Hà Nội có thêm 1 hệ thống trường quốc tế
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định cho phép thành lập Trường THCS&THPT Dewey, Trường tiểu học Deway và Trường Mầm non Hoa Anh Đào Montessori.
Trường Deway
Đây là các trường nằm trong hệ thống giáo dục Dewey, Công ty TNHH Giáo dục Edusmart Tây Hồ. Các trường này có trụ sở tại ô đất H3-LC, khu đô thị Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, các Trường THCS&THPT Deway, Trường tiểu học Deway và Trường Mầm non Hoa Anh Đào Montessori được tổ chức và hoạt động tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, quy định của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội đối với cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài; trường chịu sự chỉ đạo, quản lí nhà nước và quản lí chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Theo đại diện trường Dewey, chương trình học của nhà trường được xây dựng để nâng cao kiến thức và các kỹ năng cho học sinh thông qua việc áp dụng các mô hình tư duy thiết kế, sáng tạo và hợp tác. Chương trình học chú trọng đảm bảo năng lực song ngữ Anh-Việt cho học sinh, trang bị cho các em có đủ kỹ năng để thành công khi học tại các trường đại học Việt Nam và nước ngoài.
Video đang HOT
Tại Dewey, có 4 chương trình học được thiết kế để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, bao gồm Chương trình nâng cao Dewey, Chương trình Song ngữ Dewey, Chương trình Adventure và Chương trình Journey. Ngoài ra học sinh sẽ có cơ hội tham gia chương trình trải nghiệm học tập, văn hóa tại Mỹ.
Áp lực tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM
Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp năm học 2021-2022 tại các quận, huyện không thay đổi nhiều so với năm trước, áp lực vào các lớp đầu cấp sẽ không giảm
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo nhiều phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) tại TP HCM cho biết theo thống kê ban đầu, số lượng học sinh (HS) trong độ tuổi đến trường của năm học này không chênh lệch nhiều so với các lớp tốt nghiệp ra trường. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh tại một số trường theo mô hình tiên tiến vẫn giữ nguyên, thậm chí giảm so với năm trước.
Số trẻ vào lớp 1 sẽ tăng
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, cho biết hiện quận đang làm thống kê, số liệu còn cập nhật nhưng dự kiến năm học này chỉ tiêu tuyển sinh tại quận tương đương năm học trước. Quận Bình Tân là một trong những quận gặp sức ép lớn về tuyển sinh đầu cấp, nhất là bậc tiểu học, do tốc độ tăng dân số hằng năm, mỗi năm gồng gánh đến 65% dân nhập cư. Ở năm học trước, quận Bình Tân tăng hơn 4.000 HS với số trẻ vào lớp 1 là 14.160 HS, trong khi đó ở bậc THCS chỉ có 5.400 HS tốt nghiệp lớp 9 nhưng có đến 8.400 HS vào lớp 6.
Một số quận khác cũng trong tình trạng thấp thỏm vì tình trạng dân nhập cư tăng hằng năm. Điển hình như quận 12, đây là quận mỗi năm dao động từ 9.000-12.000 HS vào lớp 1 (mỗi năm tăng trung bình 3.000 HS). Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 12, cho biết trong nhiều năm, tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày tại quận rất thấp. Năm học 2018-2019 chỉ có 20% HS tiểu học được học 2 buổi/ngày, trong khi bậc THCS là 10%, đến năm 2019-2020 tăng lên 15% ở bậc THCS.
Dân số cơ học mỗi năm một tăng, tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày giảm, trong khi năm học 2021-2022, tiếp tục là năm thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo lãnh đạo các phòng GD-ĐT, các trường đã phải xoay xở đủ kiểu để đáp ứng yêu cầu chương trình. Tại quận 12, một số trường học đủ khả năng tổ chức học 2 buổi/ngày đã nâng sĩ số lên 45-50 HS/lớp. Nơi nào không đủ phòng để tổ chức học 2 buổi/ngày, cũng không thể nâng sĩ số thì tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ bảy.
Tại quận Bình Tân, để bảo đảm đủ chỗ học cho tất cả HS trên địa bàn, quận tổ chức cho 32% HS lớp 1 học 2 buổi/ngày như các năm trước, còn lại học 6 buổi/tuần, tức học cả thứ bảy, để bảo đảm yêu cầu về số tiết học theo chương trình mới.
Học sinh vào lớp 1 tại TP HCM năm nay sẽ tăng ở nhiều quận, huyệnẢnh: Tấn Thạnh
Giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường điểm
Theo hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 1, thời điểm này đã có nhiều phụ huynh tìm hiểu thông tin và muốn xin cho con vào trường. Tuy nhiên, việc tuyển sinh phải theo quy định của UBND quận. Mặt khác, trong nhiều năm, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 1 tại trường không tăng, được xác định dựa trên số HS lớp 5 tốt nghiệp ra trường. Do vậy, vẫn giữ nguyên 6 lớp 1, sĩ số 35 HS/lớp.
"Năm học vừa qua, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều phụ huynh cho con theo học trường quốc tế song không kham nổi tài chính nên muốn xin cho con vào trường công. Nhưng nếu không đáp ứng các quy định tuyển sinh thì chúng tôi cũng không dám nhận" - vị này cho biết.
Tại quận 1, trước áp lực tuyển sinh vào các trường điểm, hằng năm UBND quận này yêu cầu siết chặt các hồ sơ trái tuyến hoặc những trường hợp có hộ khẩu tập thể. Cụ thể, đối với tuyển sinh lớp 1, các trường hợp hộ khẩu tập thể (có sổ hộ khẩu, giấy khai sinh lập tại các phường của quận 1) hoặc nhập hộ khẩu... thì Ban Chỉ đạo xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục quận 1 sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp để phân tuyến về các trường còn khả năng tiếp nhận.
Không chỉ các trường tại khu vực quận 1 giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh, những trường theo mô hình tiên tiến tại một số quận, huyện theo dự kiến cũng giữ nguyên chỉ tiêu so với năm trước. Theo một phó phòng GD-ĐT phụ trách tiểu học, những trường theo mô hình tiên tiến dù đóng mức học phí cao hơn các trường nhưng phụ huynh vẫn mong muốn cho con được vào, lý do là các trường này phải giữ sĩ số chuẩn là 35 HS/lớp theo yêu cầu của mô hình; ngoài ra còn được học 2 buổi và các chương trình tiếng Anh cần thiết. Khi tuyển sinh vào những trường này, không yêu cầu HS phải cư trú tại địa bàn phường đó, miễn có hộ khẩu trong quận nhưng vì số HS đáp ứng yêu cầu như trên quá đông, nên hằng năm các trường đều phải đưa ra chỉ tiêu HS có hộ khẩu thường trú từ 5 năm trở lên mới được tiếp nhận.
Tuyển sinh đầu cấp tại TP Thủ Đức ra sao?
Ngày 24-1, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một cán bộ Sở GD-ĐT TP HCM cho biết trên nguyên tắc, các quy định về tuyển sinh các lớp đầu cấp do UBND các quận, huyện quy định nhưng về cơ bản, năm học 2021-2022, tuyển sinh tại TP Thủ Đức vẫn giữ ổn định như các năm, đó là HS được phân tuyến theo địa bàn như trước đây. Đối với tuyển sinh lớp 10 cũng không có sự xáo trộn hay thay đổi gì. "Chỉ thay đổi về mặt hành chính chứ không thay đổi các quy định về tuyển sinh" - vị này cho biết.
Đảm bảo quyền lợi học sinh khi dừng chương trình nước ngoài Liên quan việc 4 trường quốc tế phải dừng chương trình nước ngoài (được Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm trước đây) từ năm học 2021-2022 theo đề nghị của UBND TPHCM, Báo SGGP tiếp tục ghi nhận ý kiến các bên liên quan để làm rõ hơn vấn đề này. Ảnh minh họa Chuyển đổi theo lộ trình phù hợp Theo một...