Hà Nội có nhiều sáng kiến, tiên phong, đổi mới trong dạy học
Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trong chuyến kiểm tra công tác dạy học tại Hà Nội vào chiều 24/9.
Chiều 24/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ cùng lãnh đạo các Vụ bậc học đã kiểm tra thực tế việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 và triển khai chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 tại Hà Nội.
Đoàn đã dự giờ 2 tiết học trực tuyến và trao đổi với giáo viên, học sinh các trường THCS Đống Đa, Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa) để nắm bắt những thuận lợi, khó khăn khi dạy – học theo CT GDPT mới đối với lớp 2, lớp 6 và dạy học trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp khiến dạy học trực tuyến có thể phải kéo dài.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi tại Trường Tiểu học Kim Liên
Thông tin với đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa – ông Nguyễn Hoàng Giáp cho biết, trước những khó khăn của dịch bệnh COVID-19, 83 trường học và 96 nhóm trẻ trên địa bàn quận đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ năm học. Theo chỉ đạo chung của ngành GDĐT thành phố, các nhà trường đã tổ chức dạy học trực tuyến, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo hình thức này, đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Phương án tổ chức dạy học trực tiếp ngay khi dịch được kiểm soát, cũng được các trường sẵn sàng.
Chia sẻ thêm về tình hình dạy học hiện nay của thành phố, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội – Trần Thế Cương cho biết, 100% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT đang dạy học trực tuyến với 100% học sinh tham gia. Phối hợp với các đơn vị liên quan, Sở đã xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch COVID-19 và báo cáo UBND thành phố. Trong những kịch bản này có việc tổ chức cho học sinh lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 ở “vùng xanh” được đến trường học tập.
Đánh giá ngành Giáo dục Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, tiên phong, đổi mới trong công tác giáo dục, đem lại hiệu quả cao mà biểu hiện cụ thể là sự hứng thú của học sinh trong giờ học trực tuyến mà đoàn ngẫu nhiên chọn dự giờ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị tiếp tục phát huy những điểm đạt được đó. Trong một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện, Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn cho học sinh, nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dự giờ tiết học trực tuyến tại Trường THCS Đống Đa
Song song với dạy học trực tuyến, Hà Nội cần tổ chức dạy học trên truyền hình, để học sinh có thêm kênh học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành cần quan tâm tập huấn phương pháp/ kỹ năng dạy học trực tuyến và trên truyền hình cho đội ngũ giáo viên; xây dựng kho học liệu điện tử; huy động nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh việc xây dựng trường học hạnh phúc.
Video đang HOT
Đối với việc dạy học theo CT GDPT 2018, Thứ trưởng đề nghị Sở/Phòng GDĐT và các nhà trường quan tâm bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học/hoạt động giáo dục mới. Khi mỗi thầy cô dạy hiểu đúng, nắm sâu về mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình/môn học mới, biết làm chủ các phương pháp tổ chức dạy học/kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, để linh hoạt vận dụng và sáng tạo; khi đó, hiệu quả, chất lượng dạy học sẽ được đảm bảo và từng bước nâng lên.
Nhìn lại Lễ khai giảng đặc biệt 12 năm trước trong đại dịch cúm A/H1N1
Năm 2009 đại dịch cúm A/H1N1 bùng phát, học sinh lạ lẫm dự lễ khai giảng trong khẩu trang y tế. 12 năm sau, chiếc khẩu trang tiếp tục là vật bất ly thân nhưng hình thức khai giảng đã khác nhiều.
Ngày 4/9/2009 tại Thủ đô, các học sinh Trường THCS Đống Đa đã có một lễ khai giảng trong những chiếc khẩu trang. Thời điểm này đang bùng phát dịch cúm A/H1N1, còn gọi là cúm lợn.
Ngày ấy, chiếc khẩu trang không mấy dễ chịu, gây cảm giác xa cách trong ngày đầu gặp gỡ sau ba tháng hè. Dịch cúm đã tấn công nhiều trường học tại Việt Nam. Từ ngày 7 - 17/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tạm đóng cửa tất cả trường học ở Hà Nội. Ngày 14/8/2009, 9 học sinh của lớp 11 chuyên Toán, Lý trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM dương tính với cúm A/H1N1 và trường này đã bị tạm đóng cửa.
Vẫn là những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, nhưng dịp tựu trường lần này, đồng hành cùng các em còn có những chiếc khẩu trang y tế phòng cúm A/H1N1.
Chiếc khẩu trang y tế còn khá xa lạ đối với các học sinh dự lễ khai giảng thời điểm này. Tính đến thời điểm tháng 9/2009 Việt Nam đã có gần mười nghìn trường hợp nhiễm cúm A/H1N1.
Dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010 đang là thời điểm lây lan mạnh của dịch cúm A/H1N1, chiếc khẩu trang là một giải pháp để bảo đảm an toàn khi tiếp xúc đông người.
Ngày 5/9/2009 sau hơn một năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, học sinh xã Trung Yên (Thạch Thất) bắt đầu đến trường từ rất sớm để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới, đây là một trong những địa danh xa xôi nhất Thủ đô.
Yên Trung trước khi sáp nhập thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình, có tỷ lệ trên 80% người dân tộc thiểu số (dân tộc Mường), 3/4 là hộ nghèo, thời điểm đó Yên Trung là một trong những xã nghèo nhất của Hà Nội.
Cùng nằm trong hệ thống giáo dục của thành phố, nhưng so với trường của những quận nội thành thì còn khoảng cách khá xa về cơ sở vật chất. Trong buổi sáng sớm ngày khai trường, khắp các đường làng ngõ xóm, từng đoàn học sinh đi bộ và tự đi xe đạp đến trường. Ngoài sách vở, các em mang theo cả ghế nhựa để ngồi khi dự lễ khai giảng.
Một em học sinh với chiếc xe đạp mới và chiếc ghế đi dự lễ khai giảng. Thời điểm này đời sống của người dân Yên Trung vẫn rất khó khăn, đường xuống cấp, điện thiếu thốn, phương tiện nghe nhìn vô cùng khó khăn.
Các học sinh của Trường Tiểu học Yên Trung tuy nhỏ tuổi nhưng các em đa số đều sử dụng những chiếc xe đạp của người lớn để đến trường. Cách trung tâm Hà Nội hơn 50km về phía Tây, xã Yên Trung nằm xen giữa những quả đồi, dãy núi; men theo tỉnh lộ 446 khúc khủyu, quanh co.
Tại trường Tiểu học Yên Trung, các học sinh dự lễ khai giảng đều phải đeo khẩu trang.
Các học sinh Trường Tiểu Học Yên Trung được giáo viên phát khẩu trang khi dự lễ khai giảng.
Việc đeo khẩu trang được thực hiện tại các trường học trong dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010 để phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Khi còn thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình), xã Yên Trung là xã miền núi có nền kinh tế thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ngày sáp nhập về Hà Nội, xã vẫn còn một thôn chưa có điện và là xã nghèo nhất Thủ đô. Cả xã chỉ lác đác vài nóc nhà gạch còn phần lớn là nhà tranh vách nứa, nhà sàn đơn sơ.
Những bà mẹ của học sinh lớp 1 đang chăm chú theo dõi lễ khai giảng năm học mới.
Thủ khoa lớp 10 bật mí cách chinh phục những môn học "nằm trong nỗi sợ" Với 57/60 điểm, Trần Tùng Bách đã vượt qua 93.000 thí sinh, chính thức trở thành Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2021. Từ môn học ghét nhất trở thành yêu thích nhất, môn Ngữ văn như một "ẩn số" đối với chàng Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội. Bí quyết...