Hà Nội: Học sinh trồng “cây nhân tạo” chống ô nhiễm không khí
Ngày hội STEAM Fair 2019 năm nay có sự tham gia của gần 2.000 người, với chủ đề “STEAM vì Môi trường” đã lại những câu chuyện đẹp về mẹ tự nhiên.
Từ đó, học sinh có thể đưa ra những bài học đáng suy ngẫm về các vấn đề môi trường mà Trái Đất đang đối mặt và gieo lại trong mỗi người những câu hỏi cần trăn trở vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, hối thúc chúng ta cùng hành động gìn giữ hành tinh này mãi xanh tươi.
Nằm trong khuôn khổ chương trình, chung kết cuộc nghiên cứu khoa học của học sinh đã diễn ra với 6 sản phẩm khoa học xuất sắc nhất giải quyết các vấn đề môi trường.
Học sinh thuyết trình về Máy điều hòa không khí City Tree, sản phẩm đoạt giải Phát minh sáng chế (tương đương giải Nhất).
Trong đó, Máy điều hòa không khí City Tree – một trong 6 sản phẩm khoa học xuất sắc nhất, giải quyết các vấn đề môi trường của nhóm học sinh lớp 9, vừa được trao giải Phát minh sáng chế (tương đương giải Nhất) của chung kết nghiên cứu khoa học.
Học sinh Tạ Phú An, Trưởng khối 9, thành viên nhóm nghiên cứu sản phẩm Máy điều hòa không khí cho biết, đặc điểm cơ bản của máy sử dụng năng lượng mặt trời, hút không khí bẩn vào máy và xử lý bằng hệ thống rêu xanh (loài thực vật dễ sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu Việt Nam, độ bao phủ lớn, thực hiện đầy đủ vai trò của quang hợp của thực vật tạo ra O2 và hút CO2).
Mỗi một City Tree tương đương với hiệu quả của 275 cây xanh, có thể hấp thụ khoảng 250g bụi/ngày và loại bỏ 240.000kg CO2 mỗi năm.
“Cây nhân tạo” rất thân thiện với môi trường vì xử lý bằng hệ thống rêu xanh để điều hòa không khí.
Phú An cho biết, hiện nay lòng đường ở Hà Nội đang bị lấn chiếm, cây xanh đang thiếu nghiêm trọng do phải chặt bỏ để mở rộng đường sá. Do đó, một “cây nhân tạo” rất thân thiện với môi trường được ra đời để điều hòa không khí.
Video đang HOT
“Chỉ trong vòng 1 tuần, nhóm chúng em phải lên ý tưởng và thực hiện. Nhiều hôm, nhóm ở lại đến 6, 7h tối mới về”, Phú An cho hay.
Cơ chế hoạt động và các tính năng cơ bản của “cây nhân tạo”
Chia sẻ với báo chí, TS Đặng Văn Sơn – Giám đốc Học viện Sáng tạo S3 cho hay, những ý tưởng, đề tài của học sinh phù hợp với khả năng của học và tình trạng hiện nay ở Hà Nội vì ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề thiết thực của của cuộc sống. Trong giáo dục STEM, một trong những điều quan trọng là giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương.
Ở đây, học sinh đã đưa ra rất nhiều ý tưởng hay, phù hợp như: vấn đề như ô nhiễm sông Tô Lịch, rác thải, ô nhiễm tiếng ồn… Đây là vấn đề diễn ra hàng ngày, trong cuộc sống.
Theo ông Sơn, ấn tượng nhất có lẽ là giải pháp làm sạch sông Tô Lịch vì hiện tại, chúng ta đang giải quyết phần ngọn, tức chỉ làm sạch nước ở sông nhưng lại tiếp tục xả thải ra thì không giải quyết được vấn đề. Vì thế, ý tưởng lọc nước thải của các bạn học sinh rất thực tiễn.
Cô Phạm Thị Minh An – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, chương trình khoa học của trường được tích hợp bao gồm các lĩnh vực Toán, Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật.
Ngay từ tiểu học, các em đã được tiếp cận với các chủ đề liên môn, hướng học sinh đến các vấn đề thực tiễn cần giải quyết.
Chính vì vậy, phương pháp học tập trải nghiệm và học tập dự án là 2 phương pháp chủ đạo mà nhà trường áp dụng trong việc giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên.
Ngày hội năm nay, nhà trường lựa chọn chủ đề Green.0 với ý nghĩa nhân văn hướng tới gìn giữ và bảo vệ môi trường trước tác động của con người từ hàng ngàn năm đặc biệt là trong sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay đã không ngừng gây ra tổn thương cho mẹ thiên nhiên.
M. Hà
Theo Dân trí
Tân hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng ước mơ về nền giáo dục tiên tiến
Ông Hồ Thanh Phong kỳ vọng chương trình dạy 100% bằng tiếng Anh, giáo trình quốc tế, liên kết với trường nước ngoài, sinh viên dễ chuyển tiếp du học.
Nhà giáo nhân dân, phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Thanh Phong có nhiều năm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu bối cảnh giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới và mô hình quốc tế hóa tại Việt Nam. Ông chia sẻ dự định, kế hoạch trong năm học đầu tiên nhận chức Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU).
- Đánh giá của ông với giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay?
- Giáo dục đại học Việt Nam trước đây từng là một hệ thống giáo dục tinh hoa. Ở giai đoạn hiện tại, giáo dục đại học có tính phổ cập và nhắm đến nhu cầu xã hội nhiều hơn, từ đó, dẫn đến sự phân tầng, phân lớp, chia ra nhiều mức độ giữa các trường đại học. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển năng động và toàn cầu hóa mạnh mẽ, dường như tốc độ của giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa bắt kịp nhịp độ phát triển kinh tế.
Một trong những vai trò và trách nhiệm của trường đại học là cung cấp nhân lực để hội nhập quốc tế, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và nền kinh tế. Nhưng không dừng lại ở những ngành nghề thời thượng, chính các trường đại học phải quan tâm đến ngành nghề ít hấp dẫn nhưng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển bền vững của xã hội, ví dụ như ngành môi trường hay quản lý tài nguyên nước... Tôi mơ ước điều này đã từ lâu và mong sớm thành hiện thực. Tôi tin nếu mọi người cùng thực thi nhiệm vụ với sự tin tưởng, đồng thuận và cảm thông thì gian nan sẽ giảm, con đường sẽ ngắn lại.
Trong xu hướng đó, Đại học Quốc tế Hồng Bàng không ngoài cuộc. Tuy chưa phải là trường có thứ hạng cao trong nước nhưng với ước vọng về nền giáo dục đại học tiên tiến, HIU sẽ phấn đấu, nỗ lực để quốc tế hóa toàn diện chương trình đào tạo, trở thành trung tâm đào tạo, khoa học xuất sắc, nơi hội tụ của tri thức, khoa học công nghệ, văn hóa và niềm tin.
Nhà giáo nhân dân, phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Thanh Phong mong muốn Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ trở thành trung tâm đào tạo, khoa học xuất sắc.
- Để trở thành trường đại học chuẩn quốc tế, Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ làm những gì?
- Con người làm nên tất cả. Đầu tiên, vận dụng cơ chế tự chủ tài chính, trường sẽ xây dựng chính sách thu hút nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ tốt. Về thu nhập, nhà trường xây dựng cơ chế trả lương theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở mức cạnh tranh nhất. Trong đó, thu nhập của giảng viên được cấu thành bởi hai thành phần, gồm phần cứng đảm bảo thu nhập ổn định và phần chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của giảng viên gồm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ.
Sau khi ổn định về đội ngũ, HIU rà soát chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống chương trình đa ngành, đa lĩnh vực gồm khối Khoa học Sức khỏe, Khoa học Kinh tế - Quản lý - Luật, Khoa học Tự nhiên và Xã hội, Kỹ thuật - Công nghệ. Nhà trường sẽ xây dựng các chương trình giảng dạy bán phần và hướng đến toàn phần bằng tiếng Anh, liên kết với các đại học uy tín của nước ngoài theo hình thức 2 2, 3 1, hệ thống giáo trình học liệu chuẩn mực... phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trường tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phát triển giảng dạy, nghiên cứu khoa học và kết nối với cộng đồng. Hướng đến chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, khi không còn rào cản, giảng viên nước ngoài có thể đến trường giảng dạy dễ dàng, sinh viên có thể chuyển tiếp du học hay làm việc ở bất kỳ nơi đâu.
Tân Hiệu trưởng đánh trống khai giảng năm học mới 2018-2019 tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
- Làm thế nào để trường có thể đào tạo ra những sinh viên trở thành công dân toàn cầu?
- Hội nhập không nằm trong một, hai môn học hay một, hai chương trình. Hội nhập phải nhắm đến cách dạy, môi trường và nhận thức của người học. Bản thân chương trình đào tạo phải hội nhập để sinh viên có được khả năng linh hoạt, hòa nhập nhanh với môi trường.
Nhà trường sẽ đẩy mạnh quốc tế hóa và hội nhập mạnh mẽ về ngành nghề đào tạo với phương cách đào tạo mới, phát huy thế mạnh của các ngành nghề hiện có và ngành nghề mới mà xã hội đang và sẽ cần. Bên cạnh đó, hợp tác cùng nhiều doanh nghiệp theo mô hình trường học doanh nghiệp giúp đảm bảo 100% sinh viên có khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm tại thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Trường sẽ tham gia kiểm định theo chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018, kiểm định AUN (Asian University Network) năm 2019 cho một số ngành đào tạo mạnh và phấn đấu tham gia xếp hạng đại học trên thế giới năm 2020.
Ngọc Tuyền
Theo VNE
Chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học: Nhiều nghiên cứu của học sinh có tính ứng dụng Gần 230 dự án của học sinh 32 tỉnh thành khu vực phía Nam có mặt tại Chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2018-2019 diễn ra vào chiều 16/3 tại TPHCM. Bắt đầu từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung...