Hà Nội đầu tư gần 60.000 tỷ đồng phát triển CNTT
Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin ( CNTT) của Hà Nội đến năm 2020 dự kiến là 59.558 tỷ đồng, trong đó 8.033 tỷ đến từ ngân sách nhà nước và 51.505 tỷ đồng từ các nguồn xã hội hóa.
Chiều qua, Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội đã công bố “Quy hoạch phát triển CNTT thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030″ với mục tiêu đưa CNTT của Hà Nội dẫn đầu trong cả nước.
Các mục tiêu cụ thể tính tới 2020 là về hạ tầng CNTT, 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước (đến cấp xã) được trang bị máy tính, 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và 80-90% xã, phường, thị trấn được kết nối bằng cáp quang với mạng diện rộng. Về ứng dụng CNTT, Hà Nội quyết tâm xây dựng và phát triển công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử và thương mại điện tử.
Về công nghiệp CNTT, thành phố dự kiến quy hoạch, xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 phân khu công nghiệp phần cứng. Về phát triển nguồn nhân lực, 100% lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và xã được đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng CNTT…
Video đang HOT
Hà Nội đầu tư lớn cho ứng dụng CNTT. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, hy vọng lĩnh vực công nghiệp phần mềm tăng trưởng 25% mỗi năm với tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ là 1,1 tỷ USD mỗi năm (đến 2015) và 3 tỷ USD mỗi năm (đến 2020). Ngành công nghiệp nội dung số tăng trưởng 25%, đạt doanh thu 2,5 tỷ USD một năm còn công nghiệp phần cứng tăng trưởng 10% mỗi năm, đóng góp 5,5 tỷ USD vào năm 2020.
Đến năm 2030, Hà Nội sẽ trở thành một trong những thành phố phát triển về chính quyền điện tử và mạnh về công nghiệp CNTT trong khu vực.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Hà Nội đã xác định huy động mọi nguồn lực trong xã hội nhằm đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Nguồn ngân sách sẽ được tập trung cho hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT và đào tạo nhân lực CNTT cho các cơ quan nhà nước của thành phố. Đồng thời, Hà Nội sẽ xây dựng chính sách xã hội hóa để huy động vốn, khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư cho ứng dụng CNTT để tăng năng suất và năng lực cạnh tranh.
Cuối tháng 12/2012, thành phố Hà Nội rớt hạng xuống thứ 10 (từ vị trí thứ 7 năm 2011) về Chỉ số sẵn sàng cho Phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam do Hội tin học Việt Nam (VAIP) thống kê. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do việc sáp nhập với Hà Tây khiến điểm số trong hầu hết các tiêu chí xếp hạng của Hà Nội đều bị giảm. Với bản Quy hoạch vừa được công bố, Hà Nội quyết tâm đi đầu cả nước về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin trên cơ sở hạ tầng đô thị “thông minh”.
Theo VNE
Kinh phí cho công nghệ thông tin còn quá nhỏ bé
Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định như vậy tại hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về phát triển hạ tầng CNTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào ngày 15/1, tại Hà Nội và trực tuyến trên cả nước.
Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết, chi cho CNTT tại các địa phương chỉ dao động từ 10-15 tỷ đồng/năm. Đây là con số quá nhỏ bé của một lĩnh vực được xem nền tảng của sự phát triển.
Trong khi đó, nhiều địa phương chi không hết kinh phí cho khoa học công nghệ (KH-CN), chiếm 2% tổng chi ngân sách theo quy định, nhưng lại không thể chuyển qua cho CNTT. Bà Trần Thị Thái, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tại Đồng Tháp đang có nghịch lý khoản tiền cho KHCN không dùng hết, nhưng lại không thể chi cho ứng dụng CNTT.
CNTT được coi là nền tảng của sự phát triển. Ảnh: Thái Ngọc
Giải quyết tồn đọng này, ông Lê Mạnh Hà đề nghị: Cần có chính sách chuyển tiền chi cho KH-CN sang cho lĩnh vực CNTT. Bộ TTTT cần đấu tranh để có khoản chi cho CNTT. Trước mắt nên dùng quỹ viễn thông hiện nay để cho CNTT.
Theo ông Hà, hiện có sự lãng phí về nhân lực, tài chính. Các bộ và đa số tỉnh/thành tự xây dựng phần mềm cho riêng cho mình, trong khi Bộ TTTT lại không biết. Để có sự thống nhất, ông Hà cho rằng Bộ TTTT cần quản lý về chuyên môn, định hướng các sản phẩm CNTT.
Khác với những ngành kinh tế khác đang gặp khó khăn, năm 2012, ngành CNTT vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%. Nhưng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, "lĩnh vực CNTT chưa phát huy hết tiềm năng".
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải băn khoăn: Các cơ quan nhà nước được trang bị máy tính, thiết bị điện tử đắt tiền, nhưng hiệu quả mang lại trong quản lý đến đâu là chuyện còn phải bàn. Việc xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử đã thể hiện ở phần máy móc, nhưng phần ứng dụng lại chưa ứng dụng tốt và đang làm theo phong trào. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, các doanh nghiệp CNTT trong nước cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng người dùng Việt.
Theo Thái Ngọc/Kiến thức
Băng rộng Hàn Quốc khởi đầu từ truyền hình cáp Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và Cơ quan thường trực Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) xếp Hàn Quốc ở vị trí đầu bảng về chỉ số kĩ thuật số, hạng 2 về chỉ số xã hội thông tin, thứ 6 về chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng nằm trong...