Hà Nội: Hạn nộp đơn phúc khảo vào 10 hết ngày 13/7
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, những thí sinh dự thi vào lớp 10 có thể làm đơn xin phúc khảo từ ngày 11/7 đến hết ngày 13/7/2011.
Ảnh minh họa
Điều kiện phúc khảo
Đối với bài thi môn Ngữ văn, Toán (thi ngày 22/6/2011) và môn Ngoại ngữ (thi ngày 23/6/2011): Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 9 từ 1,0 điểm trở lên.
Video đang HOT
Đối với bài thi môn chuyên (thi ngày 24/6/2011): Thí sinh đã dự thi đủ các bài thi theo quy định có quyền xin phúc khảo một hoặc hai bài thi môn chuyên.
Điều kiện công nhận kết quả phúc khảo
Đối với bài thi môn Ngữ văn, Toán (thi ngày 22/6/2011) và môn Ngoại ngữ (thi ngày 23/6/2011): Điều chỉnh điểm của bài thi khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên đối với môn Ngữ văn và từ 0,5 điểm trở lên đối với các môn thi khác (môn Toán và Ngoại ngữ).
Đối với bài thi môn chuyên (thi ngày 24/6/2011): Nếu bài thi bị cộng nhầm hoặc ghi nhầm điểm thì Hội đồng phúc khảo phải chữa lại cho đúng. Chủ tịch Hội đồng phải ký xác nhận sự sửa chữa.
Nếu điểm phúc khảo bài thi chênh lệch so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên, phải tổ chức đối thoại giữa cặp chấm phúc khảo với cặp chấm lần đầu. Biên bản đối thoại phải có đủ chữ ký của 2 cặp chấm và ý kiến kết luận kèm theo chữ ký của Chủ tịch hội đồng. Hội đồng phúc khảo chỉ điều chỉnh điểm bài thi theo điểm phúc khảo khi điểm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần đầu từ 1,0 điểm trở lên.
Sau khi tiếp nhận đơn Sở GD&ĐT sẽ tiến hành chấm phúc khảo và dự kiến đến ngày 25/7 sẽ công bố kết quả và được niêm yết công khai cơ sở giáo dục nơi thí sinh nộp đơn. Đối với những thí sinh có thay đổi kết quả điểm bài thi sau phúc khảo, phòng GD&ĐT sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận điểm sau phúc khảo cho thí sinh.
Thí sinh xin phúc khảo bài thi môn Ngữ văn, Toán (thi ngày 22/6/2011) và môn Ngoại ngữ (thi ngày 23/6/2011) không phải nộp lệ phí.
Thí sinh nộp đơn phúc khảo theo mẫu tại các trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bổ túc văn hoá. Đối với các thí sinh tự do thì nộp đơn xin phúc khảo tại phòng GD&ĐT.
Theo VTC
Giám thị chậm chạp, thí sinh mất bình tĩnh
Một gia đình thí sinh thi vào ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội phản ánh, cách hành xử quá lâu của các giám thị trước tình huống gấp mác bài thi của em này khiến thí sinh hoang mang, mất gần 1/3 thời gian làm bài.
Thí sinh chuẩn bị làm bài thi. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Gấp mác bài thi bị nghi đánh dấu bài
Sự việc trên xảy ra ở điểm thi Trường Tiểu học Đền Lừ (Hà Nội) của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ở môn thi Toán học, theo thói quen được cô giáo cấp III dạy, M.L (thi khối D, quê Phủ Lý, Hà Nam) đã gấp mác trong bài làm. Nghi ngờ đây là hành động đánh dấu bài, các giám thị đã lập biên bản.
Song việc khiến gia đình thí sinh bức xúc là các hành xử quá lâu của các giám thị khiến thí sinh mất gần 1/3 thời gian làm bài trong tâm trạng hoang mang, lo lắng.
"Đề Toán năm nay không khó, nếu có thêm thời gian, chắc chắn em sẽ làm được nhiều hơn. Khi làm được 1 câu ở 2 mặt của tờ giấy thi thứ nhất thì các giám thị phát hiện trường hợp của em. Vì mất gần 1 tiếng với sự việc trên nên em chỉ làm được 6-7 điểm" - M.L cho biết. "Thêm nữa, khi bàn bạc mọi người cứ đứng cạnh chỗ em làm bài. Thi thoảng lại có người ra, vào, giơ bài của em lên nhìn, thậm chí có cô còn đưa bài của em lên trước cả phòng để nhắc nhở mọi người không vi phạm".
Mẹ của em cô Lan (xin giấu tên) phân trần: "Tôi thiết nghĩ nếu đó là điều sai phạm trong thi cử thì giám thị phải có trách nhiệm nhắc nhở cháu từ đầu giờ. Nếu các cháu cố tình làm sai thì mới lập biên bản".
M.L cho biết: "Hồi thi tốt nghiệp THPT rồi thi môn Văn vừa qua em cũng gấp mác bài thi như vậy. Cả lớp em chắc các bạn cũng làm vậy vì được cô hướng dẫn". 12 năm liền, M.L là học sinh giỏi. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, em cũng đỗ thủ khoa của trường.
Học giỏi nhưng cô Lan cho biết em là cô bé rất nhút nhát, tâm lý thi cử rất nặng nề. Biết vậy nên dù đã đăng ký thi cả vào ĐH Ngoại thương HN nhưng gia đình đã quyết định để em thi vào ĐH Kinh tế Quốc dân, giảm bớt căng thẳng cho con.
Cô Lan thông tin thêm: "Tối 9/7, về phòng trọ, cháu khóc nhiều vì xấu hổ, sợ nếu không may trượt vì thiếu điểm môn Toán, đòi bỏ thi. Gia đình động viên mãi M.L mới cố gắng dự thi môn tiếng Anh (sở trường của cháu).
Cũng vì khóc nhiều, quá lo lắng nên sáng 10/7 cháu không ăn uống được gì. Làm được nửa thời gian thì chóng mặt, hoa mắt. May mà vẫn cố làm hết các câu trong bài".
Nhà trường trả lời
Trường hợp của M.L theo Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, GS.TS Nguyễn Văn Nam: "Về nguyên tắc giám thị có quyền làm như vậy. Và thí sinh cần làm theo hướng dẫn của giám thị".
Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Nam: "Tuy nhiên trong trường hợp này mình có thể xử lí theo cách cứ để cho em làm bài xong mới lập biên bản hoặc lập trước ngay khi phát hiện và để em làm bài thì tâm trạng sẽ thoải mái".
Vị hiệu trưởng cũng khẳng định bài thi của em sẽ được chấm hoàn toàn công bằng, công khai: "Nếu em làm tốt thì cũng không có vấn đề gì. Bài thi của em được lập biên bản để chấm công khai. Nếu cần thiết có thể niêm phong cả bài thi để sau này chấm hội đồng".
Bấm vào đây để Tra cứu điểm thi đại học và cao đẳng
Theo VNN
Chấm thi đại học theo 2 vòng độc lập Theo Quy định mới của Bộ GD&ĐT, trong quá trình chấm bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ, giáo viên không được tiết lộ thông tin liên quan đến bài thi, chấm thi theo hai vòng độc lập, trước đó còn chấm thi thử. Thí sinh xem lại bài sau môn thi tiếng Anh khối D tại trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Đợt...