Hà Nội không “đóng cửa” với tại chức, dân lập

Theo dõi VGT trên

Trao đổi với Dân trí , ông Trần Huy Sáng – Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội khẳng định: “Việc tuyển công chức năm 2013 vẫn thực hiện theo quy định của Nhà nước. Hà Nội không phân biệt bằng cấp cũng như trường công hay tư ở kỳ thi này”.

Liên quan đến việc Hà Nội chỉ lấy những ứng viên tốt nghiệp ĐH chính quy để đào tạo 500 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn giai đoạn 2013-2014, ông Sáng cho biết: Đây chủ trương của UBND thành phố trong đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn giai đoạn 2012-2015. Trong năm 2013 thí điểm 500 và năm 2014 sẽ thực hiện chỉ tiêu còn lại. Do đây là đào tạo nguồn nên yêu cầu đầu vào cao hơn. Đây không phải là kì thi tuyển công chức nên nói Hà Nội không nhận người tốt nghiệp tại chức, dân lập là không chính xác.

Hà Nội không đóng cửa với tại chức, dân lập - Hình 1

Ông Trần Huy Sáng (người đứng) khẳng định việc tuyển dụng công chức năm 2013 vẫn được hiện theo quy định của Nhà nước. Không có chuyện từ chối bằng tại chức và dân lập.

Ông Sáng cũng cho biết thêm, nội dung đề án này đã nếu rất rõ trong việc đào tạo công chức nguồn. Quy trình xét tuyển dựa trên các tiêu chí công khai và cũng đưa ra chỉ tiêu cho từng Quận, Huyện. Nếu để ý sẽ thấy phần lớn các chỉ tiêu này tập trung vào các phường xã khó khăn của Hà Nội, nhất là các huyện thuộc Hà Tây (cũ) và một số huyện của Hòa Bình sau khi sát nhập. Do đó các ứng viên được xét duyệt vào danh sách đào tạo nguồn ngoài việc theo học khóa đào tạo 18 tháng còn phải trải qua một thời gian thử thách rất dài trước khi xem xét bổ nhiệm vào một vị trí chủ chốt.

Trong buổi họp báo giao ban Thành Ủy Hà Nội chiều ngày 21/1, ông Sáng cũng tiết lộ, mặc dù năm nào Hà Nội cũng tổ chức tuyên dương cả nghìn thủ khoa đầu ra và có cơ chế chính sách để tiếp nhận các em vào làm việc ngay nhưng con số này cho đến hôm nay là không nhiều. Sở dĩ là do mức lương công chức khá thấp nên cũng không hấp dẫn được các em. Thậm chí, có những em về làm việc được một thời gian sau đó cũng xin rút để chuyển sang nơi khác có mức thu nhập cao hơn. Do đó, gần như công chức nguồn lấy từ thủ khoa đầu ra là rất ít. Chính vì thế Đề án này được đưa ra cũng nhằm giải quyết thực trạng này với yêu cầu đầu vào có phần “mềm hơn”.

Tiêu chí xét tuyển công khai đảm bảo công bằng

Cũng theo ông Sáng, đề án này công khai các tiêu chí đánh giá để lựa chọn nên chắc chắn sẽ đảm bảo được sự công bằng. Cụ thể, đối tượng điều kiện để được tham gia là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang chịu các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Video đang HOT

Có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nước loại khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học (đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở bậc đại học) ở nước ngoài loại giỏi, xuất sắc, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn; Có trình độ ngoại ngữ B trở lên một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc; Trình độ tin học văn phòng; Tuổi đời tính đến thời điểm nộp hồ sơ: không quá 27 tuổi đối với người tốt nghiệp đại học, không quá 30 tuổi đối với người có trình độ thạc sĩ, không quá 35 tuổi đối với người có trình độ tiến sĩ; Có đủ sức khỏe đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Cam kết sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo công tác ít nhất 5 năm tại xã, phường, thị trấn được phân công.

Trường hợp là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi của thành phố, đăng ký về làm việc tại xã phải có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại trung bình khá trở lên đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.

Đối với trường hợp không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội phải có một trong các điều kiện sau: Bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn; Bằng tốt nghiệp tiến sỹ hoặc thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc đại học công lập hệ chính quy, phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.

“Việc đưa tiêu chí chọn người không có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội cho thấy thành phố sẵn sàng đón nhận những người tài về phục vụ cho Thủ đô” – ông Sáng nhấn mạnh.

Theo hướng dẫn của Sở Nội vụ Hà Nội thì việc xét tuyển học viên chủ yếu dựa vào các tiêu chí nêu trên lấy từ cao xuống thấp. Quy trình diễn ra qua các khâu nghiêm ngặt. Đầu tiên, UBND các quận, huyện, thị xã thông báo công khai chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi, nghĩa vụ của học viên, thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, quy trình xét chọn hồ sơ, nội dung đào tạo công chức nguồn tại trụ sở UBND quận, huyện, thị xã, phường, thị trấn và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước hai là tiếp nhận hồ sơ và xét tuyển các lớp nguồn công chức. Ở khâu này UBND quận, huyện, thị xã thành lập Hội đồng xét chọn học viên. Hội đồng xét chọn có 5 thành viên gồm: Đại diện lãnh đạo quận, huyện, thị xã làm chủ tịch Hội đồng; đại diện lãnh đạo phòng Tư pháp, phòng Nội vụ, Thanh tra huyện làm ủy viên, chuyên viên phòng Nội vụ làm thư ký. Hội đồng xét duyệt làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng xét duyệt đó là tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét tuyển học viên.

Bước 3 là xét duyệt học viên tại chỉ tiêu cuối cùng của chức danh công chức nguồn. Nếu xảy ra tình trạng ở chỉ tiêu cuối cùng của công chức nguồn có hai hồ sơ trở lên đủ điều kiện thì sẽ được xét chọn theo thứ tự ưu tiên: Có trình độ cao hơn; Là người dân tộc có hộ khẩu thường trú tại xã miền núi thuộc huyện; Ngành đào tạo ưu tiên hơn; Xếp hạng tốt nghiệp cao hơn; Điểm trung bình chung toàn khóa cao hơn; Có thời gian kinh nghiệm công tác ở vị trí chức danh xét chọn cao hơn.

Khâu cuối cùng là công bố công khai kết quả của học viên bao gồm danh sách học viên chính thức; Danh sách đề nghị thành phố chuyển sang quận, huyện khác (nếu có)…

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thì việc lựa chọn và niêm yết kết quả công khai sẽ giúp cho xã hội và chính các học viên giám sát lẫn nhau. Nếu có tiêu cực thì dễ dàng được phát hiện để có biện pháp xử lý.

Mở cơ chế nhưng vẫn… lo

Theo đề án của UBND thành phố Hà Nội thì có rất nhiều quyền lợi cho học viên các lớp nguồn. Cụ thể, trong thời gian học tập trung được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí theo chế độ đặc thù của thành phố: hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo (kinh phí học tập, tài liệu); Được hỗ trợ tiền ăn theo quy định, trợ cấp kinh phí hàng tháng bằng 2,0 lần lương tối thiểu; Học viên ở xa được bố trí chỗ ở tại ký túc xá của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong;

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp kết hợp với thi tuyển công chức; Học viên đỗ tốt nghiệp được cấp Bằng tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị, Chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên; Chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành; Được tuyển dụng công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn. Được hưởng 100% lương ngạch chuyên viên theo quy định kể từ ngày ký quyết định tuyển dụng.

Đối với Học viên tình nguyện làm việc tại các xã không có người đăng ký được hưởng chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại trong thời gian công tác 5 năm tại xã. Trong thời gian công tác tại xã, phường, thị trấn, tùy theo năng lực và khả năng được đánh giá, xét đề cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại xã, phường, thị trấn; Sau 5 năm công tác tại cơ sở kể từ ngày có Quyết định tuyển dụng, được xét tuyển công chức hành chính bổ sung cho đội ngũ CBCC nghỉ hưu làm việc tại UBND quận, huyện, thị xã, sở, ngành Thành phố.

“Những học viên theo học lớp nguồn sẽ phải trải qua một thời gian dài thử thách trước khi được xem xét bổ nhiệm thành cán bộ chủ chốt. Chính vì thế đây phải là những người có nhiệt huyết và quyết tâm. Chúng tôi cũng đang làm việc với Sở Tài chính để nghiên cứu chính sách nhằm hỗ trợ thêm bởi nếu không thỏa đáng rất khó để thành công”, ông Trần Huy Sáng bày tỏ.

Nhằm để đảm bảo nguồn ngân sách (dự kiến khoảng hơn 77 tỷ đồng) không bị thất thoát UBND Thành phố Hà Nội đã đưa ra những quy định ràng buộc như học viên phải thực hiện nghĩa vụ học tập rèn luyện theo nội quy của cơ sở đào tạo và các nghĩa vụ khác của học viên theo quy định; Sau khi tốt nghiệp chấp hành sự phân công công tác của tổ chức về xã, phường, thị trấn công tác ít nhất 5 năm, kể từ ngày có Quyết định tuyển dụng; Bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo và kinh phí hỗ trợ khác nếu tự ý bỏ học, không tốt nghiệp khóa đào tạo hoặc không thực hiện đúng cam kết…Đây cũng là cách Hà Nội “trói chân” học viên.

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội thì đây là năm đầu tiên thí điểm nên chắc chắn vận chưa để vận hành một cách “trơn tru”. Những bộc lộ, yếu kém nếu có sẽ được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tính khách quan, trung thực và cái đích hướng đến là đào tạo ra những công chức nguồn có trình độ cao và giàu nhiệt huyết.

Nguyễn Hùng – Quang Phong

Theo dân trí

Băn khoăn về điểm sàn

Đó là băn khoăn của nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh và đại diện nhiều trường ĐH ngoài công lập tại hội thảo về tuyển sinh được tổ chức tại Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn sáng 20-12 với sự tham gia của lãnh đạo 40 trường ĐH ngoài công lập phía Nam.

Một lần nữa, đại diện các trường đề cập vấn đề bất bình đẳng giữa trường công và trường tư. TS Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Miền Đông, cho rằng trường ĐH công được "nuôi dưỡng", còn ĐH tư phải "tự sống", do đó trường ĐH ngoài công lập chịu thiệt thòi khi bị ràng buộc bởi điểm sàn. Nhà văn Nguyên Ngọc cũng cho rằng duy trì điểm sàn là bất hợp lý, đây là rào cản lớn khiến các trường ngoài công lập khó duy trì vai trò đào tạo 40% nguồn nhân lực.

Băn khoăn về điểm sàn - Hình 1

Trong khi đó, một số đại biểu cho rằng với hoàn cảnh hiện nay, khó có thể bỏ "ba chung" và khó phá điểm sàn. Nếu không có điểm sàn, có thể xảy ra chuyện chỉ cần 1-3 điểm thí sinh cũng đậu ĐH. Do đó, điểm sàn cần được cân nhắc hợp lý, bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh của các trường.

"ĐH ngoài công lập đang tự giết mình khi định vị mình ở vị trí phía dưới và chấp nhận khái niệm phân tầng. Tại sao lại định hình quan điểm sinh viên học trường công thì tốt, còn trường tư thì phải chịu thua kém, thiệt thòi? Không nên phân biệt ĐH công lập và ĐH ngoài công lập mà chỉ nên phân biệt trường nào đào tạo tốt và trường nào đào tạo chưa tốt" - TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, bức xúc.

Theo bà Phượng, các trường cần được đảm bảo thực hiện đúng Luật Giáo dục ĐH, như được quyền xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai phương án. TS Nguyễn Văn Phúc đề xuất các trường ĐH công lập cần trải qua cuộc tuyển sinh quy mô quốc gia để chọn được người tài, còn trường ĐH ngoài công lập cũng như các ĐH có vốn nước ngoài tại Việt Nam cần được tự tuyển sinh và không phụ thuộc vào kỳ thi ba chung.

Nhiều đại biểu cũng đề xuất có một buổi đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Bộ GD-ĐT để tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc không chỉ vấn đề tuyển sinh mà còn nhiều vấn đề khác mà các trường ĐH ngoài công lập đang phải đối mặt.

Theo người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thườngNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Kỳ Duyên - Minh Triệu lén gặp nhau?Kỳ Duyên - Minh Triệu lén gặp nhau?
22:54:22 22/11/2024
1 Á hậu Vbiz là phu nhân hào môn vừa âm thầm sinh con1 Á hậu Vbiz là phu nhân hào môn vừa âm thầm sinh con
22:51:55 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?
20:45:54 22/11/2024
Jiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ phân chia tài sản, chính thức kết thúc cuộc hôn nhân sóng gióJiyeon (T-ara) và chồng cầu thủ phân chia tài sản, chính thức kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió
21:35:20 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bom tấn top 1 toàn cầu: Thống trị 87 quốc gia, nhận điểm cao ngất nhờ nữ chính vừa đẹp vừa ngầu xuất sắc

Bom tấn top 1 toàn cầu: Thống trị 87 quốc gia, nhận điểm cao ngất nhờ nữ chính vừa đẹp vừa ngầu xuất sắc

Phim âu mỹ

23:42:10 22/11/2024
Silo (Hầm Silo), ngựa chiến nhà Apple Studios, đang tạo nên cơn sốt khắp mặt trận phim ảnh chất lượng và công tác đầu tư đỉnh cao.
Dàn sao Vbiz rần rần khoe nhận thiệp cưới Khánh Vân, 1 nàng hậu thân thiết lại có dấu hiệu lạ?

Dàn sao Vbiz rần rần khoe nhận thiệp cưới Khánh Vân, 1 nàng hậu thân thiết lại có dấu hiệu lạ?

Sao việt

23:35:06 22/11/2024
Những ngày gần đây, thông tin về đám cưới của Hoa hậu Khánh Vân và nhiếp ảnh gia Long Nguyễn rầm rộ khắp mạng xã hội.
"Hận thù" gần 10 năm với MAMA, tại sao Rosé và G-Dragon đồng loạt chịu dự lễ trao giải 2024?

"Hận thù" gần 10 năm với MAMA, tại sao Rosé và G-Dragon đồng loạt chịu dự lễ trao giải 2024?

Sao châu á

23:32:13 22/11/2024
Fan lâu năm Kpop có lẽ vẫn còn nhớ 2 sự cố cực căng khiến BLACKPINK và G-Dragon nghỉ chơi với MAMA trước khi trở lại vào năm nay.
Hồ Ngọc Hà biến hóa hình ảnh trong 'Cây đèn thần'

Hồ Ngọc Hà biến hóa hình ảnh trong 'Cây đèn thần'

Nhạc việt

23:16:50 22/11/2024
Tối 21.11, ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã có buổi ra mắt MV Cây đèn thần và E.P Nhắm mắt, bật nhạc, tắt phone tại TP.HCM.
Sắc vóc nam thần có loạt cảnh nóng cùng Mai Davika trong 'Nữ hoàng Ayodhaya'

Sắc vóc nam thần có loạt cảnh nóng cùng Mai Davika trong 'Nữ hoàng Ayodhaya'

Hậu trường phim

23:00:45 22/11/2024
Trong Nữ hoàng Ayodhaya (The Empress of Ayodhaya), Film Thanapat Kawila có nhiều cảnh khoe vóc dáng săn chắc, nam tính.
Cô gái xinh đẹp 'hớp hồn' danh ca Thái Châu khi hát nhạc Trịnh

Cô gái xinh đẹp 'hớp hồn' danh ca Thái Châu khi hát nhạc Trịnh

Tv show

22:57:43 22/11/2024
Thể hiện Sóng về đâu trên sân khấu Người kể chuyện tình , Hương Nhật Quỳnh khiến danh ca Thái Châu thích thú dành những lời có cánh .
Cô gái Đắk Lắk dành 10 năm làm việc cật lực trên thành phố để làm đúng 1 thứ cho người cha chạy thận: Ngưỡng mộ quá!

Cô gái Đắk Lắk dành 10 năm làm việc cật lực trên thành phố để làm đúng 1 thứ cho người cha chạy thận: Ngưỡng mộ quá!

Netizen

22:06:19 22/11/2024
10 năm qua, cô đã không ngừng cố gắng để thực hiện lời hứa dành cho người đàn ông quan trọng nhất cuộc đời mình.
Tiết lộ câu nói của Mourinho với Ronaldo

Tiết lộ câu nói của Mourinho với Ronaldo

Sao thể thao

22:04:32 22/11/2024
Chi tiết cuộc điện thoại giữa Jose Mourinho và Cristiano Ronaldo vừa được tiết lộ, khi vị HLV người Bồ Đào Nha được cho là cố gắng thực hiện thương vụ chuyển nhượng sốc.
Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine

Đồng ruble của Nga giảm giá sau vụ phóng tên lửa siêu vượt âm vào Ukraine

Thế giới

22:01:59 22/11/2024
Theo ông Putin, cuộc tấn công đã phá hủy thành công một trong những khu công nghiệp thời Liên Xô lớn nhất của Ukraine chuyên sản xuất công nghệ tên lửa.
Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Nicole Kidman bị chỉ trích nói dối về "meme ăn mừng ly hôn Tom Cruise"

Sao âu mỹ

21:32:02 22/11/2024
Sau khi Nicole Kidman nói meme ly hôn được lan truyền là cảnh trong một bộ phim, cô đã bị cáo buộc nói dối. Đây không phải là từ một bộ phim - người hâm mộ khẳng định.
Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Nhạc quốc tế

21:20:33 22/11/2024
Không một ai ngờ, sân khấu APT. đã được quay trước rồi phát sóng tại MAMA. Rosé và Bruno Mars không trình diễn như dự tính.