Hà Nội: Hàng nghìn học sinh tiểu học uống nước nhiễm khuẩn ở trường học?
Nhiều phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai) bức xúc khi con phải uống nước nhiễm khuẩn không đảm bảo an toàn
Trường Tiểu học Chu Văn An nơi xảy ra sự việc.
Ngày 27/12, nhiều phụ huynh của trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh: Các con học tại trường đang phải uống nước nhiễm khuẩn mủ xanh. Cụ thể là nước lọc của hãng Việt Xưa.
Một phụ huynh cho biết: Hồi đầu năm học, các con vẫn được uống nước Lavie. Tới tháng 11, nhà trường đột nhiên thay đổi loại nước uống sang nước Việt Xưa mà không thông báo cho phụ huynh.
“Để kiểm định loại nước mới có an toàn cho các học sinh hay không, ngày 5- 6/12, Ban phụ huynh làm việc với nhà trường và ba mẫu gồm một bình đang dùng dở và hai bình nguyên niêm phong được đưa đi thử nghiệm ở Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Ngày 15/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trả kết quả thử nghiệm hai mẫu, phát hiện trong mẫu bình dùng dở có trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) với tỷ lệ 110 vi khuẩn trong 250 ml nước. Đơn vị thử nghiệm kết luận mẫu nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai về phương diện vi sinh vật.
Kết quả kiểm định từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật. Ảnh: PHCC.
Video đang HOT
Đến ngày 24/12, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam trả kết quả xét nghiệm một mẫu còn nguyên niêm phong của nhà sản xuất. Trực khuẩn mủ xanh được phát hiện, nhưng tỷ lệ là 68 vi khuẩn trong 250 ml.
Kết quả cho thấy, nước Việt Xưa nhà trường cũng cấp cho các con uống tại trường có trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người khiến rất nhiều phụ huynh bàng hoàng, bức xúc” – phụ huynh thông tin.
Một phụ huynh khác cho biết, sáng 26/12, phụ huynh có con theo học trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội) nhận được tin nhắn: “Sau một số thông tin về nước uống Việt Xưa, nhà trường quyết định dừng dùng sản phẩm này và thay bằng nước Lavie (bắt đầu sử dụng từ 26/12)”.
Phụ huynh bức xúc: Chúng tôi cần lời giải thích từ nhà trường về việc trước khi quyết định sử dụng nước Việt Xưa cho các con thì nhà trường có quan tâm tới chất lượng nước hay không mà lại để xảy ra tình trạng nước không an toàn tới sức khỏe các học sinh như vậy?
Trước thông tin phản ánh của phụ huynh, PV Gia Đình Mới nhiều lần liên hệ với lãnh đạo nhà trường nhưng chưa nhận được phản hồi.
Theo giadinhmoi
Đại học Mở TPHCM chiến thắng cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp phía Nam 2018
Với dự án Phát triển sản phẩm vi sinh vật có tác dụng làm giảm phát khí thải khí nhà kính - ứng dụng trong canh tác nông nghiệp và chăn nuôi, nhóm sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM đã giành giải Nhất tại vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp phía Nam năm 2018 diễn ra ngày 11/11.
Sinh viên Lê Huỳnh Nhật Giao trình bày dự án của nhóm
Lê Huỳnh Nhật Giao, sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Mở TPHCM, Trưởng nhóm dự án chia sẻ: "Dự án làm giảm phát khí thải khí nhà kính thông qua hoạt động của những vi sinh vật. Đồng thời, nhóm còn nghiên cứu xem như sản phẩm Brobiotics kích thích sự tăng trưởng cho vật nuôi, tăng sức đề kháng để kháng lại các bệnh. Để ra được một sản phẩm, nhóm phải đảm bảo được mật độ của vi sinh vật và chất lượng của sản phẩm do đó nghiên cứu rất lâu và dài".
Sinh viên Phan Quốc Bình và nhóm sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một trả lời câu hỏi của Ban giám khảo
Giành giải Nhì là dự án Công ty cổ phần Test Kit - sản phẩm kiểm tra thực phẩm an toàn, của sinh viên Phan Quốc Bình và nhóm sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một.
Bên cạnh đó, cả 6 dự án tham gia vòng chung kết cuộc thi phía Nam đều được vào vòng 2 của cuộc thi khởi nghiệp quốc gia, dự kiến tổ chức vào tháng 12.
Ban giám khảo đặt câu hỏi và tư vấn cho các nhóm dự án tham gia cuộc thi
Những dự án tiêu biểu của sinh viên như: Ứng dụng trao đổi sách cũ của nhóm sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM; Dự án nghiên cứu các sản phẩm dược liệu từ cây đinh lăng của nhóm sinh viên Trường ĐH Nông lâm TPHCM; Dự án Xà phòng thiên nhiên của sinh viên trường ĐH Đồng Tháp....
Ngoài phần thưởng nhận được, các dự án còn được hỗ trợ đào tạo, tư vấn triển khai dự án với trị giá hơn 40 triệu đồng/dự án. Hội đồng tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp tiếp tục hỗ trợ phát triển các dự án để có thể triển khai vào thực tế.
Giải Nhất được trao cho nhóm sinh viên trường ĐH Mở TPHCM với Dự án làm giảm phát khí thải khí nhà kính thông qua hoạt động của những vi sinh vật
Được biết, cuộc thi Khởi nghiệp khu vực phía Nam năm 2018 do VCCI, Hội đồng Tư vấn hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam, báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp tổ chức. Sau 9 tháng phát động, đã có 39 bài dự án tham gia cuộc thi của sinh viên các trường ĐH Mở TPHCM, Kinh tế, Kinh tế tài chính, Kinh tế luật, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Đồng Tháp, ĐH Lạc Hồng, ĐH Kinh tế Huế, Cao đẳng Kinh tế TP.HCM, Cao đẳng Lý Tự Trọng...
Ban tổ chức đã chấm chọn dự án, qua 3 vòng khác nhau với thành viên Ban giám khảo khác nhau. Kết quả có 6 dự án vào chung kết tranh giải Nhất, Nhì, Ba vào ngày 11/11.
Lê Phương
Theo Dân trí
Ninh Bình: Hàng trăm học sinh đi học trở lại sau khi bị ngộ độc Sáng 8/10, hàng trăm học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) đã đi học trở lại sau vụ ngộ độc do món ruốc gà trong bữa ăn trưa bán trú gây ra. Hàng trăm học sinh sức khỏe ổn định đi học trở lại sau khi bị ngộ độc thực phẩm Trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Văn...