Hà Nội: Hàng nghìn hố ga lồi lõm, xuống cấp, chuyên gia nói gì?
Tình trạng hố ga lồi lõm trên đường, không chỉ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, còn rất phản cảm, mất mỹ quan đô thị .
Trên đường Lê Văn Lương, đoạn đối diện nhà chờ Vạn Phúc 1 ( xe buýt nhanh BRT 01) đến ngã tư Tố Hữu – Mỗ Lao có rất nhiều hố ga lồi lõm so với mặt đường
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo phân cấp, Sở này đang quản lý hơn 1.000 tuyến đường với khoảng hơn 21 nghìn hố ga trên địa bàn các quận, huyện. Qua rà soát, thống kê của các đơn vị quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, hiện có khoảng 1.000 vị trí hố ga, bể cáp thông tin bị hư hỏng gây mất ATGT.
“Hà Nội đã có quy định cụ thể về thiết kế kỹ thuật, độ an toàn nắp cống, hố ga trên đường. Tuy nhiên, đa phần các hố ga được duy tu một thời gian ngắn lại nhanh chóng xuống cấp, lún sụt sâu, gẫy nắp, cao thấp so với mặt đường, không đồng bộ so với kết cấu mặt đường, gây mất êm thuận, không đảm bảo ATGT”, ông Tuấn nói.
Về phương án sửa chữa, ông Tuấn cho biết, Sở GTVT Hà Nội đang đề nghị Sở Xây dựng phối hợp để có giải pháp chung đảm bảo ATGT trên các tuyến đường có lắp đặt hố ga. “Các hố ga xuống cấp sẽ được chúng tôi yêu cầu khẩn trương khắc phục, đảm bảo cho nhân dân lưu thông thuận tiện”, ông Tuấn khẳng định.
Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia giao thông, giải pháp khắc phục đối với hố ga lồi lõm cần được thực hiện nghiêm túc. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có hàng nghìn hố ga xuống cấp phải quy rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm.
TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội KHKT Cầu đường VN cho rằng, hố ga lồi lõm là nguyên nhân gây mất ATGT. Nhiều vụ TNGT cũng do người tham gia giao thông đâm vào hố ga xuống cấp, lún sâu. “Ở Hà Nội có hàng nghìn hố ga xuống cấp, thậm chí vừa lắp đặt đã hư hỏng, nhưng tôi chưa thấy thông báo hố ga hay một số công trình khác do không đảm bảo chất lượng bị chủ đầu tư, giám sát yêu cầu phá đi làm lại”, TS Long nêu.
Theo TS Long, nếu hố ga làm sau một thời gian ngắn lại xuống cấp, phải duy tu sửa chữa thường xuyên gây lồi lõm so với độ phẳng mặt đường, người đứng đầu thành phố phải truy rõ nguyên nhân. “Nếu người thiết kế làm không đúng trách nhiệm, nhìn trên bản vẽ có thể xử lý được ngay; nếu thiết kế không sai chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm”, TS Long nói.
Cũng theo chuyên gia cầu đường này, hố ga có tiêu chuẩn chung, nhưng thiết kế phải được đặt trên điều kiện, địa chất nền móng phù hợp. Do đó, từng vị trí thiết kế, thi công phải có đặc thù để công trình đảm bảo chất lượng. “Khi hố ga hỏng đi hỏng lại nhiều lần phải nghiêm túc tìm ra người chịu trách nhiệm. Nếu không ai chịu trách nhiệm như thời gian qua thì rất lãng phí vốn ngân sách”, TS Long nói.
Video đang HOT
TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cũng cho rằng, nắp hố ga phần lớn do đơn vị cấp thoát nước quản lý, con số này vào khoảng 60%. Phần còn lại là nắp hố ga của các đơn vị có hệ thống đường dây ngầm khác. “Cần phải quy rõ trách nhiệm khi để hố ga xuống cấp, mất ATGT, không thể để tình trạng chồng chéo như hiện nay”, TS Nghiêm nói.
Lê Tươi
Theo Baogiaothong
Nhiều lo lắng về việc lắp camera phạt nguội lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội
Giới chuyên gia cho rằng, phương án lắp đặt camera để xử lý phạt nguội của Hà Nội chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế. Dễ thấy nhất là việc thu, phạt sẽ tiến hành như thế nào trong khi lượng người vi phạm quá lớn như hiện nay?
Hàng loạt tuyến đường, vỉa hè ở Hà Nội tái diễn tình trạng lấn chiếm gây mất mỹ quan đô thị. Ảnh: PV
Vỉa hè "giải cứu" xong lại bị lấn chiếm
Sau khi TP Hà Nội đồng loạt ra quân xử lý vi phạm về an toàn giao thông, lập lại trật vỉa hè, lòng đường, nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô đã phong quang, sạch sẽ. Tại các huyện ngoại thành, vỉa hè lòng đường cũng đã giảm tình trạng lấn chiếm, "biến của công thành của tư".
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, tại nhiều tuyến phố, vỉa hè ở Hà Nội đang bị lấn chiếm trở lại. Trên các con phố như La Thành, cả hai bên vỉa hè đều bị các hộ gia đình sử dụng làm nơi buôn bán vật liệu xây dựng, hàng ăn, hành nghề cơ khí. Ngay tại đường Lê Văn Lương, dù vỉa hè rộng khoảng 7m nhưng cũng bị nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm, buộc người đi bộ thường xuyên phải đi xuống lòng đường.
Tại đoạn gần ngã tư Tố Hữu - Vạn Phúc còn xuất hiện hàng loạt các xe chở hoa quả, người bán hàng chiếm dụng hết vỉa hè. Thậm chí, cửa hàng rửa ô tô còn lấn chiếm toàn bộ vỉa hè làm chỗ rửa xe, đỗ đến 5-6 ô tô cùng lúc. Anh Nguyễn Như Hoà đón con sau giờ tan học chia sẻ, trước đây, quận và phường ra quân rầm rộ, tình trạng vi phạm có giảm. Nhưng sau một thời gian lại đâu vào đấy, vỉa hè lại bị chiếm dụng làm của riêng. "Ngày nào tôi đi qua đây để đón cháu đều phải đi xuống lòng đường vì chủ cửa hàng rửa xe đỗ tràn ôtô trên vỉa hè, không còn chỗ cho người đi bộ", anh Hoà nói.
Tương tự, phía sau Bến xe Giáp Bát, khu vực nhà xe trả khách có hai bên vỉa hè rộng chừng 5m/mỗi bên đều bị hộ kinh doanh tận dụng làm nơi trông giữ xe, quán ăn... Tại tuyến đường này thường xuyên xảy ra ùn tắc bởi người đi bộ cũng phải đi xuống lòng đường. Các chủ kinh doanh ngang nhiên bày biện, làm khu trông giữ xe ngay cả khi có biển cấm bán hàng rong, cấm kinh doanh trên vỉa hè.
Tại khu vực phố cổ Hà Nội, dù là quận có nhiều tuyến phố kiểu mẫu, song hầu hết các tuyến phố cổ đều trong tình trạng có vỉa hè cũng như không. Điển hình là vỉa hè phố Hàng Chiếu bị các hộ kinh doanh vô tư chiếm dụng toàn bộ làm nơi giao thương các mặt hàng túi, bạt nilon; vỉa hè phố Hàng Mã được trưng dụng cho các thứ đồ hàng, trò chơi trẻ em. Vỉa hè phố Hàng Lược, Hàng Cá ngập tràn quán ăn, quán cà phê...
Nhiều cơ sở buôn bán các mặt hàng đồ gỗ trên đường Đê La Thành lấn chiếm trọn vỉa hè, buộc người dân phải đi bộ dưới lòng đường.
Chỉ là giải pháp tình thế?
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, gần đây, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra khá phổ biến ở hầu hết quận, huyện, thị xã. "Chúng tôi đang xây dựng phương án trình TP lắp đặt camera trên địa bàn các quận, huyện để có thể xử lý các vi phạm, trong đó có vi phạm lấn chiếm lòng đường", ông Viện cho biết.
Cũng theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, với hệ thống camera, việc giám sát thực hiện trật tự đường, hè phố sẽ hiệu quả hơn bởi không phải lúc nào lực lượng chức năng cũng có mặt trực tiếp để xử lý. Việc xử lý vi phạm qua camera sẽ có sức răn đe hơn để chấn chỉnh tình trạng lợi dụng vỉa hè làm của riêng như hiện nay.
Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho rằng, trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái chiếm vỉa hè thì có nguyên nhân thiếu quyết liệt từ các lực lượng chức năng quản lý trật tự trên địa bàn như phường, xã, quận, huyện. "Rõ ràng việc thiếu quyết liệt ấy là nguyên nhân chính dẫn đến việc tái chiếm vỉa hè. Trong các kiến nghị của Ban Đô thị và các Đoàn liên ngành đều yêu cầu các lực lượng phải thực hiện nghiêm. Nếu ở đâu để xảy ra vi phạm nhiều thì người đứng đầu lực lượng phải chịu trách nhiệm", ông Quân nói.
Đánh giá về phương án lắp camera, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho rằng, đây là ý tưởng, chủ trương tốt, nhưng khúc mắc lớn nhất là kinh phí quá lớn, bên cạnh đó phải có chế tài xử phạt qua hình ảnh.
"Làm thế nào để phát hiện được kịp thời các vi phạm bởi nếu chỉ dùng sức con người thì không khả thi. Nếu đủ điều kiện chúng ta áp dụng công nghệ thông tin cùng với các chế tài xử phạt qua hình ảnh. Đây là công cụ hỗ trợ rất tích cực trong việc thực thi chính sách. Nhưng vấn đề là phải có kinh phí và làm sao đồng bộ cho hiệu quả", ông Quân chia sẻ.
TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội.
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy, giảng viên Đại học GTVT cho biết, phần lớn các nước phát triển đều không có tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng. Họ có các hệ thống siêu thị, giá thành rẻ như mua ở ngoài mà lại đảm bảo an toàn vệ sinh nên người dân đều có thói quen mua hàng trong siêu thị. Còn ở Việt Nam, các thành phố chưa giải quyết được tình trạng buôn bán hàng rong trên vỉa hè, lòng đường. Dư luận cho rằng, nếu không có sự dung túng của một số cán bộ có chức quyền, không thể có tình trạng lấn chiếm vỉa hè ngày càng nghiêm trọng như thời gian vừa qua.
Trong khi đó, TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: "Việc lắp đặt camera để xử lý phạt nguội chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế. Việc xử lý vi phạm ngay nếu không cân nhắc cẩn thận cũng có thể phát sinh những vấn đề tiêu cực mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa, việc thu, phạt sẽ tiến hành như thế nào, có khôi phục được tất cả hình ảnh để xử lý không, lượng người vi phạm quá lớn như hiện nay thì xử lý sao cho xuể, cho dứt điểm cũng là những băn khoăn rất lớn từ dư luận".
Đưa ra các giải pháp để tránh tình trạng lấn chiếm vỉa hè, TS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng phải tạo ra hạ tầng, cơ sở vật chất, cần có một không gian riêng cho những người bán hàng rong. Tiếp đến là cần phải có những bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe thông minh để phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư... Quan trọng hơn hết, để làm được việc này Hà Nội phải soạn thảo thành các quy định trong luật và trình lên Quốc hội thông qua. Sau đó là đẩy mạnh tuyên truyền tới các cơ quan quản lý trên địa bàn, chính quyền quận, phường để thực hiện trên toàn thành phố.
Sẽ phạt nguội đến 25 triệu đồng?
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: "Chúng tôi kiến nghị thành phố ban hành quy định cho phép cảnh sát trật tự quận, phường sử dụng camera ghi lại hình ảnh nhà hàng, những điểm vi phạm để xử lý vi phạm mà không phải tổ chức "truy đuổi" như trong thời gian qua. Nếu chúng ta xử lý nghiêm theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/5/2016 với khung xử phạt là 25 triệu đồng một vi phạm trật tự hè phố, tôi nghĩ sẽ xử lý triệt để vấn đề này trong thời gian tới".
Nhóm phóng viên
Theo Giadinhnet
Xe rác chặn đường đi bộ ven sông Tô Lịch Như Kinh tế & Đô thị đã phản ánh, thời gian qua, làn đường đi bộ ven sông Tô Lịch, đoạn từ Cầu Giấy - Ngã Tư Sở thường xuyên bị cản trở bởi xe ba bánh, xe thu gom rác, chở bùn thải... Đến nay, tình trạng trên vẫn tiếp tục diễn ra, gây cản trở cho người đi bộ, mất mỹ...