Hà Nội đề xuất mở 4 điểm test nhanh kháng nguyên cho lái xe chở hàng
Nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình lưu thông luồng xanh hàng hóa, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề nghị Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội mở thêm 4 địa điểm xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa.
Test nhanh cho lái xe “luồng xanh” tại bến xe Nước Ngầm (Hà Nội). Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Cụ thể 4 địa điểm được đề xuất bao gồm: Khu vực đường đua F1 Sân vận động Mỹ Đình thuộc quận Nam Từ Liêm, bến xe Gia Lâm thuộc quận Long Biên, nhà thi đấu Gia Lâm thuộc huyện Gia Lâm và nhà thi đấu Tây Hồ, quận Tây Hồ.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đề nghị UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, nơi có các địa điểm đề xuất phối hợp với Sở Y tế Hà Nội rà soát, bố trí địa điểm phù hợp để tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 trên địa bàn được giao quản lý.
Sở Giao thông vận tải cũng đề nghị UBND thành phố giao Công an thành phố, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 tại các vị trí trên.
Trước đó, Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội cùng các đơn vị liên quan đã bố trí 2 địa điểm tại Bến xe Nước Ngầm thuộc quận Hoàng Mai và Bến xe Yên Nghĩa thuộc quận Hà Đông, để các đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID -19 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại Hà Nội đã có giấy nhận diện mã QR Code gắn trên phương tiện.
Hàng quán, dịch vụ trong bến xe thoi thóp kiếm sống giữa mùa dịch
Bến xe Hà Nội vắng lặng như tờ do không có khách, các dịch vụ ăn theo cũng không thể cầm cự, nhiều người phải trả mặt bằng để kiếm kế sinh nhai khác.
Trong bối cảnh giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19, dịch vụ vận chuyển hành khách tại Hà Nội đến 37 tỉnh thành phố phải tạm dừng theo chỉ đạo của Sở GTVT từ ngày 18/7. Các bến xe khách vắng lặng khiến các dịch vụ trong bến xe ngày thường vốn nườm nượp khách giờ lao đao trong cảnh sống lay lắt.
Những quầy hàng trong bến xe Giáp Bát từ sang trọng...
Video đang HOT
...đến bình dân đều đã đóng cửa vì vắng khách. Đại diện bến xe này cho biết, một số ít thì đóng cửa tạm nghỉ nhưng rất nhiều quầy đã trả lại mặt bằng vì không thể cầm cự thêm được, sau quá nhiều đợt dịch.
Tại bến xe Mỹ Đình, nhiều quầy bán hàng đã chấm dứt kinh doanh hoàn toàn vì không buôn bán gì trong suốt thời gian dài vừa qua. Một vị đại diện bến xe cho biết, hơn 1/3 số quầy trong bến xe người thuê đã trả lại mặt bằng, bỏ về quê kiếm sống. Hết đợt dịch này đến đợt dịch khác trong suốt gần 2 năm qua khiến họ thất thu nặng.
Những quầy hàng vốn đông đúc, khách hàng có nhiều lúc phải xếp hàng dài để mua đồ ăn nhanh, nước giải khát thì nay cũng vắng tanh. Cả một dãy hàng chục quầy hàng chỉ lác đác vài khách hàng.
Chủ quầy hàng B3 trong bến xe khách Mỹ Đình cho biết, cô vẫn mở bán mang đi nhưng mỗi ngày cũng chỉ vài khách mua. Cô là một trong số rất ít những hộ kinh doanh còn trụ lại tại đây, nhiều quầy hàng xunh quanh đều đã trả lại mặt bằng vì không thể cầm cự.
Còn tại bến xe Nước Ngầm, mặc dù không cho hộ kinh doanh thuê quầy dịch vụ nhưng quầy dịch vụ phục vụ nước uống, đồ khô của bến xe cũng không một bóng người. Nhân viên đã phải nghỉ gần hết, chỉ còn một người để duy trì hoạt động.
Hiện tại bến xe Nước Ngầm chỉ còn duy nhất 1 tuyến còn hoạt động. Cả một khoảng sân rộng lớn của bến xe không có bóng dáng một chiếc xe khách nào.
Trước đây, dịch vụ thuê xe đẩy vận chuyển hàng hóa tại bến xe Mỹ Đình vẫn luôn đắt hàng bất kể nắng mưa. Những chiếc xe đẩy nhỏ len lỏi từng góc nhỏ để vận chuyển hàng cho khách nay nằm im trong sự nhàn hạ đáng buồn.
Một người làm dịch vụ đẩy hàng cho biết ở thời điểm hiện tại hiếm lắm mới có được một khách hàng quý báu.
Những chiếc xe đẩy hàng hoá "đắp chiếu" trong bến xe Giáp Bát.
Không biết đến lúc nào chúng mới được dùng trở lại.
Tại bến xe Mỹ Đình, đây là nơi trước kia những người hành nghề xe ôm chen lấn xô đẩy để chèo kéo khách. Nay chỉ còn một người lái xe ôm vẫn kiên nhẫn ngồi chờ đợi.
Bến xe Giáp Bát lác đác bóng người chờ có hàng để vận chuyển trong buồn bã.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết hiện tại số xe còn hoạt động trong bến chỉ khoảng dưới 80 xe, đây là một con số quá nhỏ so với 800 xe hoạt động hàng ngày vào thời điểm dịch bệnh chưa bùng phát.
Trong khi đó, số xe khách còn đăng ký hoạt động tại bến xe Mỹ Đình hiện tại chỉ khoảng hơn 100 xe. Đại diện bến xe này cho biết, số lượng xe khách đang giảm đi trong thấy từng ngày, từng ngày một.
Phía mặt trước của bến xe Giáp Bát, những chiếc xe buýt thường xuyên xuất bến trong tình trạng không một bóng khách hàng.
Nhân viên bán vé trên tuyến xe buýt số 101A cho biết, từ sáng đến giữa trưa, xe này chỉ bán được vẻn vẹn 5 chiếc vé.
Hà Nội đề xuất cho nhân viên giao hàng được hoạt động từ 9 - 20h hằng ngày Chiều 3/9, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để kịp thời đáp ứng nhu cầu vận chuyến của người dân, đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, Sở Giao thông vận tải báo cáo, đề xuất UBND Thành phố cho phép hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính bằng xe mô tô,...