Hà Nội ghi nhận 2 ổ dịch tay chân miệng mới, sốt xuất huyết đang vào mùa
Trong tuần này, tại Hà Nội ghi nhận 2 ổ dịch tay chân miệng tại Hoàng Mai và Thanh Oai. Theo Sở Y tế Hà Nội, quy luật hàng năm thì tháng 5 là tháng cao điểm của dịch tay chân miệng trên địa bàn…
Dịch tay chân miệng ở Hà Nội vẫn đang trong giai đoạn cao điểm
Ngày 18-5, Sở Y tế Hà Nội có báo cáo cho biết, trong tuần qua (từ ngày 10-5 đến 17-5), toàn thành phố ghi nhận 68 ca mắc tay chân miệng, giảm 61 ca mắc so với tuần trước. Bệnh nhân tập trung nhiều tại Hoàng Mai, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Đống Đa.
Đáng chú ý, trong tuần ghi nhận thêm 02 ổ dịch tay chân miệng tại Hoàng Mai và Thanh Oai (giảm 01 ổ dịch so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.184 ca mắc tay chân miệng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái có 550 ca). Hiện còn 05 ổ dịch đang hoạt động.
Video đang HOT
Sở Y tế Hà Nội cho biết, tháng 5 theo quy luật hàng năm là tháng cao điểm của dịch tay chân miệng. Vì thế, trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận số ca mắc, ổ dịch mới, người dân không nên chủ quan.
Cũng theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước, không có ổ dịch mới. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 667 ca mắc sốt xuất huyết, cũng tăng hơn gấp đôi cùng kỳ năm 2023. Thông thường thời điểm này bắt đầu bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên địa bàn nên số mắc dự kiến còn tiếp tục tăng nhanh.
Ngoài ra, trong tuần, tại thành phố ghi nhận 02 ca mắc ho gà, 01 ca mắc uốn ván, 26 ca thủy đậu. Các dịch bệnh sởi, liên cầu lợn, rubella, viêm não Nhật Bản, não mô cầu không ghi nhận ca mắc.
TP.HCM: Gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch chồng dịch
Vài tuần gần đây số ca bệnh tay chân miệng tại các tỉnh phía Nam và đặc biệt là TP.HCM tăng mạnh dù chưa vào mùa bệnh.
Dự đoán, đỉnh dịch tay chân miệng sẽ rơi vào tháng 7, nguy cơ "dịch chồng dịch" với sốt xuất huyết rất cao.
Theo số liệu từ Sở Y tế TP.HCM, trong tuần 25 (từ ngày 19-25/6) số ca bệnh tay chân miệng tại Thành phố đã tăng gấp đôi so với 4 tuần trước. Cụ thể, trong tuần 25, Thành phố ghi nhận 779 ca tay chân miệng, tăng gấp đôi (116,2%) so với trung bình 4 tuần trước (360 ca). Trong đó, số ca nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng lần lượt là 1,8 lần và 2,8 lần.
Tính từ đầu năm tới nay Thành phố ghi nhận 736 ca mắc chân tay miệng, thấp hơn 47,7% so với cùng kỳ năm 2022 (7.144 ca). Theo ghi nhận 21/22 quận huyện đều có số ca mắc tăng so với trung bình 4 tuần trước.
Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, số ca mắc, trở nặng và tử vong do tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng nếu Thành phố không kịp thời triển khai các giải pháp chống dịch và điều trị có hiệu quả. Đồng thời, dự đoán đỉnh dịch tay chân miệng sẽ rơi vào khoảng tháng 7, lúc này mùa mưa sẽ bắt đầu và nguy cơ dịch tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết là rất cao.
Nguy cơ dịch tay chân miệng chồng sốt xuất huyết khi mùa mưa tới và học sinh quay lại trường.
Trong tuần 25, Thành phố ghi nhận 197 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 18% so với trung bình 4 tuần trước. Đáng chú ý, số ca nhập viện điều trị nội trú tăng 11,4 % và số ca điều trị ngoại trú là 24,6%. Tính từ đầu năm tới tuần 25, Thành phố ghi nhận 8.298 ca bệnh sốt xuất huyết, thấp hơn 53,2% so cùng kỳ năm 2022 (17.733 ca). Thành phố chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, cho tới nay TP.HCM vẫn chưa ghi nhận có ca sốt xuất huyết nặng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, thời gian tới nguy cơ gia tăng ca bệnh và ca nặng là rất cao do người dân và trẻ em ở các tỉnh đổ về sau kỳ nghỉ hè ở quê trở về Thành phố và các nhà trẻ bắt đầu hoạt động trở lại.
Để tránh tình trạng dịch chồng dịch, Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn. Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh.
Để phòng bệnh tay chân miệng, người dân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng và đưa đến bệnh viện ngay.
TP HCM ghi nhận 361 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần Trong tuần thứ 48 của năm 2023, TP HCM ghi nhận 361 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm. Ảnh minh họa: Ngọc Nga Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM vừa thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP HCM trong tuần 48 (tính từ ngày 27/11/2023 đến ngày 3/12/2023). Theo đó, tuần 48 trên địa bàn...