Hà Nội: Giáo viên được tuyển dụng phải có chứng chỉ ngoại ngữ
Trong kì thi tuyển dụng viên chức giáo dục sắp tới, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các ứng viên phải có trình độ ngoại ngữ và tin học tối thiểu.
Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa thông báo tuyển dụng bổ sung viên chức vào các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc. Tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 463 người, trong đó có 418 chỉ tiêu giáo viên và 45 chỉ tiêu nhân viên.
Trong số 418 chỉ tiêu giáo viên, có 378 chỉ tiêu giáo viên THPT, còn lại là các chỉ tiêu vào các trường phổ thông cơ sở, tiểu học và mầm non trực thuộc Sở (PTCS Nguyễn Đình Chiểu, PTCS Xã Đàn, Tiểu học Bình Minh, Mẫu giáo Việt Triều hữu nghị, Mầm non B).
Người đăng kí dự tuyển viên chức giáo viên THPT phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đúng chuyên ngành dự tuyển hoặc có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành cùng chứng chỉ sư phạm đúng quy định.
Video đang HOT
Giáo viên các trường THPT chuyên (THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Sơn Tây, THPT Chu Văn An) phải có bằng tốt nghiệp đúng chuyên ngành dự tuyển đạt loại khá trở lên.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu người đăng kí dự tuyển phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam tại thông tư 01/2004/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Người dự tuyển vào vị trí giáo viên THPT phải đạt từ bậc 2 trở lên.
Ngoài ra, người đăng kí dự tuyển phải có trình độ tin học tối thiểu đạt chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết mục đích của đợt tuyển dụng là để bổ sung viên chức làm công tác giảng dạy và phục vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đúng cơ cấu; góp phần xây dựng đội ngũ viên chức giáo dục, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD của Thành phố.
Theo GD&TD
Chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C đã bị khai tử từ lâu
Sau khi chứng chỉ ngoại ngữ hệ A, B, C bị khai tử, việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ sẽ thực hiện theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đã thay thế các chứng chỉ A,B,C
Ông Nguyễn Công Hinh- Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) cho biết: Ngày 29 tháng 9 năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trong đó, chứng chỉ ngoại ngữ được cấp cho người dự thi đạt yêu cầu tương ứng với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam từ bậc 1 đến bậc 6.
Mẫu chứng chỉ ngoại ngữ do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ ngoại ngữ do cơ quan, đơn vị sử dụng chứng chỉ quyết định tùy theo mục đích, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Như vậy Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã thay thế chứng chỉ chỉ ngoại ngữ A,B,C được quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008.
Ông Nguyễn Công Hinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT)
Việc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thay thế cho các chứng chỉ ABC từ lâu đã được thừa nhận vì không thể tồn tại song song 2 loại chứng chỉ.
Tuy nhiên Thông tư 23 lại chưa nhắc đến việc sẽ thay thế Quyết định 30 nên Bộ GD&ĐT đã tiếp tục ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT.
Hiện nay có 9 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Vinh.
An Nhiên
Theo GDTĐ
Yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để xét, thi thăng hạng: Ứa nước mắt thương thầy cô Thời gian qua, quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để xét thăng hạng, nâng ngạch viên chức, trong đó có đội ngũ giáo viên đã phát sinh nhiều tiêu cực. Các loại "cò bằng cấp", "cò chứng chỉ" đã xuất hiện và có "đất" để trục lợi. Ảnh minh họa Giáo viên đang bị "móc túi" Cho rằng đây là...