Hà Nội còn “nợ” 13.887 sổ đỏ sau dồn điền đổi thửa
Đến nay, Thành phố Hà Nội có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên đên nay, thanh phô vân con hàng nghìn trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa.
Chiều nay (8.8) tại cuộc họp báo thường kì của Thành ủy Hà Nội, đại diện Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới và Sở NN& PTNT Hà Nội đã có báo cáo về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Bà Hoàng Thị Huyền, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tại cuộc họp báo. Ảnh: Đình Việt
Theo bà Hoàng Thị Huyền, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, trong 6 tháng đầu năm 2017 sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng, giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản tăng 2,25%; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 18.631 nghìn tỷ đồng, tăng 2,85% so với cùng kỳ, trong đó trồng trọt tăng 3,36%, chăn nuôi tăng 1,78%, thủy sản tăng 5,5%.
Về kết quả xây dựng nông thôn mới, đến nay, thành phố Hà Nội có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Ngoài ra, có 255/386 xã được UBND TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 – 18 tiêu chí (tăng 6 xã so với quý I/2017), còn 38 xã đạt và cơ bản đạt 10 -14 tiêu chí.
Ông Chu Phú Mỹ – Gám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội cho biêt, măc du đat đươc nhiêu thanh tưu nhưng việc xây dựng nông thôn mới cua Thu đô vân co nhưng kho khăn riêng. Ảnh: Đình Việt
Video đang HOT
Cũng theo bà Huyền, trong năm 2017 các huyện, thị xã và các xã tiếp tục tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội; đường làng, ngõ xóm, hệ thống thoát nước được kiên cố cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương cấp 3 đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nâng cấp và xây mới các trường học đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập tại các địa phương; xây dựng mới và sửa chữa, mua sắm các thiết bị cho các nhà văn hóa thôn đảm bảo sinh hoạt cộng đồng; cải tạo, nâng cấp, xây xựng mới các trạm y tế …
Trả lời câu hỏi, khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội là gì, ông Chu Phú Mỹ – Gám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất còn thiếu; nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới chủ yếu vẫn là nguồn lực từ ngân sách nhà nước.
Việc cấp giấy chứng nhận quyên sư dung đât sau dồn điền đôi thửa cho các hộ nông dân sẽ được TP. Ha Nôi hoàn thành trong quý III/2017.
Theo ông Mỹ, công tác đấu giá đất ở một số địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều, đặc biệt là huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân.
Ngoài ra, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội còn cho biết, hiện nay vẫn còn 13.887 trường hợp của 12 huyện, thị xã chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sư dung đất sau dồn điền đổi thửa. Đây là những trường hợp khó khăn, vướng mắc do chủ đất không hợp tác kê khai, người đứng tên giấy chứng nhận không có mặt tại địa phương, chủ đất đã chết, trong gia đình chưa thỏa thuận được di sản thừa kế, tranh chấp khiếu kiện không có giấy tờ…
Sơ NNPTNT Ha Nôi cung cho biêt, theo kê hoach việc cấp giấy chứng nhận quyên sư dung đât sau dồn điền đôi thửa cho các hộ nông dân sẽ được hoàn thành trong quý III/2017.
Theo Danviet
Hậu dồn điền, đổi thửa tại Hà Nội: Hàng nghìn m2 đất "bốc hơi"
Sau khi dồn điền đổi thửa (DĐĐT), hàng trăm hộ dân ở xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) bỗng rơi vào cảnh thiếu đất so với diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Nhiều nhà thiếu vài trăm m2, thậm chí hàng chục nhà thiếu tới hàng nghìn m2.
Hướng dẫn một đường, làm một nẻo
Ngày 11.12.2009 huyện Sóc Sơn đã ra Đề án 178/ĐA-UBND về việc chỉ đạo, hướng dẫn việc DĐĐT, xây dựng NTM, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các địa phương. Song khi thực hiện, lãnh đạo xã Tân Dân lại không bám sát vào đề án và các hướng dẫn của UBND TP.Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn mà tự ý chiều theo sự "chỉ đạo" của thôn, lấy "nghị quyết thôn" để thực hiện việc DĐĐT. Chính việc làm này đã khiến hàng trăm hộ dân mất đất, hộ ít thì vài trăm m2, hộ nhiều vài nghìn m2.
Lãnh đạo UBND xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) cho rằng việc thực hiện DĐĐT là do tiểu ban DĐĐT thôn Ninh Cầm, xã chỉ thực hiện theo "nghị quyết" của thôn là chưa thỏa đáng. (Ảnh: V.T)
"Việc người dân phản ánh thiếu hàng nghìn m2 đất sau khi DĐĐT, xã sẽ cho cán bộ rà soát lại và thông tin cho báo chí sau". Ông Nguyễn Văn Long -
Chủ tịch UBND xã Tân Dân
Ông C.V.T (xin giấu tên, SN 1967, thôn Ninh Cầm) cho biết, năm 1998 gia đình ông được UBND huyện Sóc Sơn cấp sổ đỏ sử dụng 2.925m2 đất nông nghiệp. Năm 2009, huyện thu hồi 192m2 đất để làm trường mầm non của xã, sau đó gia đình ông được chú ruột tặng cho 192m2 đất.
Việc cho tặng này đã được UBND xã Tân Dân chứng thực ngày 17.7.2009. Như vậy, sau khi bị thu hồi, diện tích đất nông nghiệp mà gia đình ông T được sử dụng canh tác vẫn là 2.925m2.
Sau khi thực hiện việc DĐĐT, lãnh đạo thôn Ninh Cầm và UBND xã Tân Dân đã giao lại diện tích đất nông nghiệp cho gia đình ông. Việc giao đất này được thể hiện trong "biên bản xác nhận việc giao ruộng sau DĐĐT do thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân lập". Tuy nhiên, biên bản này gia đình ông thiếu tới 159m2 đất.
Làm theo "luật thôn"?
Ông Ngô Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân cho biết: "Chúng tôi vẫn biết sổ đỏ đất nông nghiệp của người dân đã được Nhà nước cấp là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc chia lại ruộng đất là do hội nghị của thôn họp bàn và quyết định. Xã chỉ "làm theo" nghị quyết của thôn thôi!".
Hàng trăm hộ dân thôn Ninh Cầm, xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) thiếu hàng trăm, thậm chí cả nghìn m2 đất, trong khi đó hàng chục hộ lại thừa hàng trăm m2 đất, gây bức xúc trong nhân dân. (Ảnh: V.T)
Ông Bình giải thích thêm, khi tiến hành cấp sổ đỏ đất năm 1993, có nhiều việc chưa đúng. Cụ thể người dân kê khai diện tích đất tăng lên nhiều so với diện tích đất thực tế và có nhiều hộ nhân khẩu nhận đất cũng không đúng.
Theo tìm hiểu của PV, khi hướng dẫn các địa phương thực hiện việc DĐĐT, UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành Đề án 178/ĐA-UBND ngày 11.12.2009 chỉ đạo rõ các nguyên tắc khi DĐĐT. Đối chiếu với việc thực hiện DĐĐT do UBND xã Tân Dân đã triển khai, có rất nhiều điểm sai lệch.
Cụ thể như theo nguyên tắc số 5 trong đề án: Việc chuyển đổi ruộng đất không đồng nghĩa với việc xem xét chia lại ruộng đất, vì thế phải tuân theo nguyên tắc "Sinh không tăng, tử không giảm". Điều này có nghĩa là không được chia lại diện tích đất nông nghiệp của người dân.
Theo Danviet
Báu vật giếng Chăm cổ xứ Đoài Những giếng cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được sử dụng và được coi như tài sản quý của người dân xứ Đoài (Sơn Tây cũ, nay thuộc Hà Nội). Giếng nằm rải rác ở nhiều thôn xóm, có chiếc nằm ven đường, có chiếc ẩn giấu trong đình làng nhưng có điểm chung đều ám màu thời gian vì tuổi đã hơn...