Hà Nội huy động 12 nghìn cán bộ coi thi và giám sát phòng thi vào lớp 10
Ngày 14-7, tại Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác coi thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2020-2021.
Hội nghị phổ biến hướng dẫn công tác coi thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021.
Tham dự hội nghị có khoảng 660 cán bộ quản lý là hiệu trưởng các trường THPT công lập; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trưởng điểm thi, phó trưởng điểm thi của kỳ thi; nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tại các điểm thi…
Kỳ thi vào lớp 10 năm 2020 Hà Nội có 172 điểm thi với với 88.928 thí sinh đăng ký dự thi. Ngành giáo dục Hà Nội huy động 12 nghìn cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi và giám sát phòng thi. Để bảo đảm an toàn cho Kỳ thi lớp 10 năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã điều động 172 kỹ thuật viên và 472 cán bộ thanh tra tới các điểm thi. Đồng thời, các trưởng điểm thi phải bố trí bốc thăm theo nhóm để bảo đảm hai cán bộ coi thi không cùng một đơn vị công tác. Tất cả các điểm thi đều được lắp camera an ninh giám sát.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại đề nghị 172 trưởng điểm thi phải rà soát toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác an ninh, an toàn tại điểm thi; chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho thí sinh trong thời tiết nắng nóng như quạt mát, nước uống; những nơi có máy điều hòa nhiệt độ cần bật để phục vụ thí sinh… Đồng thời, tập huấn bảo đảm 100% cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các nhân viên phục vụ tại điểm thi đều nắm rõ quy chế thi.
Video đang HOT
Về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất tại các điểm thi, Sở đã thành lập 15 đoàn thanh tra đi kiểm tra toàn bộ 172 điểm thi tại 30 quận, huyện, thị xã. Qua kiểm tra, về cơ bản, các điểm thi đều đã được vệ sinh sạch sẽ; đủ bàn, ghế và các thiết bị cần thiết như điện thoại có loa ngoài, máy phát điện, có phòng thi dự phòng và có phương án bố trí nhân viên y tế trực với các trang thiết bị đảm bảo sơ cứu ban đầu để kịp thời hỗ trợ thí sinh trong thời gian diễn ra kỳ thi…
Tuy nhiên, một số điểm thi vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện như cơ sở vật chất một số điểm thi bị xuống cấp, chưa có máy phát điện dự phòng, tủ đựng bài thi chưa bảo đảm yêu cầu… Vì vậy, đoàn kiểm tra đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, khắc phục tồn tại để hoàn thiện mặt bằng, bàn giao cho các trưởng điểm thi. Chậm nhất 16 giờ ngày 16-7, các điểm thi phải niêm phong các phòng thi.
Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 và 18-7. Thí sinh sẽ làm ba bài thi: Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Trước đó, sáng 16-7, thí sinh sẽ đến các địa điểm thi để làm thủ tục dự thi, đính chính thông tin sai sót (nếu có) và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi, cách làm bài thi.
Phụ huynh tố bị trường ép không cho con thi lớp 10: Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng
Sở GD&ĐT Hà Nội đã nắm được thông tin và đang xác minh vụ phụ huynh một trường cấp hai bị ép làm đơn không cho con thi vào lớp 10.
Sáng 1/7, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang xác minh thông tin phụ huynh phản ánh bị giáo viên chủ nhiệm yêu cầu viết đơn tự nguyện cho con không thi vào lớp 10.
Con họ đang học lớp 9 trường THCS Thanh Trì (Hoàng Mai) và trường THCS Phúc La (Hà Đông) đều có học lực yếu, kém.
"Nếu có hiện tượng này thì Sở sẽ xử lý nghiêm", ông Quang nói.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT Quận Hoàng Mai cũng cho hay bà đang trực tiếp làm việc với nhà trường, phụ huynh học sinh về vấn đề trên. Theo thông tin ban đầu, không có chuyện "ép phụ huynh không cho con thi vào lớp 10". Phòng GD&ĐT Quận tiếp tục làm rõ phản ánh và sẽ có báo cáo với Sở GD&ĐT Hà Nội.
Học sinh khối THPT. (Ảnh minh hoạ)
Ngày 30/6, một số phụ huynh bức xúc phản ánh việc 2 trường THCS Thanh Trì và THCS Phúc La có hiện tượng giáo viên ép phụ huynh viết đơn tình nguyện không cho con thi vào lớp 10 trường công lập.
Thậm chí có người nài nỉ, rưng rưng nước mắt xin giáo viên cho con được đi thi, "dù trượt gia đình cũng chấp nhận", nhưng không được. " Trước sức ép trong 2 ngày phụ huynh phải nộp bản cam kết để giáo viên hoàn thành điểm học bạ, 100% phụ huynh cực chẳng phải ký vào đơn tự nguyện không tham gia thi", phụ huynh có con học trường THCS Thanh Trì nói.
Một phụ huynh khác có con học ở trường THCS Phú La (Hà Đông) cũng rơi vào tình cảnh này. Phụ huynh cho rằng, việc đỗ hay trượt với họ không quan trọng, nhưng cách làm của nhà trường đã tước đi quyền lợi của học sinh, khiến các em có học lực yếu trở thành cá biệt và bị chán nản vì sớm loại khỏi cuộc đua vào lớp 10 so với bạn bè.
Tình trạng "ép học sinh kém không thi vào lớp 10 công lập" diễn ra từ nhiều năm qua. Có những em không được thi lên cấp 3, phải chọn học trường nghề hoặc bổ túc. Lý do nhà trường sợ ảnh hưởng đến thành tích, nên học sinh có học lực kém phải "tự nguyện" xin không tham gia kỳ thi này.
Tuy nhiên, trả lời báo chí, bà Tạ Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng trường THCS Thanh Trì, khẳng định không có chuyện nhà trường ngăn cản học sinh yếu kém thi lên trường cấp 3 công lập. Trường có chủ trương phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT.
"Hàng năm, nhà trường vẫn mời các trường trung cấp nghề đến để trao đổi với học sinh, giúp các em xác định được hướng đi phù hợp với năng lực. Nhà trường chỉ cung cấp thông tin, còn người quyết định vẫn là phụ huynh và học sinh chứ không hề ngăn cản hay ép buộc.
Có thể trong công tác phân luồng, thầy cô truyền tải không toát lên được quan điểm chung khiến phụ huynh hiểu sai theo ý ép buộc. Nhà trường hiện có 222 học sinh lớp 9, và chúng tôi cam kết không bắt ép bất cứ học sinh nào để nâng thành tích của nhà trường", bà Tuyết nói.
Thi vào lớp 10: Quyết liệt cuộc đua "lách cửa" trường công Lựa chọn nguyện vọng làm sao để có được suất vào lớp 10 trường công đang là bài toán khiến nhiều học sinh, phụ huynh "đau đầu". Quay cuồng với ôn tập và thi thử Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 tại Hà Nội tăng nhẹ so với năm trước, song kỳ thi dự báo vẫn...