Hà Nội: Đi bộ thể dục từ 5h sáng, nam bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp
Thông tin từ Bênh viên Trung ương Quân đôi 108 ngày 1-1-2019 cho biết, bệnh viện này vừa tiếp nhận cấp cưu môt nam bênh nhân (57 tuôi, quân Hai Ba Trưng, Ha Nôi) bi nhôi mau cơ tim câp sau khi tâp thê duc ngoai trơi lanh…
Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện 108
Qua tìm hiểu tình trạng của bệnh nhân trước khi vào viện được biết, bệnh nhân dậy đi bộ tập thể dục lúc 5 giơ sáng thứ bảy (29-12), thời điểm này nhiệt độ ngoài trời rất lạnh, chỉ khoảng 10-11 độ. Đang tập thì thấy người khó chịu, mệt và đau ngực trái âm ỉ nên ông về sớm hơn thường lệ, nằm nghỉ.
Sau đó, bệnh nhân xuất hiện nhiều cơn đau ngực và khó chịu mệt mỏi, dấu hiệu tăng giảm bất thường nên phải gọi xe cấp cứu đưa vào bệnh viện 108.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp và nhanh chóng được tiến hành cấp cứu nong, đặt stent động mạch vành. Rất may tình trạng của bệnh nhân chưa quá nặng nên sau khi được điều trị đã qua cơn nguy kịch.
Theo các bác sĩ tim mạch, thời tiết giao mùa là hiểm họa cho người mắc bệnh tim mạch, bởi những biến chứng nguy hiểm dễ dàng xảy ra như huyết áp tăng, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Đặc biệt ở những người đứng tuổi có bệnh mạn tính, sự thay đổi thời tiết sẽ làm bệnh nặng lên, nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể tử vong hoặc để lại tai biến nặng nề.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo, trong những ngày giá lạnh, người dân, nhất là người cao tuổi nên hạn chế tối đa việc tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm… Những người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đầy đủ, kiểm soát huyết áp, tránh những gắng sức không cần thiết.
Theo anninhthudo
Bác sĩ ở Thái Nguyên trở về từ cõi chết sau 40 ngày
Nam bác sĩ bị nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tim suốt hơn 1,5 giờ kết hợp cùng lúc suy đa tạng, tăng huyết áp, tưởng chừng cầm chắc cái chết nhưng cuối cùng đã hồi sinh kỳ diệu.
Sáng 28/12, bệnh nhân Trần Đắc Hải, 57 tuổi, bác sĩ công tác tại BV Gang Thép Thái Nguyên được xuất viện sau 40 ngày điều trị tại BV Bạch Mai.
Không giấu nổi hạnh phúc, anh Hải và người nhà vẫn không thể tin anh có thể hồi tỉnh, đi lại được sau khi ngừng tuần hoàn hơn 90 phút.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân Hải chuyển đến Bạch Mai cấp cứu tối ngày 22/11 trong tình trạng hôn mê, thở máy, suy tuần hoàn, xuất huyết dạ dày, suy hô hấp nặng, thiếu oxy tổ chức nặng, suy thận, rối loạn đông máu.
Bệnh nhân nhiều lần rơi vào nguy kịch trong suốt 40 ngày nằm viện
Người nhà cho biết, khoảng 16h chiều cùng ngày, bệnh nhân bỗng lên cơn đau ngực trái dữ dội, điện tim có biến đổi. BV Gang Thép Thái Nguyên chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Anh Hải từng có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, đã mổ thay van tim cơ học từ 15 năm trước và thường xuyên uống thuốc chống đông máu.
Ngay lập tức, bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn, sốc điện nhiều lần và phải đến sau 90 phút cấp cứu tim bệnh nhân mới đập trở lại, nhưng tim đập rất yếu, người bệnh đi vào hôn mê sâu phải thở hoàn toàn theo máy dù đã sử dụng đến 3 loại thuốc trợ tim.
Tại BV Bạch Mai, sau hội chẩn liên khoa, bác sĩ chỉ định chụp và đặt stent mạch vành. Tuy nhiên do tình trạng quá nặng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa nên đã được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực ngày 23/11.
Tại đây, bệnh nhân tiếp tục được dùng cùng lúc 3 thuốc trợ tim nhưng huyết áp vẫn thấp 80/50mmHg, thở máy hoàn toàn, dạ dày có máu đen. Sau hội chẩn với Viện tim mạch, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa/ van tim nhân tạo, tăng huyết áp.
"Lúc này, tình trạng người bệnh vô cùng nặng nề. Kỹ thuật ECMO là ưu tiên hàng đầu nhằm cứu người bệnh, sau đó mới có thể chuyển đi can thiệp mạch vành để tránh nguy cơ ngừng tuần hoàn trong quá trình can thiệp", PGS Cơ cho biết.
Khi huyết áp ổn định hơn, bệnh nhân được chuyển đi can thiệp mạch vành, hình ảnh chụp cho thấy tắc hoàn toàn động mạch vành trái, hẹp động mạch vành phải, đặt 2 stent.
9 ngày kế tiếp, bệnh nhân chạy ECMO liên tục, lọc máu liên tục, dùng kháng sinh phổ rộng, duy trì thuốc chống đông liên tục tránh tắc stent và van cơ học, kiểm soát nhiễm khuẩn, truyền chế phẩm máu...
Tuy nhiên, đến ngày 3/12, bệnh nhân đang tỉnh lại xuất hiện tình trạng sốc khiến huyết áp không đo được, nhịp tim nhanh, suy hô hấp tăng với nhiều máu chảy ra từ phổi, siêu âm tim thấy hình ảnh kẹt van cơ học do huyết khối bám van tim.
Sau hơn 1 tháng điều trị, bệnh nhân hồi phục và được xuất viện
Tại hội chẩn toàn viện, các chuyên gia đầu ngành quyết định can thiệp tiêu sợi huyết cho bệnh nhân, tiếp tục ECMO, lọc máu liên tục và các biện pháp hồi sức tích cực khác.
4 ngày sau, tình trạng kẹt van vẫn không cải thiện. Tiếp tục hội chẩn toàn viện lần 2, chỉ định phải thay van 2 lá sinh học, nếu không bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân được hồi sức, lọc máu thay huyết tương, thở máy, chăm sóc tích cực..tại khoa Hồi sức tích cực.
Các bác sĩ đánh giá, đây là ca bệnh đặc biệt nguy kịch, người bệnh nhiều lần đe dọa tính mạng. Sau can thiệp mạch vành bệnh nhân lại xuất hiện tình trạng huyết khối bám van tim phải phẫu thuật ngay trong giai đoạn vẫn đang cần hồi sức đặc biệt bằng ECMO.
May mắn sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt dần lên đến ngày 10/12, bệnh nhân tỉnh, hồi phục tốt nên đã được rút ống nội khí quản, rút hết các dẫn lưu, không cần lọc máu.
Hiện tại, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, chức năng gan, thận trở về bình thường, vận động bình thường, siêu âm tim bình thường.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Những sự cố y khoa tai tiếng nhất năm 2018 Trong năm qua, không ít những tai biến y khoa như chẩn đoán bệnh sai hay việc phát nhầm thuốc của bác sỹ tại các bệnh viện trong nước khiến người bệnh phải rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu. Suýt phá bỏ thai vì bác sỹ chẩn đoán sai Một trong những sự cố y khoa đáng chú ý trong năm qua...