bố trí học bù để đảm bảo kế hoạch thời gian năm học.
Theo anninhthudo
Hà Nội chính thức chốt nhà thầu chương trình sữa học đường, bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2019
Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu chương trình "sữa học đường" với tỷ lệ hỗ trợ của đơn vị trúng thầu là 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP).
Ngày 27/11, ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, ngày 10/10, Sở đã mở thầu chương trình Sữa học đường. Theo đó, Công ty CP Thực phẩm sữa TH và Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là 2 nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm, được mời tham gia mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 12/11/2018.
Kết quả cuối cùng, Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk là đơn vị trúng thầu với tỷ lệ hỗ trợ 23% (mức hỗ trợ cao hơn so với mức mời thầu của Sở GD-ĐT 3%). Đơn giá trúng thầu 1 hộp sữa là 6.286 đồng. Nhà thầu phụ là Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP).
Chương trình Sữa học đường chính thức được thực hiện từ ngày 1/1/2019.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý biểu dương Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan đã phối hợp nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc khẩn trương triển khai Chương trình, trong đó có việc chọn được đơn vị cung ứng đủ năng lực, bảo đảm chất lượng và đem lại nhiều quyền lợi nhất cho học sinh.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý ấn định, Chương trình Sữa học đường tại các nhà trường trên địa bàn TP Hà Nội sẽ chính thức được thực hiện từ ngày 1/1/2019.
Theo yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, việc tập huấn cho cán bộ, giáo viên các nhà trường tại tất cả các quận, huyện, thị xã về triển khai Chương trình phải được hoàn thành trước ngày 10/12/2018. Các nhà trường và đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phấn đấu có trên 90% số học sinh mầm non và tiểu học thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia Chương trình Sữa học đường.
Trao đổi với Báo PNVN, ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc truyền thông Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk, cho biết, với mức giá trúng thầu 6.286 đồng/hộp, thấp hơn 514 đồng/hộp so với mức trần đấu thầu (không quá 6.800 đồng/hộp loại 180ml), Vinamilk cam kết hỗ trợ 23% giá trị hàng hóa cho đối tượng 1 (trẻ em và học sinh tiểu học). Tức là phụ huynh sẽ chỉ phải đóng góp 47% thay vì 50% đơn giá trúng thầu của 1 hộp sữa theo quy định của Đề án Sữa học đường giai đoạn 2018 - 2020 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt trước đó.
Trước vấn đề phụ huynh còn lo lắng về chất lượng sữa cung cấp cho chương trình; quy trình cung ứng, sử dụng sữa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các tại trường, cũng như việc làm sao giám sát được các quy trình này để phụ huynh yên tâm, ông Tuấn khẳng định, Vinamilk cam kết đảm bảo đúng các chỉ tiêu, quy chuẩn của sữa học đường theo quy định, là sữa tươi, có bổ sung các vi chất, vi lượng như vitamin D, canxi, sắt.
Để có thể cung ứng số lượng sản phẩm cho 1,3 triệu học sinh mầm non và tiểu học trên toàn thành phố có sản phẩm hàng ngày, ông Tuấn cho hay, đơn vị này đã huy động 180 nhân viên, trong đó có các chuyên gia dinh dưỡng tham gia tập huấn cùng 140 xe vận tải chuyển sữa hàng ngày trực và hỗ trợ cho hơn 3.000 điểm trường.
Theo saostar
Chân tay tê cóng, 140.000 học sinh Lạng Sơn nghỉ học Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiệt độ tại hầu hết các khu vực ở Lạng Sơn xuống thấp từ 4-6 độ C, riêng vùng núi Mẫu Sơn xuống dưới 2 độ C. Gần 140.000 học sinh mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được nghỉ học để đảm bảo sức khỏe. Các em học sinh ở Lạng...