Hà Nội cũng nên nói một lời với hơn 2.000 giáo viên hợp đồng

Theo dõi VGT trên

sao đi chăng nữa, ngành giáo dục thành phố Hà Nội có được như ngày hôm nay cũng nhờ một phần công sức đóng góp của hơn 2.000 giáo viên hợp đồng.

Tôi cẩn thận tìm kiếm trên internet những cụm từ chẳng hạn như: “lời xin lỗi giáo viên hợp đồng tại Hà Nội” hoặc “ lời cảm ơn giáo viên hợp đồng tại Hà Nội”. Kết quả tìm kiếm chẳng có gì.

Cũng đúng thật! Từ ngày xảy ra câu chuyện giáo viên hợp đồng tại Hà Nội kêu cứu, chưa có bất kỳ một lời hứa hẹn, lời xin lỗi, lời cảm ơn dành đến các giáo viên hợp đồng.

Hà Nội đã bao giờ nghĩ: Nếu không có 2000 con người như này thì ngành giáo dục sẽ đi về đâu? Biết lấy ai để dạy dỗ học sinh lên người?Dù gì đi chăng nữa, ngành giáo dục Hà Nội có thể phát triển như ngày hôm nay cũng nhờ một phần công sức của hơn 2000 giáo viên hợp đồng. Vâng! Hơn 2000 con người là một con số rất lớn.

Đằng đẵng 10 năm, 20 năm, các giáo viên hợp đồng vẫn đến trường miệt mài với con chữ, gieo bao mầm xanh, đào tạo biết bao thế hệ học trò.

Từng ấy năm có ai biết rằng thầy cô chúng ta phải sống lay lắt, phải đi làm thuê, giúp việc, phụ hồ…để có thể duy trì cuộc sống.

Cô Nguyễn Thị Thơm (Sóc Sơn) nói: “Cực chẳng đã chúng tôi mới phải lên Hà Nội, mới phải kêu cứu”.

Còn dưới cương vị những người làm báo tôi nghĩ rằng: “Đúng là cực chẳng đã chúng tôi mới gọi các thầy cô là giáo viên hợp đồng”.

Bởi, trên bục giảng chỉ có con chữ, chỉ có tình thầy trò, có tri thức, có tình nghĩa.

Có học sinh nào đứng dậy thưa: “Chúng em chào cô giáo (thầy giáo) hợp đồng” đâu.

Cũng có phụ huynh nào nói: “Tôi cảm ơn cô giáo (thầy giáo) hợp đồng đã dạy dỗ con tôi lên người” đâu.

Trên bục giảng, giáo viên biên chế hay giáo viên hợp đồng thì ai cũng là cô, là thầy. Địa vị, trách nhiệm và vai trò như nhau.

Hà Nội cũng nên nói một lời với hơn 2.000 giáo viên hợp đồng - Hình 1

Hơn 200 giáo viên hợp đồng tại các huyện tiếp tục lên Hà Nội kêu cứu (Ảnh: V.N)

Thước đo lớn nhất của ngành giáo dục đó chính là sản phẩm chứ không phải phân biệt bởi những từ hợp đồng, biên chế.

Vậy tại sao chúng ta không thể nói hai từ cảm ơn và xin lỗi đối với những người đã gắn bó với ngành giáo dục nửa đời người – những người bạc trắng đầu dạy dỗ học sinh lên người?

Vì đâu khoảng cách giữa 2 từ giáo viên hợp đồng, giáo viên biên chế lại dài đằng đẵng và có sự phân biệt lớn như vậy? Đối với học sinh, phụ huynh thì tất nhiên thầy cô nào thì cũng là thầy cô không phân biệt hợp đồng, biên chế.

Điều đáng buồn sự phân biệt đó lại đến từ những cơ quan sử dụng lao động, đến từ ban giám hiệu và đến từ chính những đồng nghiệp.

Đôi khi tôi chợt nghĩ: Biết đâu những thầy cô ngày xưa mình yêu quý vẫn đang là giáo viên hợp đồng và đang đi dạy với đồng lương ít ỏi như thế.

Video đang HOT

Nếu tôi biết từ trước chắc chắn tôi sẽ học hành chăm chỉ hơn, nghe lời hơn và biết ơn hơn tất thảy. Bởi, tôi nghĩ rằng việc đi dạy đối với các thầy cô và dạy như thế, vốn dĩ đã là cực khổ rồi.

Hà Nội cũng nên nói một lời với hơn 2.000 giáo viên hợp đồng - Hình 2

Người thầy trong câu chuyện từ bục giảng xuống chuồng lợn chỉ còn ít thời gian nữa là bị cắt hợp đồng (Ảnh: V.N)

Ngày 28/6/2019, hơn 200 giáo viên hợp đồng các huyện lại “hội quân” tại Thủ đô để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của họ.

Trong chiều hôm ấy, cô Nguyễn Thị Quy (Mỹ Đức) lên trường ký hợp đồng…3 tháng. Mức lương vẫn vậy: 1.2 triệu đồng/ tháng và hoàn toàn không có phụ cấp hay thu nhập từ công việc dạy thêm.

Điều gì khiến cho các thầy cô vẫn bám trụ với nghề? Khi nói “họ yêu nghề” sẽ có 2 luồng dư luận: Tin và không tin.

Nhưng tôi tự hỏi: Vì sao chúng ta luôn cho rằng mình sống có lý tưởng và tình yêu nhưng lại không tin vào lý tưởng và tình yêu của một người lương chỉ có 1,2 triệu đồng?

Phải chăng chúng ta đang đánh giá mọi thứ bằng thước đo là thang bảng lương cho nên khi nghe chuyện giáo viên Thủ đô lương hơn 1 triệu đồng ai cũng lắc đầu, lè lưỡi không tin.

Trong cái nắng gay gắt của Hà Nội, hơn 200 giáo viên hợp đồng vẫn chờ đợi và đi tìm một tia sáng cho quãng đời tăm tối nhất xuyên suốt hành trình giáo dục đi qua thời thanh xuân của họ.

Thầy Tăng cùng hơn 100 giáo viên hợp đồng Ba Vì hết tháng 8 sẽ từ bục giảng trở về…chuồng lợn.Thầy Nguyễn Viết Tiến cùng nhiều giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây đã bị cắt hợp đồng từ tháng trước.

Cô Xuân (Sóc Sơn) ngày ngày vẫn phải đi hái lá sen, đi cấy thuê. Cô Thúy (Ba Vì) vẫn tất tả đi giúp việc sau những giờ lên lớp.

Người ta nói: Giáo viên hợp đồng là những nạn nhân của lịch sử để lại. Nhưng chẳng lẽ đã là lịch sử thì cũng không nói được thêm một câu gì hay sao?

Thầy cô thì nghĩ nhiều rồi, nhưng có bao giờ Hà Nội thử vắt tay lên trán và nghĩ: Trong những thời điểm khó khăn không thể tổ chức thi viên chức, không có đủ ngân sách trả lương. Hơn 2000 giáo viên hợp đồng vẫn dấn thân vào bục giảng.

Thời điểm mà Ba Vì chỉ là một huyện miền núi, Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức vẫn là những huyện khó khăn.

Tuổi 20,30 thầy cô cõng chữ lên những huyện khó khăn, thắp sáng giáo dục cả một vùng. Họ chẳng tiếc thời thanh xuân sao ta lại tiết kiệm một câu nói.

Nay, chỉ bằng 1,2 văn bản có thể phủi trắng sự đóng góp của hơn 2000 giáo viên.

Ngành giáo dục cả nước đang nhìn vào cách xử lý của Hà Nội bởi câu chuyện giáo viên hợp đồng không phải chỉ mỗi Hà Nội mới có. Hàng triệu giáo viên trên cả nước đang nhìn vào Hà Nội.

Những người có ý định vào ngành sư phạm khi nhìn gương giáo viên hợp đồng cũng chạy…mất dép.

Những bạn trẻ muốn cống hiến khi nhìn vào mức lương 1,2 triệu đồng thì cũng lo chạy lấy thân.

Và thực tế đã có những suy nghĩ như vậy. Đã có những sinh viên sư phạm, những giáo viên hợp đồng bỏ ngang để theo những công việc khác.

Hà Nội cũng nên nói một lời với hơn 2.000 giáo viên hợp đồng - Hình 3

Hàng trăm giáo viên hợp đồng các Quận, huyện vẫn chờ đợi một câu trả lời từ thành phố (Ảnh: V.N)

Trong luật pháp cũng đã có những điều kiện để cho Hà Nội có thể xét đặc cách cho những trường hợp đặc biệt cụ thể là điều 19, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP có ghi:

“Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các trường hợp sau:

a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:

Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;

Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ”.

Như vậy cơ chế là có và chúng tôi chỉ kêu gọi có 1 chính sách nhân văn với các giáo viên hợp đồng lâu năm: Đủ điều kiện, phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn tốt được học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, nhà trường ghi nhận. Thiết nghĩ cơ chế này vừa hợp tình lại vừa hợp lý.

Bởi, năm 2013, các huyện đã “bỏ quên” số giáo viên này rồi. Nhưng quên không đồng nghĩa là lãng quên. “Nạn nhân lịch sử” cũng không đồng nghĩa ngày hôm nay không thể gửi lời cảm ơn hoặc xin lỗi đến thanh xuân của họ.

Tuy nhiên trước khi có quyết định cuối cùng thi hoặc xét tuyển cuối cùng thì Hà Nội cũng nên có một lời gì đó đối với hơn 2000 giáo viên hợp đồng: có thể là cảm ơn, có thể là xin lỗi.

Có như thế thì thế hệ đã qua, thế hệ giáo viên trẻ mới tin rằng họ đang thực sự được tôn trọng và yên tâm công tác.

Trong khoảng thời gian chờ đợi gửi đơn lên Ban tiếp dân Trung ương, một giáo viên hợp đồng đã ngâm nga: “Từ bục giảng ta trở về chuồng lợn. Vẫn ung dung không một khoảng cách nào!”. Nghe sao mà đau xót thế!

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net.vn

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải "bài toán" đội ngũ

Đến nay đội ngũ giáo viên (GV) toàn quốc đã có nhiều nỗ lực trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số GV đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động nhiều, GV một số bộ môn Tiếng Anh, Tin học... thiếu; chất lượng chung đội ngũ còn khoảng trống nhất định. Như vậy, để bước vào triển khai CTGDPT mới đòi hỏi các địa phương phải nỗ lực chuẩn bị đội ngũ cả về số lượng và chất lượng.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải bài toán đội ngũ - Hình 1

Thiếu GV - vấn đề cần tháo gỡ tại nhiều địa phương để triển khai CTGDPT mới. Ảnh: Đức Trí

Nỗi lo đội ngũ

Tại Lập Thạch - Vĩnh Phúc, chỉ tính riêng ở cấp TH hiện toàn ngành có 23 trường với 399 lớp và 12.831 HS. Tuy nhiên, tổng số CBQL, GV, nhân viên hiện nay mới có 60 CBQL, 515 GV, tổng phụ trách Đội và 75 nhân viên.

Ông Đỗ Đức Quang - Trưởng phòng GD&ĐT Lập Thạch - Vĩnh Phúc cho rằng, trong quá trình triển khai CTGDPT mới ngành sẽ gặp không ít những khó khăn bởi đội ngũ giáo viênTH còn thiếu so với yêu cầu đạt tối thiểu 1,5 (hiện chỉ đạt 1,3 giáo viên/lớp). Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại nhiều cơ sở giáo dục còn hạn chế. Sĩ số học sinh/lớp đông, vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT... Vấn đề cần giải quyết cấp bách khi triển khai CTGDPT mới đối với ngành GD-ĐT Lập Thạch - Vĩnh Phúc bên cạnh cơ sở vật chất là tăng cường cả số lượng và chất lượng đội ngũ GV và CBQL.

Đắk Lắk - một tỉnh miền núi trung du với nhiều nỗ lực vượt bậc về giáo dục cũng không tránh khỏi nỗi lo về đội ngũ. Toàn tỉnh hiện nay có 1.040 trường học từ mầm non đến phổ thông với 15.628 lớp, 462.972 HS; 36.734 CBQL, GV, NV (trong đó 28.285 GV). Tỷ lệ CBGV đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 99,95%, trong đó có 64,44% CBGV đạt trên chuẩn.

Tuy nhiên theo ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk: Giáo dục hiện nay chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Như vậy, GV phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. Để thực hiện CTGDPT mới thì vai trò của GV và CBQL phải có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Phải coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Quá trình triển khai CTGDPT tổng thể, ngành GD-ĐT Quản Bạ - Hà Giang cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề đội ngũ, đó là khẳng định của ông Lê Trung Thành - Trưởng phòng GD&ĐT. Chỉ tính riêng ở cấp TH, đội ngũ hiện nay mới đạt 1,35 GV/lớp trong khi CTGDPT mới yêu cầu phải đạt tối thiểu 1,5 GV/lớp. Cùng đó, trong CTGDPT mới có thêm 2 môn học bắt buộc là Ngoại ngữ, Tin học thì việc bổ sung GV ở hai bộ môn này là tất yếu. Trong yêu cầu tinh giản biên chế hiện nay thì đây là vấn đề không dễ giải quyết trong "một sớm một chiều", trong khi thời gian chuẩn bị sắp kết thúc.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giải bài toán đội ngũ - Hình 2


Chất lượng đội ngũ GV quyết định thành công đổi mới GD. Ảnh: Đức Trí

Giáo viên - yếu tố quyết định của CTGDPT mới

Rõ ràng, để thực hiện tốt việc đổi mới CTGDPT, các địa phương cần có cách tháo gỡ hiệu quả về số lượng và chất lượng đội ngũ.

Trưởng phòng GD&ĐT Lập Thạch - Vĩnh Phúc cho biết: Đối với đội ngũ GV, chúng tôi xác định cần bồi dưỡng cho họ về đổi mới tư duy, chú trọng tới trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, hệ thống hóa lại kiến thức, kỹ năng liên quan đến các môn tích hợp trên cơ sở phát triển các năng lực nền tảng. Mặt khác, thực hiện bồi dưỡng đạo đức nhà giáo có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn giỏi để phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới CTGDPT. Bên cạnh đó, Phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp GV hàng năm.

Đối với đội ngũ CBQL, được xác định với nhiều trọng trách nên trong quá trình bồi dưỡng sẽ chú trọng tới trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý cũng được đặc biệt quan tâm về khả năng xây dựng chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài chính, hệ thống thông tin quản lý giáo dục, phát triển năng lực nghề nghiệp, năng lực tổ chức thực hiện và phát triển CT... để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Để bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL chuẩn bị đổi mới CT, SGK PT mới từ năm học 2020 - 2021, ngành GD-ĐT Đắk Lắk đã xác định hàng loạt giải pháp trọng tâm. Từ việc nâng cao trách nhiệm CBQL đến thực hiện bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL...

Trên cơ sở đánh giá chuẩn hiệu trưởng và chuẩn GV hàng năm, ngành GD-ĐT xây dựng chương trình bồi dưỡng CBQL phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm bổ sung những nội dung còn yếu, chưa được bồi dưỡng... để mỗi CBQL phải đạt theo các tiêu chuẩn quy định. Triển khai thực hiện đầy đủ, có chất lượng những nội dung bồi dưỡng chuẩn bị đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông theo Kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk nhấn mạnh sẽ tiếp tục làm tốt công tác điều tra, thống kê nhu cầu vị trí việc làm ở các cơ quan, đơn vị toàn tỉnh để đăng ký chỉ tiêu đào tạo sau ĐH, ĐH, CĐ một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra.

Đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT mới, chuẩn bị đội ngũ GV và CBQL bảo đảm về số lượng và chất lượng là công việc tất yếu của mỗi địa phương. Về phía Bộ GD&ĐT cũng đã cùng địa phương gỡ khó bài toán đội ngũ GV đã báo cáo Chính phủ về đề xuất định biên cho ngành GD khi thực hiện CT mới. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ thực hiện và Bộ Nội vụ đã có Công văn số 1495/BNV - TCBC về việc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố rà soát bổ sung biên chế sự nghiệp cho ngành GD và y tế để có phương án giao bổ sung trong thời gian tới...

Đức Trí

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa: Người mẹ ngã quỵ trong tang lễ cô gái tử vong vì "quái xế" tại Hà Nội
18:49:24 04/11/2024
Vụ cô gái bị nhóm "quái xế" tông tử vong: Ca sĩ Erik gửi vòng hoa tiễn biệt người bạn thân
19:43:58 04/11/2024
Diệu Nhi đã sinh con thứ 2?
20:53:10 04/11/2024
Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
18:12:28 04/11/2024
Bắt gặp cặp sao "phim giả tình thật" tại nước ngoài, đang bí mật chuẩn bị cho đám cưới khủng nhất showbiz?
21:40:11 04/11/2024
Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
NSND Minh Châu khóc nghẹn khi nhắc đến diễn viên Quốc Tuấn
19:28:57 04/11/2024
Bức ảnh chụp trong một đám cưới bất ngờ gây tranh cãi MXH: Vui thôi đừng vui quá!
19:29:20 04/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid khiến Vinicius bẽ mặt

Sao thể thao

23:02:16 04/11/2024
Real Madrid sớm biết việc Vinicius Jr không thắng giải Quả bóng vàng 2024 từ vài ngày nhưng đợi đến giờ chót mới thông báo cho cầu thủ.

Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi

Nhạc việt

22:47:12 04/11/2024
Sau concert thành công tại TP. HCM, show Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai hứa hẹn 1 đêm hoành tráng không kém tổ chức ở Hà Nội.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh

Sao việt

22:30:45 04/11/2024
Thời điểm đang điều trị ung thư ở cổ họng, nghệ sĩ Hoài Linh bị mất giọng. Nhưng thời điểm đó đúng dịp Tết, sợ bà con vùng sâu vùng xa thất vọng vì bất cứ lý do nào đó nên nghệ sĩ Hoài Linh vẫn quyết định đi diễn.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"

Tv show

22:17:14 04/11/2024
Mới đây, tại chương trình Nhà có khách, ca sĩ Quách Tuấn Du đã chia sẻ lý do mặc đồ vô gia cư rách rưới, đi lang thang ngoài đường phố.

Thái Lan triển khai dự án 'xổ số hưu trí' tiết kiệm từ năm 2025

Thế giới

22:01:08 04/11/2024
Cụ thể, nếu một người 62 tuổi mua xổ số hưu trí, người đó sẽ phải đợi đến năm 72 tuổi mới được lấy lại tiền. Nếu người mua qua đời trước thời hạn 10 năm, số tiền đầu tư vào xổ số hưu trí sẽ được trao lại cho người thừa kế.

"Nữ hoàng Vpop" gia nhập trend của Rosé (BLACKPINK): Visual U50 đã làm lu mờ tất cả sự "vô tri"

Nhạc quốc tế

21:58:51 04/11/2024
Sinh năm 1981, dù đã cán mốc 43 tuổi nhưng nữ hoàng Vpop Mỹ Tâm vẫn không ngừng cập nhật các xu hướng giới trẻ mới nhất dù có hơi trễ so với giới trẻ một chút!

Người tạo nên Michael Jackson qua đời

Sao âu mỹ

21:32:43 04/11/2024
Vào ngày 4/11, truyền thông đưa tin huyền thoại của làng nhạc Mỹ Quincy Jones đã qua đời ở tuổi 91. Quincy Jones trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Bel Air, California, Mỹ.

Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

Hậu trường phim

20:18:27 04/11/2024
Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

Netizen

20:14:09 04/11/2024
TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

Uncat

19:51:43 04/11/2024
Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

Pháp luật

19:41:29 04/11/2024
Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.