Hà Nội: Đề phòng sử dụng ĐTDT thi hộ trắc nghiệm tốt nghiệp
Trung tá Lê Văn Hùng, Đội trưởng Đội An ninh Giáo dục, PA25, Công an Hà Nội cho biết: “ Thi trắc nghiệm là hình thức mới để chống gian lận trong thi cử, hạn chế tối đa việc chép bài hoặc giải bài từ ngoài vào nhưng qua 2 năm tìm hiểu, theo dõi, vừa qua chúng tôi phát hiện hình thức gian lận mới trong thi trắc nghiệm là sử dụng điện thoại để thi hộ.
Cụ thể, đối tượng thi hộ giả làm thí sinh dự thi làm bài trong phòng thi, sau đó nhắn tin ra ngoài lời giải gồm các ký hiệu số câu và phương án trả lời cùng mã đề. Đối tượng ở ngoài sử dụng tin nhắn này gửi cho hàng loạt thí sinh dùng chung mã đề này trong phòng thi”.
Với thi tốt nghiệp, sẽ không có thi hộ nhưng đề phòng thí sinh trong phòng thi, cũng theo hình thức trên, họ sẽ soạn mã đề sẵn trong điện thoại di động và sau đó gửi ra ngoài cho đối tượng bên ngoài giải xong rồi gửi qua số điện thoại vào phòng thi. Để kiểm soát được tình trạng này, quan trọng nhất vẫn là giám thị coi thi phải thực hiện đúng quy chế.
Ông Hùng cũng lưu ý, năm nay, có một loại phương tiện này giống như máy tính nhưng có thể truyền phát tin như điện thoại di động. Nếu công tác kiểm soát không chặt chẽ thì rất dễ nhầm là máy tính. Do vậy, giám thị đặc biệt lưu ý với các trường hợp nghi ngờ sử dụng điện thoại là rất cần thiết trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.
Về công tác bảo vệ chuẩn bị thi tốt nghiệp ở Hà Nội, ông Hùng cho biết, đã lên phương án triển khai ở 29 quận, huyện trong thành phố bảo vệ các Hội đồng coi thi như bảo vệ Hội đồng in sao đề thi, bảo vệ giao nhận và in sao đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng làm phách, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo, giao bài thi…
Video đang HOT
Ngoài ra, Công an Hà Nội còn bố trí lực lượng cảnh sát hình sự các quận, huyện thực hiện tuần tra, nơi tập trung đông người như trường học, điểm thi để phát hiện ngăn chặn tệ nạn xã hội, lợi dụng đông người để móc túi. Các lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường bố trí tại các điểm thi để giải tỏa ách tắc giao thông trước thi và tan thi.
Theo dân trí
"Bí quyết" ôn thi tốt nghiệp THPT 2010: Cơ hội "gỡ" điểm môn Văn
Phần thi chung - cơ hội "kiếm" điểm
Đây là năm thứ 2 đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn có cấu trúc mới, khá mở với những câu không khó để các em "gỡ" điểm. Đặc biệt, đề thi còn có phần thi riêng, cho phép TS tùy theo khả năng và sở thích của mình lựa chọn câu hỏi. Đề thi thường bao gồm 3 câu: Câu I (2,0 điểm) - tái hiện kiến thức; Câu II (3,0 điểm) - viết bài nghị luận xã hội; Câu III (5,0 điểm) - nghị luận văn học.
Theo thầy Nguyễn Quang Ninh, câu I dễ "gỡ điểm" nhất. Đây là phần tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài. Đối với văn học Việt Nam, các em cần lưu ý đến những đặc điểm cơ bản trong bài khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của thầy Ninh, dạng đề bài có thể tập trung ở các nội dung chủ yếu như: trình bày sự nghiệp văn học tác giả, ví dụ trình bày về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác của các tác giả Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tố Hữu... Hoặc đề bài có thể sẽ là: Hãy nêu những điểm đặc sắc của tác phẩm như tình huống độc đáo và ý nghĩa của truyện "Vợ nhặt" (Kim Lân); Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tây tiến" (Quang Dũng), "Việt Bắc" (Tố Hữu), "Tuyên ngôn độc lập" (Hồ Chí Minh), "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"... Tóm tắt những giá trị nghệ thuật tác phẩm của tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập", "Vợ chồng A Phủ"...
Ở phần văn học nước ngoài, trọng tâm câu hỏi sẽ rơi vào cuộc đời tác giả, sự nghiệp và quan điểm sáng tác của các tác giả Lỗ Tấn, Solokhov, Hemingway... "Đối với câu I, các em nên học kỹ phần tiểu dẫn, học kỹ nhan đề, nội dung, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nhân vật. Phần trình bày của TS nên cô đọng, ngắn gọn trong khoảng nửa trang cho đến 1 trang giấy thi" - thầy Ninh nhấn mạnh.
Theo thầy Nguyễn Quang Ninh, câu II mang tính nghị luận xã hội dễ kiếm điểm nhưng cũng... rất khó. Vì muốn làm tốt, đòi hỏi TS phải có kiến thức xã hội và vốn sống thực tiễn. Điều ấy, với các em học sinh hiện nay đang yếu và thiếu. Nghị luận xã hội thường được chia thành 2 mảng: Nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng xã hội. Ở phần nghị luận về tư tưởng đạo lý, TS nên lưu tâm đến các câu nói nổi tiếng. Ví dụ, "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên" (Chủ tịch Hồ Chí Minh); "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương con người" (M.Gorki); "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?" (Tố Hữu); "Tri thức là sức mạnh"; "Uống nước nhớ nguồn"; "Tôn sư trọng đạo", "Ơn cha nghĩa mẹ"...
Phần nghị luận về một hiện tượng đời sống, là những vấn đề đang xảy ra trong xã hội, có thể là hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ: Phá rừng, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, hiểm họa HIV, bạo lực gia đình, trường học... Những hiện tượng tích cực như: Gương người tốt việc tốt, những con người không đầu hàng số phận...
Tóm lại, để làm tốt phần nghị luận xã hội, theo thầy Ninh, TS đặc biệt lưu ý đến vấn đề nghị luận cho chính xác, viết ngắn gọn, súc tích (không quá 400 chữ), các ý chặt chẽ, phải giải thích, nêu ví dụ có sức thuyết phục.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Thận trọng với nghị luận văn học
Theo lưu ý của thầy Ninh, ở câu III (phần riêng) thường yêu cầu TS vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Đây là câu khó kiếm điểm, bởi đòi hỏi thí sinh phải học kỹ, hiểu rõ tác phẩm và thiên về kiểm tra kiến thức và năng lực văn học của các em. Câu này thường chiếm một nửa số điểm (5,0) và bao gồm khoảng nửa chương trình văn phổ thông.
Với các tác phẩm văn xuôi, các em phải nắm bắt được hình tượng các nhân vật cũng như các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: Phân tích sức sống tiềm tàng nhân vật Mỵ trong "Vợ chồng A Phủ"; Phân tích nhân vật bà cụ Tứ, giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ nhặt"; Phân tích nhân vật Việt, Chiến trong "Những đứa con trong gia đình", so sánh hai nhân vật này; Cảm hứng lãng mạn, sức sống mãnh liệt của T' nú trong truyện ngắn "Rừng xà nu"; Thiên nhiên sông Đà trong "Người lái đò Sông Đà"... Đặc biệt ở các tác phẩm văn xuôi, các em cần nắm chắc những dẫn chứng quan trọng, các chi tiết trần thuật, miêu tả và các đoạn trích dẫn câu nói của nhân vật.
Về thơ, TS cần nắm bắt được cảm hứng trữ tình của tác giả, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Ví dụ: Phân tích bài thơ hoặc trích đoạn trong bài "Từ ấy", "Việt Bắc"; Phân tích vẻ đẹp người lính trong bài thơ "Tây tiến"; Phân tích đoạn trích "Đất nước"...
Ở câu III, TS có thể lựa chọn 1 trong 2 câu a hoặc b. Trước khi lựa chọn, các em nên bình tĩnh đọc kỹ đề để đưa ra lựa chọn của mình tùy theo sở trường, ý thích. Các em nên ôn tập theo sách hướng dẫn của giáo viên, không cần phải học sách tham khảo. Khi làm bài phải có mở bài, thân bài, kết luận bố cục rõ ràng, các luận điểm chặt chẽ, mạch lạc. Và cuối cùng, thầy Nguyễn Quang Ninh lưu ý, khi làm bài, các em viết câu văn không được sai chính tả và ngữ pháp, lời văn có màu sắc văn chương.
Theo kênh 14
Thí sinh phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện đề thi có lỗi Đó là một trong những nội dung mà Bộ GD-ĐT lưu ý đối với thí sinh dự thi tốt nghiệp 2010. Còn đối với giám thị, tất cả những trường hợp phát sinh về đề thi, giám thị phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng coi thi ngay sau khi phát hiện (qua giám thị ngoài phòng thi). Đối với môn thi...