Hà Nội đã qua đỉnh dịch, ghi nhận hơn 10.800 F0 mới trong ngày 25/3
Ngày 25/3, Hà Nội ghi nhận 10.803 ca mắc COVID-19 mới, trong đó, có 4.103 ca cộng đồng.
Sở Y tế Hà Nội thông tin, từ 18h ngày 24/3 đến 18h ngày 25/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 10.803 ca mắc COVID-19, gồm 4.103 ca cộng đồng và 6.700 ca đã cách ly. Số ca mắc mới phân bố tại 403 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.
Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.615); Mê Linh (689); Hai Bà Trưng (689); Hoài Đức (525); Sóc Sơn (495). Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 29/4/2021) là 1.241.567 ca.
Tuần qua, số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tiếp tục có xu hướng giảm mạnh. Tại Hà Nội, dịch cũng đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Chuyên gia y tế cho rằng Hà Nội đã qua đỉnh dịch, tuy nhiên, người dân vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng vệ cá nhân.
Hiện 82,2% người từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã được tiêm vaccine COVID-19 mũi nhắc lại. TP. Hà Nội phấn đấu hết tháng 3, sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm đủ mũi 3 nhắc lại cho người dân từ 18 tuổi.
Thời gian qua, Hà Nội tập trung vào 3 hướng chính là: Tiêm vaccine; tăng cường năng lực điều trị tầng 2, tầng 3 và đẩy mạnh y tế cơ sở để quản lý, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. Thành phố đã phát huy cao độ vai trò, hiệu quả hoạt động của hơn 4.600 tổ hỗ trợ theo dõi người mắc COVID-19 tại nhà và hơn 5.000 tổ COVID-19 cộng đồng, thường xuyên tiếp nhận thông tin, tư vấn, quản lý và cấp phát thuốc cho người mắc COVID-19; báo cho nhân viên y tế những trường hợp có triệu chứng nặng…/
Nhà hàng ở Hà Nội phớt lờ giãn cách trước giờ dừng bán
Nhiều nhà hàng tại Hà Nội kêu gọi khách hàng đến "ủng hộ", "giải cứu" đồ ăn. Tuy nhiên, một số cơ sở gần như phớt lờ quy định giãn cách, hạn chế số khách của Thành phố.
Sau khoảng 2 tuần gần đây, quán lẩu nướng của chị Mai Hoa (34 tuổi, quê Nam Định) ở khu vực chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) dần đông khách trở lại. Kết thúc tuần vừa rồi, chị quyết định nhập lượng lớn thịt để có thể phục vụ thực khách trong vòng 4-5 ngày.
Tuy nhiên, thông tin Hà Nội yêu cầu dừng nhà hàng, quán ăn (chỉ cho phép bán hàng mang về) từ 0h ngày 13/7 khiến chị Hoa bất ngờ và lo lắng. Chị phải gọi điện cho một số người quen và lên mạng xã hội kêu gọi mọi người đến quán ăn ủng hộ trong tối 12/7.
"Tôi nghĩ bán cả tối nay cũng không thể hết được số thịt đã nhập buổi sáng", chị Hoa nói. Đối với hàng tồn còn lại, người phụ nữ này cho biết sẽ tiếp tục bán cho khách mua mang về, thậm chí giảm giá; bên cạnh đó, liên hệ thử một số cở sở lẩu nướng khác nhờ lấy hộ.
Một nhà hàng buffer tại Hà Nội tối 12/7. Ảnh: Văn Hưng.
Trong khi đó, thương hiệu Buffet lẩu nướng hải sản Poseidon, Buffet Chef Dzung... tại Hà Nội cũng phải livestream xả hàng và kêu gọi khách đến ăn ủng hộ. Vào sáng 12/7, đại diện chuỗi này thông tin mới nhập nửa tấn ghẹ, hàng trăm kg cua loại 4 con/kg và ốc hương.
"Bán buffet hết tối nay là bên mình lại phải đóng cửa. Trong khi sáng nay còn nhập nhiều hàng nữa chứ, không kịp trở tay. Mong bà con cô bác mua ủng hộ", đại diện thương hiệu buffet Poseidon nói.
Ghi nhận vào tối 12/7, tại nhà hàng buffet Poseidon (đường Trần Phú, quận Hà Đông) gần như kín bàn. Nhiều người sau khi ăn xong còn mua mang về. Nhiều mặt hàng thủy sản đã hết, trong khi sò huyết tồn nhiều giảm từ 200.000 đồng/kg xuống còn 120.000 đồng/kg, ghẹ giảm còn 260.000 đồng/kg, cua loại 4 con/kg giảm còn 270.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Đức Huy (29 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân) chia sẻ biết Hà Nội chuẩn bị siết chặt các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, anh đưa vợ con đi thưởng thức một số loại hải sản. Trước khi ra về, anh mua thêm 2 kg ghẹ, để nhà ăn và biếu bố mẹ.
Với lượng khách đông, nhà hàng buffet kể trên gần như không đảm bảo công tác phòng dịch theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội. Nhà hàng không yêu cầu khách khử khuẩn khi bước vào; các bàn đặt gần nhau, không có vách ngăn; khách ngồi và đi lấy đồ ăn không đảm bảo giãn cách, thậm chí có tình trạng chen lấn.
Theo quy định, nhà hàng chỉ được đón không quá 20 người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi. Tuy nhiên, quy định này không được chấp hành.
Nhiều nhân viên của nhà hàng buffer không đeo khẩu trang, không đảm bảo giãn cách. Ảnh: Văn Hưng.
Trong khi đó, tại khu vực livestream bán hải sản của nhà hàng này ngay sát chỗ ngồi của khách, nhiều người đi lại. Có nhân viên bán hàng không đeo khẩu trang.
Trên mạng xã hội, nhiều nhà hàng, quán ăn cũng cho rằng gặp khó khi biết tin phải tạm dừng hoạt động. Các cơ sở này tích cực kêu gọi khách hàng đến ăn để nhận chương trình khuyến mãi, đồng thời thông báo sẽ chỉ bán mang về sau ngày hôm nay.
Một nhà hàng chuyên các món cuốn tại Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân cho biết đã nhập quá nhiều rau trong ngày, không thể để lâu và mong muốn khách hàng có thể đến "giải cứu". Phía dưới phần bình luận, nhiều người khẳng định sẽ qua ăn ủng hộ.
Trước đó, chiều 12/7, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành văn bản yêu cầu từ 0h ngày 13/7, dừng tất cả hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
TP tiếp tục yêu cầu dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Đổ xô đi cắt tóc trước giờ Hà Nội tạm dừng một số dịch vụ
Nhiều cửa hàng tóc đón lượng khách tăng đột biến sau khi Hà Nội thông tin về việc tạm dừng một số hoạt động kinh doanh trong đó có dịch vụ cắt tóc, gội đầu... từ 0h ngày 13/7.
Hà Nội dự kiến lập 22 chốt kiểm soát các cửa ngõ Từ 14/7, 22 chốt kiểm soát gồm lực lượng công an, quân đội, thanh tra giao thông, y tế, dân phòng bắt đầu hoạt động tại các cửa ngõ của Hà Nội. Chiều 12/7, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của TP Hà Nội, đại tá Trần Ngọc Dương, Phó giám đốc Công an thành phố, cho biết công an...