Hà Nội ‘đóng cửa’ với tại chức, dân lập
UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn với đầu vào là sinh viên tốt nghiệp ĐH chính quy các trường công lập.
Đây là một phần trong đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn giai đoạn 2012-2015 của TP.Hà Nội, để thay thế những công chức về hưu.
Đối tượng được đào tạo là sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, học viện công lập, hệ chính quy loại khá trở lên, có nguyên vọng trở thành công chức nhà nước của thành phố. Chỉ tiêu đào tạo cụ thể theo 5 chức danh, gồm: 98 chỉ tiêu văn phòng – thống kê; 146 chỉ tiêu tư pháp – hộ tịch; 85 chỉ tiêu địa chính – xây dựng; 137 chỉ tiêu văn hóa – xã hội; 34 chỉ tiêu tài chính – kế toán.
Các học viên phải có hộ khẩu Hà Nội, nếu không có thì phải tốt nghiệp ĐH công lập hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn; bằng tốt nghiệp tiến sĩ hoặc thạc sĩ đúng chuyên ngành được đào tạo ở bậc ĐH công lập hệ chính quy, phù hợp chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn. Nếu là người dân tộc ở các xã miền núi của thành phố phải tốt nghiệp ĐH công lập chính quy loại trung bình khá trở lên, đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.
Giám đốc Sở nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng “tiết lộ”, Hà Nội đang đào tạo nguồncông chức tương lai, trong đó thí sinh đầu vào phải tốt nghiệp ĐH chính quy.
“Chạy” để được thi và đỗ công chức
Tại phiên làm việc sáng 7/12 của HĐND TP.Hà Nội với nội dung xem xét, thông qua nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của TP.Hà Nội năm 2013, ông Trần Trọng Dực – chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội đã khiến hội trường lặng đi với những phát biểu thắng thắn về tiêu cực trong việc thi công chứcHà Nội.
Ông Dực thông tin: “Có thí sinh làm bài không sai một dấu chấm, dấu phẩy trong đáp án, điểm tối đa 100%. Ở một số đơn vị phải chạy để được thi, chạy để được đỗ, người ta nói rằng dưới 100 triệu không có chuyện thi đỗ công chức. Trưởng phòng nội vụ của các quận, huyện đang là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền chạy của những người thi”.
Video đang HOT
Đánh giá về năng lực công chức của đơn vị mình, ông Dực cho biết, có khoảng 30% công chức làm việc tốt, 35% công chức viên chức khá và trung bình; số còn lại chưa yên tâm khi giao công việc. Ông Dực cho rằng, đây là “tồn tại lịch sử” khi có đến 20-30% công chức đang hưởng lương nhà nước nhưng không đáp ứng được công việc nhà nước giao.
Trước đó, một số báo đã có loạt bài phản ánh những tiêu cực trong kỳ thi tuyểncông chức Hà Nội năm 2011 (được tổ chức trong tháng 2/2012). Tuy nhiên, trong công văn phản hồi sở nội vụ Hà Nội lại nêu: “Trong những năm qua, thành phố Hà Nội là đơn vị luôn hoàn thành tốt công tác tuyển dụng… được các tỉnh thành phố trong nước đến học tập kinh nghiệm”.
Công chức thủ đô phải có bằng chính quy
Trước ý kiến của đại biểu HĐND thành phố về chất lượng, hiệu quả trong công việc của một bộ phận công chức Thủ đô hiện nay, Giám đốc sở nội vụ Trần Huy Sáng cho rằng có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ “tồn tại của lịch sử”.
Theo ông Sáng, trong những năm qua số công chức được tuyển mới là rất ít so với tổng số công chức đang làm việc tại các cơ quan ban ngành của Thủ đô. Ông Sáng thừa nhận, qua đánh giá cho thấy một bộ phận công chức chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Tuy nhiên, hàng năm thành phố đều có lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chính trị để nâng cao chất lượng cán bộ công chức.
“Bên cạnh đó, ngoài việc lắp đặt camera giám sát để theo dõi toàn bộ việc thực thi nhiệm vụ của công chức tại bộ phận một cửa. Ban Tuyên giáo và Sở Nội vụ sẽ triển khai việc lấy phiếu đánh giá của nhân dân và doanh nghiệp với các sở ngành, xã phường để có thể chỉ rõ nơi nào, cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ”, ông Sáng cho biết.
Giám đốc sở nội vụ “tiết lộ”, UBND thành phố đã có dự định sẽ tổ chức đào tạo cán bộ nguồn, trong năm 2013 sẽ mở 1 lớp với 500 học viên và năm 2014 tiếp tục đào tạo 1 lớp với số học viên tương tự. Đầu vào của các lớp đào tạo trên là các thí sinh đã tốt nghiệp ĐH chính quy, tập trung, có bằng khá trở lên. Sau khi được tuyển, các học viên sẽ được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng xử lý tình huống trong 18-24 tháng, rồi đưa về các xã phường, làm việc. “Sau 5 năm, họ sẽ là nguồn bổ sung có chất lượng thay thế những công chức nghỉ hưu”, Giám đốc sở nội vụ nói.
Theo Gia đình và Xã hội
Hôm nay, hội nghị tuyển sinh 2013 truyền hình trực tiếp tại 6 điểm cầu
Hôm nay 22/1, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị về công tác thi, tuyển sinh năm 2013 tại 6 điểm cầu trên cả nước. Đó là các điểm cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần thơ.
Hội nghị tuyển sinh 2013 là để các hiệu trưởng các trường ĐH,CĐ bàn về những vấn đề tuyển sinh mới, khắc phục những hạn chế, khó khăn trong mùa tuyển sinh trước. Trên cơ sở những ý kiến thảo luận tại Hội nghị Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bộ sẽ đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013.
Nhiều điểm mới trong tuyển sinh 2013 sẽ được bàn thảo và quyết định tại Hội nghị tuyển sinh ngày 22/1.
Giảm chỉ tiêu ngành sư phạm
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp "3 chung" như các năm trước.
Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT cho biết, đối với những trường trực thuộc Bộ, năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ không tăng chỉ tiêu đào tạo ĐH, CĐ chính quy, đồng thời điều chỉnh cơ cấu chỉ tiêu giữa các ngành theo hướng giảm chi tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế - tài chính, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo của toàn ngành và của các trường trực thuộc Bộ năm 2013 dự kiến như sau: Hệ ĐH hệ chính quy là 133.000 (năm 2012 là 132.819 chỉ tiêu), trong đó chỉ tiêu sư phạm giảm (16.000 năm 2013 so với 20.000 chỉ tiêu năm 2012).
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, việc giảm dần chỉ tiêu sư phạm do tình trạng thừa giáo viên hiện nay và sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiệ nay so với nhu cầu.
Chỉ tiêu liên thông ĐH, CĐ chính quy được xác định tối đa bằng 20% chỉ tiêu ĐH, CĐ chính quy tương ứng. Chỉ tiêu đào tạo VLVH, liên thông, văn bằng hai theo hình thức VLVH tiếp tục được xác định tối đa bằng khoảng 50% so với chỉ tiêu chính quy. Riêng các trường sư phạm, để triển khai thực hiện việc đào tạo nâng chuẩn giáo viên, cần có đề án xác định rõ nhu cầu cần nâng chuẩn giáo viên. Không đào tạo trung cấp chuyên nghiệp VLVH tại các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc trong năm 2013.
Các trường ĐH tiếp tục giảm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp theo lộ trình giảm 20%/năm, các trường trực thuộc dự kiến giảm chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp với lộ trình nhanh hơn và chấm dứt đào tạo trung cấp trước năm 2017.
Siết chặt liên thông, hạn chế mở ngành Tài chính Ngân hàng
Điểm mới trong tuyển sinh năm nay là thực hiện quy định mới về đào tạo liên thông. Theo đó, với người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: môn cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Đối với người có bằng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ tổ chức hằng năm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2013.
Năm 2013, Bộ GD-ĐT tạm dừng cấp phép mở mới đối với các ngành Tài chính - ngân hàng bởisố lượng trường đào tạo các ngành này rất lớn, vượt quá nhiều lần so với nhu cầu thực của nền kinh tế. Cả nước hiện có gần 1000 cơ sở đào tạo ngành kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. Số sinh viên đang theo học những ngành này chiếm khoảng 1/3 tổng số sinh viên cả nước. Theo công bố của Viện Nhân lực Tài chính ngân hàng, trong vòng 4 năm tới, số sinh viên tài chính ngân hàng không xin được việc làm sẽ là khoảng 13.000 người.
Các trường ĐH, CĐ khối H, N, S sẽ không tổ chức thi môn Văn
Theo Đề án thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, đối với các trường có tuyển sinh các ngành khối Văn hóa (khối C), chỉ xét tuyển dựa vào kết quả thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT.
Đối với những trường có tuyển sinh các ngành khối Nghệ thuật (khối H, N, S): Môn Ngữ văn sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học THPT.
Môn năng khiếu do Hiệu trưởng các trường quyết định. Để tổ chức thi các môn năng khiếu này, hiệu trưởng các trường lập Đề án trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 31/1/2013.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Đừng hiểu lầm là miễn thi môn Văn Sau khi Dân trí đăng bài "Sao lại bỏ thi Văn?" của nhà thơ Trần Đăng Khoa về điểm mới trong tuyển sinh là các trường ĐH-CĐ nghệ thuật khối H, N, S không tổ chức thi môn Văn, nhiều ý kiến của độc giả tán đồng và cho rằng như vậy là coi thường môn Văn. Đề án thi tuyển sinh ĐH,...