Hà Nội: Học sinh làm giá, bán hoa… để gây quỹ xây trường vùng cao
Chiều 1/3, Trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội tổ chức hội chợ xuân Kỷ Hợi với chủ đề “Mái trường ước mơ”. Hội chợ thu hút sự tham gia của khoảng 6 nghìn người, với hơn 70 gian hàng, quyên góp được hơn 1,5 tỷ đồng để xây trường cho học sinh nghèo ở vùng cao Yên Minh, Hà Giang.
Đây là một trong những hoạt động thường niên của nhà trường, góp phần vun đắp thêm lòng nhân ái đã có sẵn trong tất cả học sinh, thầy cô giáo và các bậc cha mẹ, sự lan tỏa ý nghĩa với cộng đề về sự sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Số tiền thu được từ hoạt động này nhằm xây dựng và trang bị đồ dùng, học tập, thư viện, nội thất cho trường mầm non và tiểu học Xu Chín, xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, Hà Giang – vùng biên giới nghèo, với 100% bà con dân tộc Mông, trường học tạm bợ, thiếu thốn.
Gian hàng do giáo viên, phụ huynh học sinh chuẩn bị để gây quỹ từ thiện.
Trước đó, ngay sau khi phát động chương trình, nhiều học sinh đã miệt mài tham gia các dự án kinh doanh để gây quỹ cho hội chợ. Các em đổi bọc vở nilon lấy bọc vở giấy, làm hoa khô, làm bánh… gây quỹ.
Em Nguyễn Tiến Đăng Minh, học sinh lớp 1A1 – thành viên Dự án “Mầm giá yêu thương” cho biết, các em cùng cô giáo tìm công thức làm giá đỗ trên mạng. Sau đó cô trò cùng mua đỗ, kiếm các vỏ hộp sữa, “tắm” nước cho giá hàng ngày và kết quả là có rất nhiều bịch giá được làm để bán ra.
Em Nguyễn Tiến Đăng Minh, học sinh lớp 1A1- thành viên Dự án “Mầm giá yêu thương”
Em Hà Quốc Trân, học sinh lớp 6A0 cho biết, nhóm em có 3 người. Em cùng bố mẹ lên chợ Quảng Bá từ 4h30 sáng để mua hoa về, sau đó viết bài lên facebook cá nhân. Bài viết được chia sẻ lên trang cá nhân và nhiều group.
Video đang HOT
Học sinh ở gian hàng Đổi bọc vở nilon lấy bọc vở giấy
“Những ngày đầu, có khi mỗi ngày chúng con có vài ba chục đơn hàng. Con cùng các bạn đi ship hàng gần nhà. Ngoài ra, các con cùng nhờ bố mẹ lấy cây từ nhà vườn về để bán”, Trân cho biết.
Chia sẻ với PV Dân trí, bà Phạm Thị Bích Ngà, Chủ tịch HĐQT Trường Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội cho biết, đây là năm thứ 8 nhà trường tổ chức hội chợ từ thiện.
Nhiều học sinh rất hào hứng tham gia, đồng hành cùng phụ huynh thật sự hiệu quả và biết quý trọng đồng tiền hơn.
Trước đó, nhà trường dùng quỹ quyên góp được để làm sổ tiết kiệm cho người nghèo, mang quà đến bệnh nhân nghèo ở bệnh viện Nhi, Viện Huyết học…
Từ năm 2018, nhà trường đã làm từ thiện bền vững hơn, bằng cách xây cầu và tiến tới sẽ xây các trường lớp để nhiều người dân được hưởng thụ.
“Mỗi chúng ta ở đây đều có cuộc sống tương đối đầy đủ về vật chất, các con của chúng ta có điều kiện học tập và vui chơi trong một ngôi trường khang trang, hiện đại, nhưng ở nhiều nơi tại vùng sâu vùng xa, đồng bào ta còn rất khó khăn.
Đến chiều tối 1/3, nhà trường đã quyên góp được hơn 1,5 tỷ đồng để gây quỹ xây trường ở Yên Minh, Hà Giang.
Điều đó khiến chúng tôi đưa ra sáng kiến để học sinh tự làm các sản phẩm, tự mang đi bán để quyên góp quỹ xây dựng trường cho vùng cao, thay vì xin tiền bố mẹ để đóng góp từ thiện.
Nhiều học sinh rất hào hứng tham gia, đồng hành cùng phụ huynh thật sự hiệu quả và biết quý trọng đồng tiền hơn.
Chúng tôi hiểu, triết lí của giáo dục ngoài trí tuệ, cần phải có đạo đức và nghị lực. Những hành động này giúp học sinh dần hun đúc giá trị đạo đức”, bà Ngà cho biết.
Được biết, năm 2018, nhà trường đã gây quỹ và xây dựng được cây cầu “Ngôi Sao Hà Nội”, dài 50m, rộng 4m nối hai bờ sông Kỳ Cùng, thuộc địa phận xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, giúp cho việc đi lại của nhân dân 6 xã hai bên bờ sông được thuận tiện, đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân nhiều năm qua.
Với nỗ lực của học sinh và sự đồng hành của bố mẹ, chiều tối 1/3, nhà trường đã quyên góp được hơn 1,5 tỷ đồng để gây quỹ xây trường ở Yên Minh, Hà Giang.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Mô hình kinh doanh từ thực phẩm thừa của sinh viên Việt Nam
Kế hoạch của nhóm bốn sinh viên RMIT Việt Nam giúp giải quyết thực phẩm thừa đồng thời cải thiện đời sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tham gia cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo và Hợp tác KPMG (KICC) 2019, ý tưởng giải quyết thực phẩm thừa bằng cách chế tạo thành phân bón của đội Food Warrior (gồm Đỗ Hoàng Thảo Vi, Lê Trần Anh Thư, Nguyễn Yến Hân và Hoàng Văn Phúc Triệu, sinh viên đại học RMIT Việt Nam) được đánh giá xuất sắc vì tính thiết thực, sáng tạo.
Đỗ Hoàng Thảo Vi, sinh viên ngành Kinh doanh (Truyền thông Số), trưởng nhóm Food Warrior cho biết theo Food Aid Foundation (Tổ chức Cứu trợ lương thực), Việt Nam là nước có lượng rác thải thực phẩm cao thứ hai tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc, trong khi hàng ngày vẫn còn 795 triệu người bị đói. Giải quyết vấn đề này, nhóm đề xuất mô hình kinh doanh mới và cách cải thiện tỷ suất lợi nhuận của công ty bằng việc bán thức ăn thừa, phân trùn quế và giun.
Từ trái qua phải, đội Food Warrior gồm các bạn sinh viên năm nhất và năm hai: Nguyễn Yến Hân, Lê Trần Anh Thư, Đỗ Hoàng Thảo Vi và Hoàng Văn Phúc Triệu.
"Để thực hiện việc sản xuất, mỗi hộ gia đình sẽ trang bị một thùng 220 lít và 35kg giun tươi (1kg giun tiêu thụ được 1kg thức ăn thừa). Mỗi ngày, một hộ gia đình phụ trách giải quyết 35kg thức ăn thừa, nhằm đạt sản lượng 125kg phân trùn quế trên một hộ sau một tháng. Với 80 hộ, tổng lượng phân thu hoạch sau mỗi tháng sẽ là 10 tấn".
Theo Vi, nếu được thực hiện, mô hình kinh doanh này sẽ giảm chi phí phân bón, hỗ trợ nông dân Việt Nam, đồng thời cải thiện đời sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn bằng cách trả tiền phân bón do họ làm ra.
Chia sẻ về những khó khăn, Thảo Vi bật mí phải thương lượng với ban tổ chức để được tham gia vào phút cuối vì có thành viên tham gia nhóm trễ.
Bốn sinh viên RMIT Việt Nam đã giành chiến thắng vòng quốc gia cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo và Hợp tác KPMG (KICC) 2019.
"Chúng tôi xem thách thức này như cơ hội cho cả nhóm. Thành viên mới đã bổ khuyết vào mảng kỹ thuật vì hầu hết thành viên đều thuộc mảng kinh doanh, tài chính. Đương đầu với thử thách như vậy là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển bản thân", Vi nói thêm.
Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo và Hợp tác KPMG (KICC) là cơ hội để sinh viên được làm việc với các vấn đề kinh doanh thực tiễn và trải nghiệm thực tế làm việc với khách hàng.
Tham dự vòng chung kết của cuộc thi năm nay có 6 đội đến từ Đại học RMIT, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tài chính Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân. Sự kiện mang đến thử thách và truyền cảm hứng cho bạn, thử nghiệm năng lực phân tích và ứng phó các kịch bản kinh doanh thực tiễn của các bạn.
Thế Đan
Theo VNE
Giải mã sức hút của trường THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng Là một trong 40 trường THPT công lập của Hải Phòng, Trường THPT Trần Nguyên Hãn thuộc quận Lê Chân có trên 1.400 học sinh không chỉ nổi bật về thành tích dạy và học, còn gây sự chú ý trong cách rèn người. Từ lời xin lỗi trên kính xe ô tô Khi câu chuyện cậu học sinh đi xe đạp điện...