Hà Nội: Công bố khu vực và nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2018 – 2019. Theo đó, toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh, mỗi học sinh có 2 nguyện vọng dự tuyển vào trường THPT công lập.
12 khu vực tuyển sinh
Khu vực tuyển sinh (KVTS) 1 gồm các quận Ba Đình, Tây Hồ.
KVTS 2 gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.
KVTS 3 gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
KVTS 4 gồm quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
KVTS 5 gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
KVTS 6 gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
KVTS 7 gồm các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện Hoài Đức, Đan Phượng.
KVTS 8 gồm huyện Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
KVTS 9 gồm các huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
Video đang HOT
KVTS 10 gồm quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ và huyện Thanh Oai.
KVTS 11 gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên.
KVTS 12 gồm các huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức.
Các trường hợp không theo khu vực tuyển sinh
Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 – 2019 của Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh có hộ khẩu thường trú hoặc bố, mẹ có hộ khẩu thường trú ở KVTS nào, được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập của KVTS đó.
Các trường hợp không theo KVTS, gồm: học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp chuyên tại các trường THPT chuyên và 6 trường THPT có lớp chuyên; học sinh đăng ký dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập; học sinh đăng ký dự tuyển 1 nguyện vọng vào lớp 10 không chuyên của trường THPT Chu Văn An hoặc Trường THPT Sơn Tây, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo KVTS quy định.
Học sinh thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội
Học sinh đăng ký dự tuyển học tiếng Đức (ngoại ngữ 2, hệ 7 năm) tại Trường THPT Việt Đức, nguyện vọng còn lại phải đăng ký theo KVTS quy định. Học sinh đăng ký dự tuyển học ngoại ngữ tiếng Pháp, tiếng Nhật vào các trường có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật; học sinh đăng ký dự tuyển học chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài vào các trường có đào tạo chương trình này.
Việc đổi KVTS gồm những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các KVTS, hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú,… hướng dẫn nêu rõ, học sinh được phép đổi KVTS với điều kiện: 2 nguyện vọng vào 2 trường THPT công lập phải ở trong cùng một KVTS có đơn xin đổi KVTS (theo mẫu), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận.
Mỗi học sinh có 2 nguyện vọng
Khi đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập, mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Hai nguyện vọng này phải trong cùng 1 khu vực tuyển, trừ 2 trường hợp: có 1 trong 2 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 không chuyên Trường THPT Chu Văn An, hoặc Trường THPT Sơn Tây; có 1 trong 2 nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 học tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức tại các trường THPT có dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức.
Học sinh muốn nhập học tại trường đăng ký nguyện vọng 2 phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn của trường ít nhất 1,5 điểm. Học sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường chỉ nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 1, không nhận học sinh đăng ký nguyện vọng 2.
Hướng dẫn của Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội cũng nêu rõ, học sinh được thay đổi nguyện vọng dự tuyển (Ảnh: Minh họa)
Đối với lớp 10 trường THPT công lập tự chủ tài chính và lớp 10 trường THPT ngoài công lập, trường hợp học sinh muốn dùng kết quả thi để dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính, hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án dùng kết quả thi tuyển kết hợp với xét tuyển, thì học sinh phải tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 7/6 tới để có điểm xét tuyển mới được xét tuyển vào trường.
Nếu chỉ xét tuyển vào trường THPT tự chủ tài chính, hoặc THPT ngoài công lập (không xét tuyển vào trường THPT công lập), trong “phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2018 – 2019″, học sinh đăng ký như sau: mục nguyện vọng 1, ghi tên một trường THPT công lập để được dự thi; mục nguyện vọng 2, ghi “NCL” bằng chữ in hoa.
Được thay đổi nguyện vọng dự tuyển
Trường hợp học sinh dự tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc THPT ngoài công lập tuyển sinh theo phương án chỉ xét kết quả học lực ở cấp THCS, học sinh nộp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển tại trường THPT công lập tự chủ tài chính hoặc trường THPT ngoài công lập; mẫu đơn đăng ký dự tuyển do các cơ sở giáo dục này phát hành.
Hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nêu rõ, học sinh được thay đổi nguyện vọng dự tuyển. Cụ thể, ngày 19.5 tới, Sở này sẽ công bố công khai số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT tại các phòng GD-ĐT, Cổng thông tin điện tử của Sở,… và trên các báo. Học sinh muốn thay đổi nguyện vọng dự tuyển nộp đơn (theo mẫu) tại các Phòng GD-ĐT trong 2 ngày: 20 và 21/5.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Lưu ý với học sinh thi vào lớp 10 các trường THPT Chuyên trên địa bàn Hà Nội
Ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi Kiểm định Chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết về việc đăng ký vào các lớp chuyên trong một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội.
Ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định Chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội)
"Hà Nội chỉ có lớp chuyên Ngoại ngữ thuộc trường chuyên hoặc trường có lớp chuyên, đó là những trường: THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây.
Để dự thi vào lớp chuyên Anh của những trường này, học sinh phải dự thi những môn sau: Môn Toán và môn Ngữ văn thi cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên; Môn Ngoại ngữ (điều kiện); Môn Tiếng Anh chuyên".
Ông Toản cũng lưu ý: "Riêng trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam chỉ có các lớp chuyên. Để được dự tuyển vào trường này, học sinh phải có đủ các điều kiện sau: Đúng độ tuổi theo quy định; Học sinh hoặc cha mẹ cháu có hộ khẩu thường trú ở Hà Nội; Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên; Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên".
Chia sẻ thêm về kỳ thi vào lớp 10 năm nay, ông Toản cho biết:
Năm nay, mặc dù số học sinh thi vào lớp 10 ở Hà Nội tăng nhưng thành phố vẫn đảm bảo khoảng 60% số học sinh tuyển vào các trường THPT công lập. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã giao tăng chỉ tiêu, bổ sung thêm lớp, xây dựng thêm trường, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh.
Về việc chọn trường cho học sinh, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khuyên các bậc cha mẹ chọn trường phù hợp với năng lực của con: "Hiện nay, trên địa bàn thành phố, có rất nhiều trường ngoài công lập chất lượng như: MariCuri, Lương thế Vinh, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Siêu, Phương Nam, Lômônôxốp, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... Phụ huynh có thể tùy theo sức học của học sinh, tham khảo thêm điểm chuẩn những năm gần đây của các trường để lựa chọn trường phù hợp".
Năm học 2018 - 2019, thành phố mở rộng phương thức tuyển sinh cho các trường ngoài công lập, đó là: Ngoài phương thức xét tuyển dựa vào điểm xét tuyển của học sinh tham dự kỳ thi ngày 7/6/2018, các trường ngoài công lập có thể lựa chọn phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS. Có nghĩa là, học sinh có thể không cần dự thi vào ngày 7/6 mà vẫn được tuyển vào trường ngoài công lập.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai.vn
9 điểm mới về tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh 9 điểm mới trong công tác tuyển sinh lớp 10 năm học 2018-2019 tại Hà Nội. Ảnh minh họa/internet 1. Về phương thức tuyển sinh: Giữ nguyên phương thức "thi tuyển kết hợp với xét tuyển" để tuyển sinh vào các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố. Tuyển sinh vào các trường THPT công...