Hà Nội đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân
Những ca COVID-19 gần đây liên tục tăng, có ngày lên đến hơn 2.000 ca, trong khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó dự báo, nhất là về mức độ nguy hiểm, nguy cơ tăng bệnh nặng, tử vong.
Để nhanh chóng bao phủ vaccine phòng COVID-19, các điểm tiêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ( Hà Nội) tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Để bảo vệ và duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố, UBND Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2430/UBND-KGVX về tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trong đó, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bảo đảm không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine cho người dân.
Hiện nay, các điểm tiêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Ghi nhận tại điểm tiêm trường PTTH Trần Phú, Hoàn Kiếm Hà Nội:
Tại điểm tiêm trường PTTH Trần Phú, quận Hoàn Kiếm rất đông người dân tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19.
Sau khi điền đầy đủ thông tin, người dân được tư vấn, khám sàng lọc trước khi tiêm.
Video đang HOT
Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có trên 44.000 người cần tiêm vaccine.
Để phòng chống dịch COVID-19, vaccine là vũ khí chiến lược hiệu quả, quan trọng hàng đầu.
Việc tiêm nhắc lại vaccine là vô cùng cần thiết.
Riêng điểm tiêm tại Trường THPT Trần Phú sẽ tiêm 500 liều vaccine phòng COVID-19.
Vaccine Pfizer là loại vaccine được sử dụng tại điểm tiêm này.
Đến nay, cả nước đã tiêm được 47.087.754 mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) và 6.986.300 mũi 4 vaccine phòng COVID-19.
UBND quận Hoàn Kiếm thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng.
Theo kế hoạch, trong tháng 8/2022, quận sẽ không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, tăng tỉ lệ bao phủ vaccine cho người dân đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ.
"Làm khó" người dân về quê ăn Tết, các địa phương liệu có sai?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các địa phương nên tạo điều kiện để người dân về quê ăn Tết an toàn chứ không "ngăn sông cấm chợ" vì tỷ lệ tiêm vaccine đã cao, chúng ta đã có kinh nghiệm phòng chống dịch...
Càng đến gần dịp Tết nguyên đán, câu chuyện người dân về quê ăn Tết lại càng trở nên "nóng" khi tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Lo sợ người về quê ăn Tết có thể làm tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương đã đưa ra những quy định mới có phần khắt khe hơn.
Chẳng hạn, Thanh Hóa có thư ngỏ gửi các tầng lớp nhân dân trong địa bàn TP Thanh Hóa và người dân TP Thanh Hóa đang làm việc tại tỉnh ngoài, nước ngoài... về việc tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết; nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Điều này đã gây "bão" trong dư luận.
Cũng tại Thanh Hóa, ngày 21/12/2021, UBND xã Nga Phú (huyện Nga Sơn) đã ban hành quyết định về việc cách ly y tế tập trung tại nhà 14 ngày để phòng, chống dịch Covid-19 đối với công dân H.T.V. Người này đi từ Hà Nội về và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Ảnh minh họa: Đỗ Quân.
Ngày 30/12/2021, UBND xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) ra văn bản yêu cầu người lao động địa phương này đi làm ở xa muốn ăn Tết với gia đình, phải về trước ngày 10/1 (tức mồng 8 tháng Chạp) - tức trước Tết 22 ngày - để đảm bảo cách ly y tế.
Tương tự, Quảng Nam cũng vận động dân vùng dịch không về quê ăn Tết.
Về vấn đề, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng "Khi chúng ta đã chấp nhận "không Zero", đã tiêm vaccine phòng Covid-19 thì chúng ta phải chấp nhận thực tế số ca mắc Covid-19 có thể tăng cao. Chính phủ đã ra Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch Covid-19 trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động kể cả đi lại, kiểm soát rủi ro. Chúng ta không "ngăn sông cấm chợ" vì tỷ lệ bao phủ vaccine đã cao".
Vì thế, theo ông các tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định này, tránh mỗi nơi làm một kiểu gây ảnh hưởng tới làm kinh tế cũng như an sinh xã hội
Ngoài ra, việc địa phương vận động hay ra quy định "làm khó" người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra một số tiền lệ không hay và gây dư luận không tốt.
Vừa qua Chính phủ, Bộ Y tế đã "thổi còi" một số địa phương đưa ra quy định không hợp lý về cách ly, xét nghiệm đối với người từ địa phương khác về.
Theo TS Phu việc cách ly, xét nghiệm như thế Bộ Y tế đã có quy định cụ thể. Cụ thể, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ như sốt, ho, khó thở... hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
"Việc yêu cầu toàn bộ người vào địa bàn phải xét nghiệm vừa không cần thiết, vừa tốn kém, vừa gây tâm lý chủ quan phòng bệnh. Các địa phương nên tạo điều kiện cho lao động về quê đón Tết an toàn", TS Phu nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng mỗi ngày. Vì thế, dù về quê ăn Tết người dân vẫn không nên lơ là các biện pháp phòng bệnh. Thích ứng trong tình hình mới, chúng ta không để giãn cách xã hội như trước. Tuy nhiên, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm 5K mọi chỗ, mọi nơi, hạn chế tiếp xúc với đám đông, giảm đi lại không cần thiết, không tổ chức các hoạt động đông người không cần thiết, không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế thăm nom, tụ tập... vừa ăn tết vui vẻ vừa an toàn dịch bệnh.
"Ý thức người dân lúc này là quan trọng nhất, không nên vì nghĩ đã tiêm vaccine mà chủ quan, lơ là. Việc không thực hiện tốt 5K sẽ làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em hay những đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine", TS Phu nói.
Sáng 3/1: Gần 1.000 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở máy, ECMO; Hà Nội là 1 trong 5 tỉnh, thành có F0 cao nhất cả nước Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở nước ta hiện có hơn 6.700 ca nặng, trong số này có gần 1.000 ca phải thở máy, ECMO; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm người nhiễm biến chủng mới Omicron của SARS-CoV-2... Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: - Kể từ đầu dịch đến nay...