Hà Nội: dạy thêm, học thêm phải đảm bảo tính tự nguyện của học sinh
Sở GDĐT Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS trong năm học 2018-2019.
Theo đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học này, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn thực hiện nghiêm túc 2 nội dung chính: việc tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá với học sinh, và việc tổ chức ôn tập phục vụ đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.
Việc tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá với học sinh: đối với các đơn vị thực hiện chương trình SGK hiện hành thực hiện theo 6 nội dung chính, tăng cường nền nếp, kỷ cương, chất lượng, hoạt động giáo dục trong trường, đặc biệt công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường, gia đình, xã hội và cộng đồng; Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo Dạy thực chất- Học thực chất- Đánh giá thực chất; Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; Giáo viên cần thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kiểm tra học kỳ: thực hiện nghiêm túc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 về dạy học và kiểm tra, đánh giá; tuân thủ việc xây dựng ma trận đề kiểm tra một tiết và kiểm tra cuối học kỳ gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu. Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu. Các Phòng nghiên cứu kĩ ma trận đề, đề minh họa phục vụ cho đổi mới phương thức tuyển sinh lớp 10 từ năm học 2019-2020 của Sở. Sở cũng ủy quyền cho Phòng GDDT khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 ở 3 môn chính…
Đối với các trường có các lớp tham gia chương trình trường học mới thực hiện theo 3 nội dung, trong đó cần nghiên cứu kỹ chương trình và SGK, đổi mới kiểm tra, đánh giá phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tốt về tâm lí và kiến thức, kĩ năng, phương pháp làm bài để đáp ứng đổi mới tuyển sinh vào lớp 10 THPT trong bối cảnh học sinh lớp 9 lần đầu tham gia kì thi tuyển sinh chung của Thành phố.
Đối với việc tổ chức ôn tập cho học sinh, phục vụ đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT trong năm học này, các trường và tổ nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh, quan tâm tới các học sinh có học lực yếu, kém… Hướng dẫn ôn tập cho học sinh phải bám sát chương trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú ý phâ hóa các đối tượng theo học lực để hướng dãn ôn tập, rèn kỹ năng làm bài. Hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn theo nhóm và ôn tập trung cả lớp; tránh học lệch, học tủ.
Kết hợp tự kiểm tra, đánh giá của học sinh với kiểm tra, đánh giá của nhóm, lớp và toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập để điều chỉnh cho phù hợp.
Video đang HOT
Các nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho học sinh có hiệu quả nhất nhưng không quá tải.
Việc tổ chức dạy thêm, học thêm (nếu có) để phục vụ ôn tập phải thực hiện theo đúng quy định, đồng thời phải đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và sự hiệu quả của nội dung dạy học.
Để chuẩn bị cho việc đổi mới thi tuyển sinh vào lớp 10, cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền trong Hội đồng giáo dục, học sinh, CMHS về những đổi mới trong phương thức tuyển sinh với hình thức thi tuyển mới ban hành. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi Tuyển sinh vào 10 năm học 2018-2019 về quá trình tham gia kỳ thi của cán bộ, giáo viên, nhân viên; chất lượng học tập, ôn luyện và phân tích số liệu về kết quả thi của đơn vị.
Sở cũng yêu cầu Trưởng phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung này và chịu trách nhiệm trước Sở về việc triển khai thực hiện tại đơn vị mình.
Theo toquoc
TP. Quảng Ngãi: Học sinh THCS làm bài kiểm tra 1 tiết bằng đề chung
Ngành Giáo dục TP. Quảng Ngãi đã chính thức thí điểm cho học sinh THCS làm bài kiểm tra 1 tiết bằng đề chung đối với 5 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý và Hóa. Đây là biện pháp nhằm hạn chế tiêu cực có thể phát sinh từ hoạt động dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, cách làm này vẫn còn một số khó khăn nhất định.
Sáng 25/10, trường THCS Nguyễn Nghiêm (TP. Quảng Ngãi) tổ chức kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh cho tất cả học sinh khối 6. Khác với nhiều năm học trước, năm nay các em làm bài kiểm tra 1 tiết bằng đề chung.
Để làm đề kiểm tra chung, ban giám hiệu (BGH) nhà trường yêu cầu tất cả giáo viên trong tổ bộ môn ra một đề riêng. Sau đó, một cán bộ sẽ được giao nhiệm vụ tổng hợp, lựa chọn câu hỏi làm đề chung và hướng dẫn chấm bài. Đề kiểm tra này sẽ được BGH thẩm định, đồng thời gửi về Phòng Giáo dục để kiểm tra sau đó được in sao phục vụ buổi kiểm tra 1 tiết.
Tại buổi kiểm tra chung đề của trường THCS Nguyễn Nghiêm, mỗi phòng được bố trí 2 giáo viên coi kiểm tra. Quá trình kiểm tra được BGH giám sát chặt chẽ.
Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, học sinh THCS của TP. Quảng Ngãi làm bài kiểm tra 1 tiết bằng đề chung.
Dù hình thức đổi mới, buổi kiểm tra được thực hiện khá nghiêm túc nhưng đa phần học sinh vẫn khá thoải mái sau khi hoàn thành bài kiểm tra.
Theo em Nguyễn Tuấn Tú, bài làm của em được hướng dẫn đánh số báo danh cẩn thận. Trong quá trình làm bài các thầy cô giám sát chặt chẽ nên các bạn làm bài nghiêm túc.
"Em thấy đề chung không quá khó vì những dạng câu hỏi trong đề đã được ôn tập trên lớp. Kiểm tra chung đề nhưng em thấy cũng bình thường", em Nguyễn Tuấn Tú cho biết.
Về phía giáo viên, đa phần ý kiến cho rằng hình thức kiểm tra bằng đề chung sẽ hạn chế được tiêu cực phát sinh trong hoạt động dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, việc làm này cũng bộc lộ một số khó khăn.
Theo cô Phạm Thị Kim Đồng - giáo viên môn tiếng Anh, việc kiểm tra bằng đề chung là cần thiết nhằm hạn chế tiêu cực. Tuy nhiên, hoạt động này tạo ra một khối lượng công việc khá lớn cho giáo viên.
"Nhà trường phải huy động nhiều giáo viên coi kiểm tra, rồi rọc phách, chấm bài, ráp phách, tổng hợp điểm. Hình thức này tốn khá nhiều thời gian so với cách kiểm tra trước kia cho cả giáo viên và học sinh", cô Kim Đồng chia sẻ.
Bài kiểm tra của học sinh sẽ được rọc phách trước khi chấm nhằm đảm bảo tính khách quan
Trong khi đó, ông Lê Minh Hiền - phụ trách tổ chuyên môn THCS (phòng GD-ĐT TP. Quảng Ngãi), cho rằng, có thể việc dùng chung đề kiểm tra vẫn còn một số tồn tại nhưng đây là phương pháp hiệu quả để hạn chế tiêu cực, qua đó đánh giá đúng năng lực của học sinh. Xét một cách toàn diện thì ưu điểm nhiều hơn những hạn chế có thể phát sinh.
Theo ông Hiền, hiện các trường mới thực hiện thí điểm. Vì vậy, tùy điều kiện về cơ sở vật chất và cán bộ mà tổ chức kiểm tra chung đề cả 5 môn hoặc tối thiểu là 2 môn.
"Những khó khăn được phản ánh là có nhưng có thể khắc phục được. Số giáo viên tham gia coi kiểm tra chỉ tăng thêm một số tiết, việc này nhà trường có thể xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đây là biện pháp hữu hiệu để đánh giá đúng năng lực của học sinh", ông Hiền nói.
Cũng theo ông Hiền, phòng Giáo dục TP. Quảng Ngãi sẽ kiểm tra, khảo sát việc thực hiện của các trường trong học kỳ I năm học 2018 - 2019. Trên cơ sở đó, Phòng sẽ có hướng chỉ đạo phù hợp nhất trong công tác ra đề, tổ chức thực hiện nhằm phát huy hết ưu điểm của hình thức kiểm tra 1 tiết bằng đề chung.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Kiểm tra đột xuất hoạt động dạy thêm học thêm, tư vấn du học Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin kế hoạch tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm, tư vấn du học. Ảnh: Đào Ngọc Thạch Theo đó, bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 4.2019, Sở sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất, không thông báo trước các cơ sở tư vấn du học, các điểm dạy thêm, học thêm. Lãnh đạo...