Hà Nội: Học sinh trải nghiệm cái Tết thời mậu dịch
Ký ức thời bao cấp mà lớp trẻ hôm nay được nghe qua những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ là những quầy mậu dịch kín người xếp hàng mua lương thực, là cái ti vi trắng đen cả xóm quây quần mỗi tối… Tất cả đều được tái hiện qua chương trình “ Tết xưa”, do Trường phổ thông liên cấp Gateway vừa tổ chức.
Tết cổ truyền của Việt Nam là một trong những lễ hội lớn nhất năm của người Việt Nam.
Mỗi khi mùa xuân đến, tất cả người Việt Nam đều hồi hộp đón chờ dịp Tết. Dù ở bất cứ nơi đâu, họ đều có nỗi nhớ nhà, mong ước được trở về nhà và đoàn tụ với gia đình.
Nơi bán tem phiếu, một trong những đặc trưng nhất của thời mậu dịch
Để bày tỏ sự biết ơn, lòng kính trọng đối với tổ tiên và cùng chúc cho tất cả một năm mới an lành, tiếp nối sự thành công của Chợ Tết 2018, với chủ đề “Tết xưa”, chợ Tết 2019 được mở ra với bối cảnh là một không gian chợ Tết của thời bao cấp Tết mậu dịch những thập niên 70-80, với mong muốn khơi gợi những hoài niệm về một cái tết xa xưa và giúp các học sinh thêm yêu những giá truyền thống của dân tộc.
Học sinh trải nghiệm xếp hàng chờ mua tem phiếu như thời mậu dịch.
Thông qua những trải nghiệm đặc biệt cũng như bối cảnh không gian, các học sinh sẽ hiểu biết thêm về những giá trị văn hóa thời bao cấp như: phải xếp hàng mua tem phiếu, sử dụng tem phiếu mua hàng theo kiểu phân phối chứ không phải theo cơ chế thị trường như hiện nay, các loại bánh truyền thống, các đồ dùng thời bao cấp….
Nhiều không gian văn hóa làng quê được tái hiện ngay trong khuôn viên nhà trường
Video đang HOT
Ký ức thời bao cấp mà lớp trẻ ngày hôm nay được nghe qua những câu chuyện kể của ông bà, cha mẹ, là những quầy mậu dịch đông kín người xếp hàng chờ mua lương thực, là cái ti vi trắng đen cả xóm quây quần mỗi tối, là tiếng xe đạp Phượng Hoàng chạy khắp các con phố… Tất cả đã được tái hiện trọn vẹn trong chợ tết với chủ đề “Tết xưa”.
Chiếc xe đạp phượng hoàng – một trong những “tài sản” quý của các gia đình thời bao cấp.
Ngoài những hoạt động trải nghiệm các hoạt động truyền thống như: gói bánh chưng, mua sắm, chơi các trò chơi dân gian… học sinh cùng bố mẹ tự tay chuẩn bị các gian hàng, trở thành những “nhà kinh doanh nhí” mời chào các sản phẩm của phiên chợ quê ngày Tết như: lì xì hand-made, bánh mứt, đồ trang trí…
Bánh đa, bánh đúc, sản phẩm truyền thống của làng quê Việt Nam.
Một học sinh cho biết, em đứng xếp hàng cả buổi sáng để mua tem phiếu. Từ đó, mới có thể mua hàng, không phải cầm tiền mua trực tiếp ở quầy như thường làm cùng bố mẹ hàng ngày. Thật sự, em đã học được tính kiên nhẫn và biết chờ đợi.
Làng nướng BBQ – sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
PV trao đổi với một học sinh đang phục vụ tại “Làng nướng BBQ”, em cho hay, sở dĩ cái tên của quầy hàng như vậy, nhằm thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa truyền thống và hiện đại – một trong những giá trị mà chương trình muốn hướng tới.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Nếu cả nước chỉ còn 10 trường sư phạm thì chẳng khác nào quay về thời bao cấp
Đó là ý kiến của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khi bàn luận về vấn đề quy hoạch các trường sư phạm.
Theo thống kê, cả nước hiện có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng và 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên.Trong đó, có 14 trường đại học sư phạm, 40 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Nhìn nhận lại hệ thống các trường sư phạm, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, các trường sư phạm đã trải qua nhiều biến động về nhu cầu giáo viên.
Đó là khi phổ cập giáo dục thì quy mô giáo viên "bung ra" đến khi dân số tăng chậm thì tỷ lệ giáo viên suy giảm.
Thừa nhận việc quy hoạch hệ thống trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay là cấp bách, nhưng theo hướng tập trung vào đại học sư phạm trọng điểm là không nên. Đó là ý kiến của Tiến sĩ Lê Viết Khuyến khi chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, hiện nay, nhu cầu giáo viên ở mỗi địa phương là khác nhau, có tỉnh thừa nhưng cũng có tỉnh thiếu. Vì vậy, ông Khuyến cho rằng phương án tập trung cho 8 - 10 trường trọng điểm là mang tính chất cục bộ.
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, nếu chúng ta chỉ tập trung phát triển 8 - 10 trường đại học trọng điểm thì chẳng khác nào quay về thời bao cấp (Ảnh minh họa: giaoduc.net.vn)
"Xét về lịch sử của hệ thống sư phạm Việt Nam cho thấy, lâu nay, các đại học sư phạm đào tạo chủ yếu là giáo viên cấp trung học phổ thông, còn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở lại chủ yếu do các trường cao đẳng sư phạm ở địa phương đào tạo vì yêu cầu về trình độ chuẩn của nhóm này chỉ ở mức cao đẳng và trung cấp.
Hơn thế nữa, các trường cao đẳng sư phạm có bề dày kinh nghiệm đào tạo giáo viên các bậc học này hơn hẳn trường đại học", ông Khuyến đặt câu hỏi.
Ngoài ra, nguyên Vụ phó Giáo dục đại học cũng cho rằng, các trường cao đẳng sư phạm vốn dĩ đã và đang đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của địa phương do đó nếu để xảy ra tình trạng thừa - thiếu giáo viên thì địa phương phải chịu trách nhiệm còn nhà nước chỉ nên đưa ra chuẩn về chất lượng chứ không nên can thiệp vào chỉ tiêu của từng trường.
Chỉ khi nào chất lượng đào tạo của trường kém thì nhà nước mới cần hỗ trợ hoặc có chế tài cụ thể.
Đặc biệt, ông Khuyến kiến nghị, các cơ sở sư phạm đừng tranh giành nguồn tuyển, đào tạo chồng chéo với nhau. Về phân cấp quản lý, Bộ chỉ nên quản lý họat động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường đại học sư phạm/đại học giáo dục trọng điểm.Do đó nếu chúng ta chỉ tập trung phát triển 8 - 10 trường đại học trọng điểm thì chẳng khác nào quay về thời bao cấp tức là khi nhu cầu giáo viên ít, nhà nước có nhiệm vụ phân bổ nguồn lực nhưng hiện nay hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ thì cần giao nhiệm vụ, trách nhiệm đó cho địa phương còn nhà nước chỉ cần giám sát.
Hơn nữa, giáo viên sẽ có lúc thừa lúc thiếu do đó, nếu sáp nhập hoặc giải thể hết các trường cao đẳng sư phạm thì khi thiếu giáo viên chúng ta sẽ giải quyết bài toán này thế nào?
Chính vì vậy, ông Khuyến cho rằng, điều quan trọng lúc này là cần thực hiện phân tầng hệ thống trường sư phạm thành các trường đại học sư phạm /đại học giáo dục trọng điểm, các trường/khoa đại học sư phạm địa phương, các trường/khoa cao đẳng sư phạm địa phương.
Thực hiện đào tạo và bồi dưỡng giáo viên chủ yếu theo địa chỉ chứ không theo cơ chế thị trường.
"Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quy định nội dung cứng của chương trình đào tạo giáo viên để tạo cơ chế liên thông, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống", ông Khuyến nhấn mạnh.
Còn Ủy ban nhân dân tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương quản lý trực tiếp và giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cho các trường/khoa sư phạm địa phương, các trường/khoa cao đẳng sư phạm địa phương.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Bao giờ văn lại là... văn? Thời bao cấp có câu "Dạy toán, học văn, ăn thể dục". Vào cái buổi mà dạy/học thể dục thể thao được tiêu chuẩn ăn (gạo, thịt...) nhiều nhất, thì những người khác, tiêu chuẩn kém hơn, chỉ nghĩ làm sao cho đỡ tốn calo. Học văn bấy giờ rất nhàn: tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống, mà cuộc sống thì...