Hà Nội cứ mưa là ngập, nhưng dự án trạm bơm xây 10 năm chưa xong
Bức xúc vì tình trạng ngập cục bộ sau mưa, đại biểu HĐND TP. Hà Nội đặt vấn đề trách nhiệm khi các dự án trạm bơm, đặc biệt là trạm bơm Yên Nghĩa 10 năm vẫn chưa xong.
Tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND TP.Hà Nội sáng nay 7.7, đại biểu (ĐB) Trần Hợp Dũng nêu: “Hà Nội có nhiều trận mưa gây úng ngập cục bộ. Trong khi trạm bơm Yên Nghĩa chậm thực hiện 10 năm qua, đây có phải nguyên nhân gây úng ngập cho khu vực phía Tây của thành phố, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào?”
ĐB Trần Hợp Dũng đặt câu hỏi việc chậm triển khai trạm bơm Yên Nghĩa có phải nguyên nhân gây úng ngập cục bộ cho khu vực phía Tây Hà Nội hay không. Ảnh XUÂN HẢI
Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, dự án xây dựng trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được TP.Hà Nội phê duyệt từ năm 2013, sau đó qua 2 lần phê duyệt điều chỉnh thực hiện đến 2021, nên dự án “không phải chậm 10 năm mà hiện chậm 6 tháng”.
Ông Mỹ cho biết, cùng 3 dự án trạm bơm khác gồm Liên Mạc, Yên Thái, Đào Nguyên, trạm bơm Yên Nghĩa sẽ tiêu thoát lũ cho 18.000 ha khu vực phía Tây Hà Nội. Tuy nhiên so với công suất thiết kế, hiện mới chỉ tiêu thoát được 1.200 m 3/s, tiêu úng được cho 6.000 ha.
“Việc ngập úng của Hà Nội một phần do trạm bơm Yên Nghĩa, nhưng không phải nguyên nhân chính, nguyên nhân còn do 3 trạm bơm Liên Mạc, Yên Thái, Đào Nguyên chưa xây dựng được, vì thế công suất thiết kế mới đạt khoảng 40 – 50%”, ông Mỹ nói.
Video đang HOT
Ngắt phần trình bày khá dài của Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn hỏi: “Dự án đang chậm, vậy bao giờ thì cam kết xong, giám đốc Sở đừng nói về công suất nữa”.
Ông Chu Phú Mỹ trả lời: vướng mắc của dự án còn lại khoảng 30%, do giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó Q.Hà Đông mới bàn giao được hơn nửa diện tích đất. Nguyên nhân do khó xác định nguồn gốc đất, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật khó khăn. Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với quận, nếu xong GPMB, cam kết 6 tháng xây dựng xong.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT cho rằng, cùng với trạm bơm Yên Nghĩa, 3 dự án trạm bơm khác chưa được triển khai là nguyên nhân gây úng ngập. Ảnh XUÂN HẢI
Thông tin thêm về GPMB, bà Cấn Việt Hà, Chủ tịch UBND Q.Hà Đông, cho biết quận đã GPMB xong 20,5 ha, đạt 66,7%, hiện còn 10,24 ha liên quan đến các tổ chức, hộ gia đình. Nhiều gia đình không nhận tiền hỗ trợ, hoặc chứng nhận quyền sử dụng khó xác định. Tiến độ GPMB chậm 6 tháng, nguyên nhân do tồn tại lịch sử của công tác quản lý đất đai các thời kỳ, khó xác minh nguồn gốc đất; giá cả thị trường bất động sản liên tục biến động nên người dân không đồng thuận, liên tục có đơn thư khiếu kiện; do dịch bệnh…
Sau khi bị Chủ tịch HĐND TP truy trách nhiệm, bà Hà thừa nhận: “Quận xác định chậm GPMB là trách nhiệm của quận, chúng tôi đã xác định phương án cưỡng chế, cam kết bàn giao 85% diện tích vào quý 3/2022, hết 2022 bàn giao 100%”.
Báo cáo thêm với HĐND TP, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, dự án được phê duyệt từ năm 2013, qua 2 lần điều chỉnh vào năm 2019 và 2021, thời gian thực hiện sẽ đến hết năm 2022. Dự án đã xong phần trạm bơm, chỉ còn vướng tại kênh dẫn nước La Khê, vướng mắc mặt bằng thuộc khu vực Q.Hà Đông.
“Nguyên nhân chậm trách nhiệm trước hết thuộc về Sở NN-PTNT và H.Hoài Đức, Q.Hà Đông. Việc xây dựng chậm ảnh hưởng một phần tiêu thoát úng cho khu vực phía tây thành phố. Sau mấy trận mưa lớn vừa rồi, TP.Hà Nội đã chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu khơi thông kênh La Khê, đảm bảo cho tiêu thoát nước”, ông Quyền nói.
Liên quan đến dự án trạm bơm Liên Mạc, ĐB Phạm Hải Hoa hỏi: theo chủ trương phê duyệt, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2018 – 2020, nhưng vì sao tới nay vẫn chưa triển khai?
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết đây là dự án rất quan trọng, tiêu thoát nước cho khu vực nội đô và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức. Hiện Sở đã đang xây dựng chủ trương đầu tư trình TP, dự kiến thời gian triển khai từ 2022 – 2026 sẽ xong.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, HĐND TP sẽ tập trung vào 2 nhóm vấn đề đang được cử tri và nhân dân quan tâm. Thứ nhất là việc thúc đẩy các dự án đầu tư, nhóm vấn đề này từng được giám sát, chất vấn tại kỳ họp thứ 3 cuối năm 2021, tuy nhiên kết quả chưa cao, chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án còn chậm ở nhiều loại hình công trình, ở cả vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn ngoài ngân sách, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thứ hai, HĐND TPHà Nội sẽ chất vấn về công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý của Nhà nước trên địa bàn.
Phê duyệt khung chính sách bồi thường dự án nâng cấp đường sắt Hà Nội - Vinh
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh chỉ đạo thực hiện khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.
Tại Công văn số 539/TTg-CN ngày 24/6, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, UBND các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục rà soát, chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin và số liệu; chỉ đạo thực hiện khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh có địa điểm xây dựng qua địa phận các tỉnh (thành phố): Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Phạm vi dự án có có điểm đầu tại ga Hà Nội (Km000 000), điểm cuối tại ga Vinh (Km319 202), với tổng chiều dài khoảng 319km nhưng không bao gồm các hạng mục đã được đầu tư trong dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh sử dụng vốn trung hạn 2016-2020.
Dự án có giá trị tổng mức đầu tư dự kiến hơn 854 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Thời gian dự kiến thực hiện dự án trong 3 năm, giai đoạn 2022-2025.
Về quy mô, dự án cải tạo, nâng cấp 10 cầu yếu; nâng cấp kiến trúc tầng trên (thay ray, tà vẹt, đá ba lát...) 8 đoạn, chiều dài khoảng 24km; cải tạo bình diện tại 7 vị trí có bán kính đường cong nhỏ, chiều dài khoảng 7km; xây dựng cầu đường bộ trên Quốc lộ 45 vượt đường sắt tại vị trí đường ngang tại Km187 950 để xử lý điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Chủ đầu tư HDMon Group bàn giao sổ hồng căn hộ The Zei Sáng ngày 19/6/2022, chủ đầu tư HDMon Group đã chính thức bàn giao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ The Zei (gọi tắt là sổ hồng) đợt đầu tiên cho khách hàng sở hữu căn hộ cao cấp thuộc dự án The Zei, 8 Lê Đức Thọ, Hà Nội. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu tính pháp lý cao...