Hà Nội: Giáo dục di sản để học sinh yêu sử nước nhà
Sáng nay, 28/8, tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra Hội nghị sơ kết Chương trình giáo dục Di sản tại Hoàng Thành Thăng Long và Di tích Cổ Loa.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức, sau một năm triển khai thực hiện, đã có hơn 19 nghìn học sinh tham gia chương trình giáo dục di sản. Bên cạnh đó số lượng học sinh tham quan tự do cũng rất đông, ở cả hai khu di tích là khoảng gần 100.000 học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã xây dựng một số chương trình giáo dục di sản chuyên sâu cho học sinh các cấp, nổi bật là 2 chương trình “Em làm nhà khảo cổ” và “Em tìm hiểu di sản”.
Năm 2018, Chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa được nâng lên một tầm mới, bài bản hơn, sâu rộng hơn thông qua việc hợp tác chặt chẽ với Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đây được xem là hướng tiếp cận mới, tránh được những lối mòn cũ cùng tâm lý sợ học sử, sử là môn học khô khan…Với việc tạo ra những chương trình chơi mà học, học mà chơi; học sinh được chủ động khám phá, tìm hiểu di sản thông qua các hoạt động tương tác, trải nghiệm; góp phần rèn luyện các kỹ năng quan sát, sưu tầm, thuyết trình, làm việc nhóm; rèn luyện các phẩm chất cần cù, kiên trì, sáng tạo, tỉ mỉ.
Sau một năm triển khai, chương trình Giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long đã phát huy được những mặt tích cực, thu hút đông đảo học sinh tham gia và từng bước lan tỏa trong cộng đồng. Chương trình đã tạo được ấn tượng trong lòng thế hệ trẻ Thủ đô, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận và hiểu thêm di sản, từ đó giúp học sinh thêm yêu lịch sử, trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
Tại Hội nghị tổng kết, các đại biểu tập trung thảo luận, trao đổi các nội dung cụ thể như: Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ học sinh; Việc hoàn thiện nội dung chương trình, các sản phẩm cụ thể phù hợp với các lứa tuổi, cấp học; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh sự kết nối, hợp tác giữa di sản với các nhà trường, các cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình.
Dự kiến, trong thời gian tới, Sở GDĐT Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với Trung tâm để tổ chức tốt các chuyến tham quan học tập, tham gia chương trình giáo dục di sản tại Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa cho các em học sinh. Tăng cường kết nối với phòng giáo dục đào tạo các quận huyện, các đơn vị, trường học để đẩy mạnh thực hiện chương trình. Đổi mới nội dung chương trình, bổ sung nhiều hoạt động trải nghiệm tương tác giúp các em vừa học vừa chơi, phong phú, sinh động và bổ ích. Phối hợp với các chuyên gia, các thầy cô giáo để xây dựng các chuyên đề giáo dục phù hợp với cấp học và lứa tuổi.
Theo anninhthudo
Cuối tháng hết tiền, đi chơi đâu ở Hà Nội chỉ với 100.000đ?
Cuối tháng cạn ví rồi nhưng vẫn muốn đưa người yêu đi chơi? Tham khảo ngay những điểm đến hoàn hảo cho buổi hẹn thú vị mà chỉ tốn chưa đến 100.000đ.
1. Công viên Yên Sở
Với khuôn viên xanh cực rộng rãi, công viên Yên Sở là địa điểm cắm trại lý tưởng dịp cuối tuần. Chỉ cần mang theo một tấm bạt phủ và chút đồ ăn nhẹ, bạn có thể ở chơi cả ngày tại đây.
Video đang HOT
Địa chỉ: QL1A, Hoàng Mai
Thời gian mở cửa: 8h-19h tất cả các ngày trong tuần
Vào cổng miễn phí.
Ngoài ra công viên còn cho thuê xe đạp với giá 40.000đ/giờ, đạp vịt 60.000đ/giờ.
2. Bãi đá sông Hồng
Đây là địa điểm hoàn hảo để cùng nhau chụp ảnh lưu lại kỷ niệm với vườn hoa rộng đẹp cùng nhiều tiểu cảnh với các phong cách khác nhau.
Địa chỉ: Ngõ 264 Âu Cơ, Nhật Tân, Tây Hồ
Thời gian mở cửa: tất cả các ngày trong tuần
Vào khu vực bãi đá chỉ mất tiền gửi xe, nhưng nếu muốn vào các khu vườn hoa và tiểu cảnh, bạn sẽ phải mua vé khoảng 50.000đ/người.
3. Phố đi bộ Hồ Gươm
Chỉ mở cửa vào cuối tuần nhưng đây cũng là một địa điểm lý tưởng để cùng nhau hẹn hò. Không gian rộng rãi cùng nhiều hoạt động thú vị như hát đường phố hay các trò chơi dân gian sẽ để lại nhiều kỷ niệm đẹp.
Địa chỉ: khu vực quanh Hồ Gươm
Thời gian mở cửa: 19h thứ 6 tới hết ngày chủ nhật.
Vào cổng miễn phí.
4. Bảo tàng dân tộc học
Với khuôn viên rộng rãi gồm nhiều căn nhà truyền thống của các dân tộc Việt Nam, các hoạt động thú vị, nhiều chỗ để check in sống ảo, cả 2 sẽ có một buổi hẹn hò vừa vui vừa độc đáo.
Địa chỉ: Nguyễn Văn Huyên, Quan Hoa, Cầu Giấy
Thời gian mở cửa: 8h30-17h30 các ngày từ thứ 3 tới chủ nhật.
Giá vé: 40.000đ/người/lượt, sinh viên 20.000đ/người/lượt
Nếu muốn bạn có thể cùng xem múa rối nước tại sân sau bảo tàng. Vé xem múa rối nước: 90.000đ/người
5. Bảo tàng mỹ thuật
Đây vốn dĩ là một tòa nhà có kiến trúc châu Âu cổ, được cải tạo lại mang nhiều nét văn hóa Việt Nam. Trong bảo tàng có 18.000 hiện vật trong nước tiêu biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử đến nay.
Địa chỉ: 66 Phố Nguyễn Thái Học, Điện Bàn, Ba Đình
Thời gian mở cửa: 8h-17h tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: 30.000đ/người/lượt
6. Văn Miếu Quốc Tử Giám
Những bức tường cổ kính riêu phong, mái ngói nghiêng nghiêng hay hàng cây cổ thụ xanh rì cũng là lựa chọn không tồi cho buổi hẹn thú vị. Mọi người có thể tới để cầu thi tốt, hoặc ôn lại kỷ niệm về thời đi học của mình.
Địa chỉ: 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Ba Đình
Thời gian mở cửa: 8h-17h tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: 30.000đ/người/lượt
7. Hoàng Thành Thăng Long
Nếu muốn chụp ảnh với áo dài, không có địa điểm nào phù hợp hơn Hoàng Thành Thăng Long. Bạn chắc chắn sẽ có những khung hình đẹp xuất sắc nhuốm màu cổ kính tại đây.
Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, Quán Thánh, Ba Đình
Thời gian mở cửa: 8h-17h các ngày từ thứ 3 tới chủ nhật.
Giá vé: 30.000đ/người/lượt
Theo danviet.vn
Ấn tượng "Festival Văn hóa truyền thống Việt 2019" sau 5 ngày sôi nổi Sau 5 ngày diễn ra (5/4-9/4), "Festival Văn hóa truyền thống Việt lần thứ nhất 2019" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách từ khắp nơi đổ về tham gia lễ hội. Vào ngày bế mạc (ngày 9/4), BTC đã tặng quà cho du khách là nón lá Việt Nam, quà lưu niệm dân gian và...