Hà Nội: Hơn 315 tỷ đồng hỗ trợ 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập chuyển đổi số
UBND TP. Hà Nội vừa ban hanh kế hoạch ‘Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025′ trong đó nêu rõ sẽ thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số cho 90.000 doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập…
Ảnh minh họa.
Đối tượng hỗ trợ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021, đăng ký trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi số.
Theo nội dung kế hoạch, Hà Nội đặ mục tiêu tiêu phấn đấu đến năm 2025, đạt 100% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Khoảng 90.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập được nhận hỗ trợ từ Kế hoạch như; sử dụng các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo kiến thức về chuyển đổi số; hỗ trợ tư vấn; cung cấp các nền tảng chuyển đổi số trong doanh nghiệp; hỗ trợ kinh phí thuê, mua giải pháp chuyển đổi số.
Đồng thời kế hoặc đặt mục tiêu 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sử dụng chữ ký số, hóa đơn điện tử. Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ chuyển đổi số thông qua phát triển mạng lưới đối tác, gồm: Tổ chức, cá nhân tư vấn chuyển đổi số và doanh nghiệp cung cấp nền tảng số xuất sắc trong từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp, gồm: Xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số; Hỗ trợ các gói chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mức độ chuyển đổi số; Kết nối, hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn, thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; thúc đẩy hệ sinh thái chuyển đổi số TP.Hà Nội.
Trong đó, Hà Nội sẽ xây dụng khung chương trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành và lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng với đó là xây dựng, thiết lập phần mềm thu thập, đánh giá, phân tích, xử lý thông tin để cung cấo các công cụ, tài liệu, giải pháp về chuyển đổi số, đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố.
Hà Nội cũng đặt ra nhiệm vụ nâng cấp, bảo trì hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung video bài giản trực tuyến về chuyển đổi số theo từng lĩnh vực, từng cấp độ để cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời sẽ hình thành các kênh kết nối trên nền tảng mạng xã hội nhằm gắn kế, chia sẻ thông tin phục vụ cộng đồng doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh hoạt động tuyên triyền, phổ biến các chương trình của Chính phủ và Thành phố, nền tảng chuyển đổi số của Thành phố; các nội dung, mô hình, sản phẩm, gương điển hình, xu hướng của khu vực và thế giới về chuyển đổi số bằng phương thức truyền thông đa phương tiện thông qua hợp tác với các đơn vị báo chí, truyền hình, truyền thông đa phương tiện,… đến các doanh nghiệp để nắm bắt, tiếp cận và chủ động tham gia.
Theo kế hoạch, ngoài việc hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, thành phố cũng đặt hỗ trợ các gói chuyển đổi số. Với gói “Bắt đầu chuyển đổi số” với mức hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa; tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số, nhưng không quá 20 triệu đồng/năm với doanh nghiệp siêu nhỏ, không quá 50 triệu đồng/năm với doanh nghiệp nhỏ, không quá 100 triệu đồng/năm với doanh nghiệp vừa.
Tương tự, với gói “Tăng tốc chuyển đổi số”, thành phố sẽ hỗ trợ các giải pháp chuyên sâu hơn, các công cụ, giải pháp về an toàn dữ liệu, hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, quản lý hệ thống khách hàng và kênh bán hàng, báo cáo và phân tích kinh doanh thông minh…
Với gói “Chuyển đổi số hướng đến thị trường toàn cầu” thành phố đặt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số để thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thương hiệu và sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.
Doanh nghiệp chuyển đổi số nên xuất phát từ trải nghiệm khách hàng
Nếu chuyển đổi số chỉ nhằm tối giản chi phí, nâng cao hiệu quả mà bỏ quên khách hàng, doanh nghiệp có thể không đạt được các mục tiêu đặt ra.
"Cha đẻ" quản trị học Peter Drucker từng nói, "Mục tiêu của một doanh nghiệp là tạo ra khách hàng". Sáu thập kỷ sau câu nói này, không ít CEO đã nâng quan điểm của Drucker lên mức cực đại, trong số đó có Jeff Bezos, nhà sáng lập đế chế Amazon. Họ tin rằng tạo ra khách hàng và giúp họ hạnh phúc chính là chìa khóa dẫn đến thành công.
Dù vậy, các nỗ lực chuyển đổi số đang diễn ra ở nhiều doanh nghiệp lại không đặt khách hàng ở trung tâm. Thay vào đó, công nghệ mới lại chủ yếu hỗ trợ vận hành hiệu quả, cắt giảm chi phí. Điều này tuy quan trọng nhưng đôi khi đẩy người dùng vào thế khó do không được chú ý, phải vật lộn với trải nghiệm nghèo nàn, không nhất quán.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp B2B và B2C nhận ra rằng các chiến lược chuyển đổi số phải bắt đầu từ trải nghiệm người dùng. Tạo ra trải nghiệm khác biệt sẽ thu hút khách hàng mới và thuyết phục họ quay trở lại, gia tăng nguồn thu và lợi nhuận, thậm chí chỉ số ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư) còn cao hơn cả quảng cáo.
Theo hãng phân tích Statista, năm 2022, chi tiêu cho chuyển đổi số dự kiến đạt 1,8 nghìn tỷ USD và dự kiến tăng lên 2,8 nghìn tỷ USD năm 2025. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông minh kết hợp với chi phí điện toán và lưu trữ giảm khiến doanh nghiệp tiếp cận được hầu hết công nghệ mới, đặc biệt là phân tích dữ liệu và máy học. Khách hàng đòi hỏi trải nghiệm tốt hơn từ các tổ chức. Vì vậy, người thắng cuộc sẽ là những người tạo ra được trải nghiệm tốt hơn đối thủ và thỏa mãn mong muốn của khách hàng.
Có thể lấy ví dụ về Comcast, đế chế truyền thông lớn nhất của Mỹ. Thành lập năm 1963, Comcast đã sáng tạo nhiều sản phẩm mới như nền tảng video dựa trên đám mây để xem các chương trình truyền hình, phim ảnh trên nhiều thiết bị; hay điều khiển bằng giọng nói. Song khách hàng lại không thỏa mãn. Các nhà lãnh đạo công ty nhận ra trải nghiệm khách hàng cũng phải hữu ích như chính sản phẩm.
Vì vậy, Comcast tiến hành tái cấu trúc, đưa bộ phận đổi mới sản phẩm và trải nghiệm khách hàng về một mối. Kết quả là trải nghiệm cá nhân hóa cao, sử dụng máy học để gợi ý nội dung mà khán giả yêu thích, muốn khám phá.
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng sẽ buộc các công ty phải giải quyết, đồng cảm và thấu hiểu tất cả những điểm tương tác với khách hàng: từ chiến dịch tiếp thị, nhân viên bán hàng, quy trình tương tác (dù qua con người hay chatbot) cho đến nơi khách hàng tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ lần đầu (dù online hay offline).
Dữ liệu sẽ chỉ đường để doanh nghiệp cải thiện những chỗ cần cải thiện. Công ty cần tập trung chuyển đổi dựa vào dữ liệu doanh nghiệp và hệ sinh thái nhằm tìm hiểu sở thích và kiểu mẫu của khách hàng. Sau đó, họ cần lập mô hình trải nghiệm cạnh tranh toàn diện. Dữ liệu khách hàng và thông tin chi tiết thu được từ đây sẽ là chìa khóa để hiểu được nên đầu tư vào đâu và khoản đầu tư nào mang lại ROI đáng kể.
Chẳng hạn, bằng cách sử dụng dữ liệu giúp hiểu được mọi người sẽ làm gì trong xe, các nhà sản xuất ô tô mở rộng quan hệ với khách hàng, không dừng lại ở việc mua xe. Nhờ tận dụng IoT, AI và phân tích, BMW nhìn nhận các mẫu xe điện i3 còn hơn cả phương tiện di chuyển. Công ty thử nghiệm một số dịch vụ như DriveNow - ứng dụng chia sẻ dành cho BMW i3 và i8, ParkNow, phát hiện các bãi đỗ xe còn trống và cho phép đặt chỗ trước, mang đến trải nghiệm cơ bản và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.
TP.HCM hợp nhất 2 Ban chỉ đạo về xây dựng đô thị thông minh và chính quyền điện tử Gồm 23 thành viên, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh và xây dựng Chính quyền điện tử thành phố. Theo Quyết định 944 của UBND TP.HCM về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp...