Hà Nội khống chế sĩ số 40 học sinh/lớp
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đã thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện tuyển sinh của các trường THPT, chuẩn bị cho việc tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015-2016.
Theo số liệu của sở, năm học tới số học sinh dự tuyển vào lớp 10 dự kiến tăng thêm 10.000.
Vì vậy, cùng với yêu cầu tăng cường cơ sở vật chất, chất lượng công tác tuyển sinh và chất lượng dạy học, Hà Nội áp dụng nghiêm ngặt hơn chủ trương “ba giảm” (chỉ tiêu trái tuyến, sĩ số học sinh/lớp, số lớp đối với những trường quy mô quá lớn).
Từ cuối tháng 1/2015, các đoàn kiểm tra của Sở GD-ĐT Hà Nội đã tập trung kiểm tra khối trường ngoài công lập, đồng thời yêu cầu các trường báo cáo số liệu về sở. Những trường không có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, đặc biệt là không đủ điều kiện về bộ máy quản lý sẽ phải xem xét giảm hoặc ngừng giao chỉ tiêu.
Phạt từ 15-20 triệu đồng đối với lớp có số lượng học sinh vượt quá mức quy định từ 41% trở lên.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết với các trường ngoài công lập có hai địa điểm trở lên sẽ chỉ giao chỉ tiêu cho một địa điểm. Dự kiến sẽ có 68% chỉ tiêu cho các trường công lập, số còn lại giao cho các trường ngoài công lập có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.
Năm 2014, việc siết chặt kiểm tra điều kiện tuyển sinh với trên 100 trường ngoài công lập ở Hà Nội đã cho thấy nhiều trường không có hiệu trưởng, thiếu giáo viên, thiết bị dạy học, địa điểm không đảm bảo chất lượng dạy học. Một số trường vì không khắc phục được bất cập trên đã phải ngừng tuyển sinh.
Theo phương án tuyển sinh đầu cấp đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội vẫn duy trì cả việc thi và xét.
Theo đó, học sinh tốt nghiệp THCS sẽ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh với hai môn Ngữ văn và toán. Kết quả các môn thi cùng với kết quả đánh giá học lực, hạnh kiểm của học sinh ở bậc THCS sẽ là cơ sở để tuyển sinh vào lớp 10 đại trà.
Học sinh dự tuyển vào bốn trường chuyên của Hà Nội, ngoài việc thi hai môn ngữ văn và toán sẽ dự thi thêm môn ngoại ngữ và các môn chuyên. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội dự kiến sớm hơn so với năm trước gần hai tuần.
Với việc tuyển sinh lớp 1 và lớp 6, Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì quan điểm “giảm sĩ số trong lớp, giảm học sinh trái tuyến và giảm số lớp ở trường có quy mô quá đông, không đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng”.
Năm học 2015-2016, Hà Nội dự kiến tăng 8.000 học sinh lớp 12, nhưng lớp 6 lại giảm mạnh so với năm học trước.
“Đủ chỗ học cho học sinh mầm non 5 tuổi và tiểu học” là yêu cầu mà UBND TP Hà Nội đặt ra đối với ngành GD-ĐT thủ đô. Để thực hiện, ngoài việc xây dựng thêm trường, lớp, việc giảm chỉ tiêu trái tuyến ở các trường “điểm” sẽ được sở làm quyết liệt hơn so với các năm trước.
Theo Vĩnh Hà/Báo Tuổi trẻ
Siết chặt an toàn vệ sinh và phòng bệnh cho học sinh dịp Tết Nguyên đán
Sở GDĐT Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi, bệnh mùa đông xuân và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho giáo viên, học sinh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi
Cụ thể, thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi, Sở GDĐT yêu cầu các phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã và các trường học, các cơ sở giáo dục triển khai các nội dung:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Sở GDĐT và hướng dẫn của ngành Y tế trong thời gian qua. Trước mắt tổ chức ngay chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi, dịch bệnh mùa đông xuân,... cho cán bộ quản lý giáo dục, y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về tiêm chủng phòng bệnh.
Thứ hai, đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục Mầm non (kể cả các nhóm trẻ gia đình) phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai đợt cao điểm làm vệ sinh môi trường phòng chổng bệnh tay chân miệng: - Tiến hành vệ sinh khử trùng sân chơi, lớp học, sàn nhà, hành lang, cầu thang, tay vịn, nhà vệ sinh, đổ chơi, đồ dùng cá nhân...theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế. Tổ chức hướng dẫn việc rửa tay đúng cách cho học sinh, giáo viên và người chăm sóc trẻ
Thứ ba, thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn, căng tin trong trường học; đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn chú ý các loại thực phẩm tiêu thụ nhiễu trong dịp Tết (Thịt, giò, chả, thủy hải sản, trái cây, rau, củ, quả, nước giải khát, bánh kẹo). Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện ăn uống chín, không dùng chung cốc, thìa, bát, đũa khi ăn. Duy trì vệ sinh khử trùng khu vục nhà ăn, bếp, dụng cụ chế biến, bát đũa. BGH nhà trường kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP hảng ngày.
Thứ tư, đảm bảo việc theo dõi, giảm sát sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên tại trường học để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh. Tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch phải nghỉ học, nghỉ làm việc và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Phải thực hiện nghiêm việc cách ly và chăm sóc y tế theo đúng hướng dẫn. Khi có bệnh dịch, ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường học phải phối hợp với cơ quan y tế địa phương giám sát và xử lý ổ dịch theo qui định.
Thứ năm, các phòng GDĐT quận huyện, thị xã phải kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch, ATVSTP tại các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Cuối cùng, hàng ngày, các trường học phải thực hiện đầy đủ việc báo cáo số lượng học sinh nghỉ học nghi mắc các bệnh dịch, các sự cố về ATTP cho các cấp quản lý giáo dục và cơ quan y tế địa phương: Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS báo cáo về phòng GDĐT, phòng tổng hợp báo cáo Sở GDĐT và Trung tâm Y tế địa phương. Các trường trực thuộc báo cáo về Sở, qua phòng Công tác HSSV.
Theo Baomoi.com
Chỗ ngồi trong lớp học nói gì về bạn? Với các sinh viên đại học được tự chọn chỗ ngồi của mình trong lớp, vị trí bạn chọn sẽ nói lên bạn là kiểu sinh viên nào. Ngồi bàn đầu dãy giữa Bạn thật sự là học sinh chăm chỉ và tự tin. Việc bạn chiếm được vị trí "đẹp nhất" trong lớp chứng tỏ bạn là người luôn có mặt đầy...