Hà Nội dự kiến đào tạo song bằng từ bậc THCS
Lần đầu tiên đưa đào tạo song bằng tú tài vào trường THPT công lập năm học 2017-2018, Hà Nội dự kiến tiếp tục mở rộng mô hình này ở bậc THCS với 7 trường tham gia thí điểm.
Hà Nội đẩy nhanh triển khai các chương trình quốc tế trong trường công lập
Tại buổi toạ đàm Triển khai giảng dạy chương trình quốc tế cho các trường học tại Hà Nội ngày 2-3, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, năm 2017, Hà Nội đã có sự đột phá với việc triển khai chương trình đào tạo song bằng tú tài chương trình Việt Nam và Anh quốc tại trường THPT Chu Văn An.
Năm học 2018-2019, Hà Nội tiếp tục mở rộng chương trình này với việc triển khai tại trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam. Học sinh Thủ đô sẽ có thêm cơ hội lấy bằng tú tài Anh quốc theo chương trình Cambridge, lấy chứng chỉ A level ngay tại Việt Nam song song với bằng tốt nghiệp THPT quốc gia.
Đáng chú ý, Sở GD-ĐT Hà Nội hiện đang hoàn thiện phần cuối cùng của đề án triển khai thí điểm giảng dạy song bằng tại cấp THCS với 7 trường đã đăng ký thí điểm.
Theo đó, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình đào tạo song bằng tại trường công lập. Hiện tại, rất nhiều trường phổ thông từ tiểu học đến THPT ngoài công lập đã thực hiện mô hình trường quốc tế, trường có yếu tố nước ngoài, trong đó có triển khai chương trình quốc tế, cấp chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên mới chỉ có trường công lập của Hà Nội thực hiện chương trình này.
Đây cũng là bước đi nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Thủ đô trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, góp phần phát triển đất nước thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công dân quốc tế.
Video đang HOT
Tại cuộc toạ đàm, đại diện các trường quốc tế cũng như các trường phổ thông áp dụng chương trình quốc tế tại Hà Nội đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp từ thực tế thực hiện chương trình này trong nhà trường.
Trong đó, tập trung vào đề xuất tích hợp 2 chương trình Việt Nam và quốc tế cho phù hợp, tránh trùng lắp về nội dung, góp phần giảm tải cho học sinh. Theo Giám đốc Chử Xuân Dũng, việc tích hợp các môn học vẫn đảm bảo nội dung kiến thức ở cả hai chương trình là rất cần thiết để học sinh có thời gian tự học nhiều hơn.
Bên cạnh việc tích cực triển khai chương trình quốc tế trong trường học, ông Chử Xuân Dũng cho biết, trong công tác hội nhập quốc tế, năm 2018, giáo dục Thủ đô chính thức tổ chức kỳ thi quốc tế đầu tiên phát triển từ kỳ thi toán học mở rộng Hà Nội (HOMC). Theo ông Dũng, trước đây cuộc thi này mới chỉ mời các tỉnh tham gia thi toán bằng tiếng Anh nhưng năm nay mở rộng sang các nước và đã có 7 quốc gia có thế mạnh về toán như Trung Quốc, Ba Lan… Đây là dịp tốt để quảng bá hình ảnh đất nước, thủ đô với bạn bè quốc tế đồng thời tăng cường giao lưu, học hỏi phương pháp giáo dục các nước.
Năm 2019, Hà Nội sẽ đăng cai cuộc thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế IMSO cho học sinh dưới 13 tuổi với quy mô lớn.
Theo ANTĐ
Hà Nội gấp rút kiểm tra khảo sát học sinh lớp 12
Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội vừa công bố lịch tổ chức kiểm tra khảo sát đối với học sinh lớp 12 từ 14-17/3/2018.
Trắc nghiệm khách quan được xem là biện pháp tránh cho học sinh học tủ, học vẹt. Ảnh: TTXVN
Kiểm tra khảo sát đối với học sinh lớp 12 là công tác quan trọng để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm học 2018.
Học kỳ 2 năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ ra đề chung, tổ chức kiểm tra khảo sát cho học sinh lớp 12 THPT và Giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn Thành phố.
Theo công văn hướng dẫn thực hiện khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội, mỗi học sinh làm 4 bài kiểm tra. Trong đó, sẽ có 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và một bài kiểm tra tự chọn Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Riêng học sinh theo chương trình GDTX cấp THPT dự thi 3 bài, trong đó 2 bài bắt buộc là Toán, Ngữ văn, một bài tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Môn Ngữ văn kiểm tra theo hình thức tự luận, các bài còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Đối với các môn Ngoại ngữ khác, hiệu trưởng các trường THPT căn cứ vào tình hình thực tế của trường chủ động giao cho giáo viên bộ môn tiến hành kiểm tra khảo sát đảm bảo khách quan, phù hợp với nội dung hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT.
Việc tổ chức coi, chấm khảo sát đảm bảo nghiêm túc, theo đúng quy chế kỳ thi THPT quốc gia. Bài kiểm tra khảo sát được rọc phách, chấm tập trung theo đơn vị Cụm đảm bảo khách quan, trung thực, chính xác.
Sở GD-ĐT thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện sao in đề, coi, chấm kiểm tra khảo sát tại các Cụm trường THPT; tổ chức chấm thẩm định xác suất một số Cụm trường THPT.
Sở GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra khảo sát theo nội dung chương trình quy định, bám sát cấu trúc, mức độ đề thi của kỳ thi THPT quốc gia. Phạm vi kiến thức kiểm tra khảo sát gồm nội dung chương trình giáo dục lớp 11 và lớp 12 THPT, trong đó tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12 theo Kế hoạch dạy học tính đến hết ngày 10/3/2018.
Tuy nhiên, theo ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, kết quả khảo sát không bắt buộc phải lấy điểm mà tùy theo điều kiện của từng trường, trung tâm có thể sử dụng kết quả khảo sát làm điểm kiểm tra thường xuyên; tuyệt đối không được lấy vào điểm kiểm tra định kỳ theo quy định.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng quy định rõ, kinh phí tổ chức kỳ kiểm tra khảo sát tại các trường, trung tâm được trích ra từ nguồn ngân sách của trường, trung tâm. Tuyệt đối các trường, trung tâm không được thu tiền của học sinh về kiểm tra khảo sát.
Lịch kiểm tra, thời gian làm bài kiểm tra khảo sát như sau:
Như vậy, các trường THPT và các trung tâm GDTX sẽ còn hơn 1 tháng nữa cho công tác tập huấn cho giáo viên dạy các môn thi THPT quốc gia về dạy học, kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm khách quan.
Theo dự kiến, đến 31/3/2018, Sở GD-ĐT sẽ có kết quả kiểm tra, khảo sát của các trường, trung tâm trên địa bàn Thành phố.
Theo Baotintuc.vn
Học sinh Hà Nội được nghỉ học vì trời quá lạnh Nếu phụ huynh chưa nhận được thông báo vẫn đưa con đến trường thì nhà trường phải sắp xếp phòng đủ ấm để quản lý trẻ, không để trẻ đứng bên ngoài trời lạnh. ảnh minh họa Sáng 30-1, nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội xuống dưới 10 độ C, các tỉnh lận cận và miền núi phía Bắc nhiệt độ cũng...