Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với New Zealand trong lĩnh vực giáo dục
Ngày 29/10, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cơ quan Giáo dục New Zealand và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Tài chính New Zealand Grant Robertson, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung tham dự lễ ký kết.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có việc đưa chương trình song bằng tú tài Anh quốc hợp tác với trường Cambridge vào hệ thống đào tạo. Tuy nhiên, với nhu cầu giáo dục hiện nay, thành phố vẫn còn thiếu giáo viên và các chương trình dạy học tiếng Anh, hướng tới tích hợp chương trình dạy học quốc tế nhằm giảm thiểu thời gian học truyền thống, tăng thời lượng học hỏi kiến thức pháp luật và tăng cường thể chất.
Đánh giá cao chất lượng của các chương trình giáo dục New Zealand, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung kỳ vọng lễ ký kết là dấu mốc mới, mở ra nhiều cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa New Zealand và Hà Nội. Đặc biệt, trên cơ sở hợp tác hai bên sẽ còn nhiều chương trình hợp tác cụ thể, thiết thực hơn nữa được triển khai để Hà Nội tăng cường học hỏi kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực quản lý giáo dục, nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dục của Thủ đô.
Cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính New Zealand Grant Robertson bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển của Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, khẳng định đây là tiền đề vững chắc cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới. Cho biết những vấn đề như cải cách chương trình học, tăng cường năng lực quản trị giáo dục… đều là những thế mạnh và mối quan tâm của New Zealand, ông Grant Robertson tin tưởng rằng, với nền tảng biên bản ghi nhớ, hai bên sẽ không dừng lại ở các chương trình hợp tác mà sẽ tiến tới những dự án giáo dục cụ thể, góp phần hỗ trợ hệ thống đào tạo của Hà Nội theo hướng hiện đại, qua đó làm nền tảng cho những hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác giữa Việt Nam và New Zealand.
Theo đó, về nội dung hợp tác, hai bên thống nhất sẽ hợp tác bồi dưỡng nhân tài và đào tạo học sinh thành phố Hà Nội thông qua học bổng của New Zealand dành cho học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội, các chương trình học bổng khác của các trường New Zealand, cũng như các cuộc thi khuyến khích phát triển kỹ năng, kiến thức của học sinh thành phố Hà Nội… được tổ chức theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Quang cảnh lễ ký kết. Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN
Video đang HOT
Cơ quan Giáo dục New Zealand và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ hợp tác nâng cao kỹ năng, năng lực nghiệp vụ của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội; hợp tác xúc tiến, đẩy mạnh giao lưu, kết nối giữa các trường thành phố Hà Nội và các trường New Zealand; hợp tác giới thiệu về các trường trung học, đại học và học viện kỹ nghệ New Zealand, các chương trình học bổng, cơ hội học tập tại New Zealand cũng như các chương trình giao lưu, quảng bá về đất nước, văn hóa và giáo dục New Zealand đến với học sinh thành phố Hà Nội.
Hai bên thống nhất hợp tác giáo dục các lĩnh vực khác trên cơ sở lợi ích song phương. Tất cả các hoạt động hợp tác nêu trên sẽ được thực hiện trên cơ sở trao đổi và thống nhất giữa hai bên cho việc triển khai từng hoạt động cụ thể và giao cho Phòng Giáo dục phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Đại diện của Cơ quan Giáo dục New Zealand tại Việt Nam là đầu mối thực hiện.
Văn Cảnh – Nguyễn Thắng
Theo TTXVN
Những điều cần biết về giáo dục New Zealand
New Zealand chỉ có 8 trường đại học nhưng đều lọt top 600 thế giới và là một trong những quốc gia dẫn đầu về đổi mới giáo dục.
Trang New Zealand Education cung cấp một số thông tin về hệ thống giáo dục New Zealand để phụ huynh và du học sinh tham khảo.
Bậc đại học và cao học
New Zealand có 8 trường đại học công lập, 15 Học viện Kỹ nghệ (ITPs) và khoảng 550 trường tư thục (PTEs) bao gồm cả trường dạy tiếng Anh.
Các trường đại học giảng dạy chương trình từ bậc cử nhân trở lên với 65 lĩnh vực, chủ yếu về học thuật và nghiên cứu. Cả 8 trường đều lọt top 600 thế giới (theo THE) và nằm trong danh sách 3% trường tốt nhất toàn cầu (theo QS).
Các Học viện Kỹ nghệ và một số trường tư thục cũng giảng dạy bậc cử nhân. Các trường tư thục thường đào tạo các ngành nghề cụ thể và chủ yếu là ở cấp độ chứng chỉ (Certificate) và văn bằng trung cấp (Diploma).
Trung tâm khoa học của Đại học Auckland, New Zealand. Ảnh: Simon Devitt/Arch Daily
Bậc phổ thông trung học
New Zealand có ba loại hình trường phổ thông: trường công lập (khoảng 85% học sinh người New Zealand theo học), trường bán công (đa số do tổ chức tôn giáo lập ra, hoặc là trường được thành lập với các phương pháp giảng dạy riêng biệt) và trường tư thục.
Sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ đạt được các chứng chỉ giáo dục quốc gia (National Certificate of Educational Achievement - NCEA, tương đương với bằng tốt Nghiệp THPT của Việt Nam). Các trường trung học cũng dạy nghề như du lịch, máy tính...
Ngoài chứng chỉ giáo dục quốc gia, một số trường trung học ở New Zealand cũng dạy chương trình tú tài quốc tế (IB) và chương trình Cambridge (Cambridge International Examinations).
Các tổ chức giám sát chất lượng giáo dục
Năm tổ chức chịu trách nhiệm giám sát chất lượng của hệ thống giáo dục New Zealand gồm:
- Bộ Giáo dục: Đặt ra mục tiêu của nền giáo dục New Zealand, chịu trách nhiệm biên soạn giáo trình giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học.
- Cơ quan Thanh tra giáo dục: Kiểm tra chất lượng giáo dục và các dịch vụ hỗ trợ học sinh ở các trường tiểu học và trung học.
- Cơ quan Quản lý bằng cấp New Zealand (New Zealand Qualifications Authority - NZQA): Đảm bảo chứng chỉ và văn bằng do các trường trung học phổ thông và sau phổ thông (nằm ngoài hệ thống các trường đại học công lập), được công nhận ở New Zealand và trên thế giới.
- Hiệp hội Đại học New Zealand: Đảm bảo tất cả 8 trường đại học công lập của nước này đều đạt chất lượng cao về trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy.
- Hội đồng Giáo dục Aotearoa New Zealand: Giữ vững và thường xuyên kiểm tra trình độ chuyên môn của giáo viên bậc tiểu học và trung học.
Toàn cảnh Đại học Canterbury, New Zealand. Ảnh: University of Canterbury
Hệ thống văn bằng
Hệ thống văn bằng New Zealand (NZQF) có 10 cấp độ, được phân loại dựa trên trình độ chuyên môn, từ chứng chỉ đến tiến sĩ. Bất kỳ chương trình học nào cũng phải có thông tin về cấp độ văn bằng mà sinh viên sẽ có sau khi tốt nghiệp. Cụ thể:
Cấp 1-4: Chứng chỉ giáo dục quốc gia, bằng cấp chính của bậc trung học phổ thông và Chứng chỉ đào tạo nghề cơ bản.
Cấp độ 5-6: Chứng chỉ tay nghề nâng cao, Chứng chỉ Thương mại - kỹ thuật.
Cấp độ 7-10: Bằng cấp cho bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Theo Zing News
Trường học 6 nước quy tụ tại triển lãm du học Các trường trung học Australia, New Zealand, Canada, Ấn Độ, Anh, Mỹ tư vấn môi trường học, học phí, học bổng... vào ngày 12, 13, 14/10 tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Đây là một trong những triển lãm du học quy mô lớn, khi có 17 trường trung học từ 6 quốc gia tham dự, gồm Australia, New Zealand, Canada, Ấn...